Ủy Ban về Bắt Giữ Người Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc

Quang cảnh của Human Rights and Alliance of Civilizations Room - nơi diễn ra các phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ảnh: UN

Vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang: “Phán quyết” của Nhóm Công Tác Liên Hiệp Quốc có giá trị gì?

Vì không phải là một cơ chế tài phán chính thức, quan điểm của WGAD không có hiệu lực thi hành đối với quốc gia bị cáo buộc. Điều này đồng nghĩa rằng quốc gia vi phạm không nhất thiết phải có bất kỳ động thái gì để thay đổi hành vi, tuân thủ hay thực thi nội dung của quan điểm.

Tuy nhiên, giá trị pháp lý của quan điểm này là không thể bàn cãi. Nếu WGAD cho rằng một quốc gia đã vi phạm ICCPR ở một tình huống cụ thể, quan điểm chính thức của WGAD là văn bản có tính thẩm quyền để được các cơ chế tài phán quốc tế khác trích dẫn, như Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ) hay Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu (ECHR).

Ủy Ban về Bắt Giữ Người Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) xác định Hà Nội đã vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ bắt giữ blogger Phan Kim Khánh. Ảnh: gossipela.com

‘Hà Nội vi phạm luật pháp quốc tế’: Ủy ban LHQ

Ủy Ban về Bắt Giữ Người Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention – gọi tắt là UNWGAD) xác định Hà Nội đã vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ bắt giữ blogger Phan Kim Khánh.

Ủy Ban UNWGAD khẳng định Phan Kim Khánh bị bắt giữ chỉ vì đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận, Tổ chức nhân quyền Freedom Now cho biết trong một thông cáo báo chí.