tương quan lực lượng Mỹ-Trung

Kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa và năng suất lao động giảm 10%. Đồng thời, nợ công đã tăng gấp 8 lần, đạt mức 335% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2020. Trung Quốc không có nhiều hy vọng sẽ đảo ngược được những xu hướng này, vì trong 30 năm tới, nước này sẽ mất đi 200 triệu người trong độ tuổi lao động và có thêm 300 triệu người già.

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Theo quan điểm của Phó Giáo Sư Beckley, mặc dù kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã để lại những dấu ấn rất đậm nét trong việc trấn áp nội bộ cũng như gây hấn với bên ngoài, nhưng sự hung hăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước trong những năm gần đây phần lớn không đến từ hành vi cá nhân của ông Tập, mà là kết quả của quá trình ĐCSTQ nhận thức được nước này đang bị đặt trong một tình thế khó khăn, đồng thời cố gắng vẫy vùng để thoát khỏi cục diện này. Beckley cũng chỉ ra rằng, việc ĐCSTQ đồng thời tạo thù trong lẫn giặc ngoài không phải chỉ mới xuất hiện kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền mà đã tồn tại từ trước đó, và nó xuất hiện cùng lúc với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.

Chiến hạm Úc, Mỹ và Nhật Bản tập trận chung tại biển Philippines, ngày 21/7/2020. Ảnh: US Navy

Nhìn lại quan hệ Mỹ-Trung năm 2020

Từ nhiều năm qua, dư luận đặc biệt chú ý đến tương quan toàn diện giữa 2 siêu cường Hoa Kỳ (số 1 về kinh tế và quân sự) và Trung Cộng (số 2 về kinh tế và số 3 về quân sự sau Nga).