xã hội dân sự

Một người bán ổi trên vỉa hè ở Hà Nội, 27/2/2024. Ảnh: Nguyen Nhac/ AFP/ Getty Images

Một tài liệu mật chứng minh Việt Nam đang dối gạt các đối tác của họ

Chỉ thị mới cho thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất quyết duy trì sự kiểm soát, đàn áp. Và họ lo ngại rằng những ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm suy yếu chế độ độc tài.

Sự hiện hữu của Chỉ thị 24 xoá tan hy vọng rằng các hiệp định thương mại quốc tế sẽ khiến Việt Nam nới lỏng sự kìm kẹp trong nước.

Phong trào xã hội dân sự. Ảnh: Việt Nam Thời Báo

Rise tích cực hỗ trợ phong trào xã hội Việt Nam

Những chính sách về hoạt động xã hội Việt Nam càng bị siết chặt thì lại càng có thêm những con người nhiệt huyết tìm cách thúc đẩy những thay đổi tích cực cho người dân và cộng đồng yếu thế…

Khi những tổ chức xã hội trong nước đi xuống, cũng là lúc những tổ chức quốc tế vào cuộc để tiếp nối và thúc đẩy phong trào. Điểm nhấn trong giới hoạt động xã hội hiện nay là sự xuất hiện của Rise, một NGO tiên phong trong đào tạo, thúc đẩy và liên kết các phong trào dựa vào người dân để mang lại thay đổi xã hội tại Việt Nam.

Hoạt động thắp nhang dưới chân tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn của thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng thường bị giới an ninh ngăn cản, quấy phá. Ảnh: Văn Việt

Bố cáo nhân 10 năm ra đời của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

Tình hình đất nước và thế giới ngày càng thay đổi. Sự ra đời CLB Lê Hiếu Đằng và các tổ chức xã hội dân sự là xu hướng tất yếu của các xã hội tiến bộ, văn minh. Những việc làm của CLB Lê Hiếu Đằng chỉ là bước đầu vô cùng khiêm tốn, nhưng nó gợi ra phương hướng hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong bất kỳ một quốc gia nào muốn tiến tới dân chủ, văn minh và phồn thịnh trong hoà bình, ổn định, tránh được những bất ổn xáo trộn, đổ máu không đáng có.

Dân chúng tại Hà Nội trong một lần mang biểu ngữ “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 9/12/2012. Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images

Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm (cập nhật)

Ngày 19 tháng 1 năm nay (2024), đã trải qua 50 năm, quần đảo Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc. Xét về quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam thì quân Trung Quốc là bọn xâm lược, là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Những quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì chống quân xâm lược Trung Quốc phải được lịch sử Việt Nam dù bất cứ chính quyền nào quản lý, vinh danh như những anh hùng của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược Trung Quốc trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Nắng nóng như thiêu trên diện rộng đã và đang ảnh hưởng rất lớn lên cuộc sống người dân tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Hình minh họa: AFP

Việt Nam: Nếu mọi người được chung sức thì không có thảm kịch thiếu điện

Tuy nắng nóng là do thời tiết khắc nghiệt và ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng cúp điện trên diện rộng làm ảnh hưởng đời sống của hàng triệu người dân đáng lý ra là điều đã có thể khắc phục và tránh được.

…Để giải quyết rốt ráo và thực tiễn, chính quyền phải trả lại quyền tự quản, tức quyền được chung tay góp sức của từng cá nhân, của từng nhóm xã hội dân sự vào nguồn năng lượng cả nước.

Đại diện Việt Nam tại Đối thoại trực tuyến giữa EU và VN vào ngày 12/11/2021. Ảnh: RFA

EU đòi Việt Nam thực hiện các điều khoản của EVFTA về xã hội dân sự

Từ khi DAG Liên Âu được hình hành đầu năm nay, chúng tôi đã nêu lên nhiều trường hợp cá nhân bị đàn áp vì họ liên hệ với EVFTA. Chúng tôi không sống ở Việt Nam, nhưng chúng tôi hiểu rõ những áp lực và ép buộc mà họ phải chịu đựng. Nên chúng tôi đã mạnh mẽ áp lực cho từng trường hợp, áp lực công khai để đòi hỏi mở rộng không gian cho xã hội dân sự, vì chúng tôi nhận thấy đây là chìa khoá thúc đẩy nhà cầm quyền thực hiện các hứa hẹn khi ký kết EVFTA.

Minh họa: Luật Khoa. Ảnh: Reuters

Án lệ Covid-19: Trách nhiệm tham vấn xã hội dân sự khi thay đổi chính sách trong đại dịch

Án lệ ‘Article 39 v. Secretary of State for Education’ là một nền tảng rất tốt để nhận ra rằng khủng hoảng không thể được sử dụng làm bình phong cho sự lạm quyền và những chính sách thiếu cân nhắc quan điểm đa chiều của các chủ thể khác nhau trong xã hội. 

Viện dẫn lý do cần “quyết đoán” để kiểm soát dịch nhanh chóng nhằm loại bỏ quá trình tham vấn này chính là tư duy sai dẫn đến hệ quả là những chính sách lộn xộn, như chúng ta đã thấy tại Việt Nam thời gian qua.

Chương trình giúp đỡ khẩn cấp trong đại dịch: Chút Quà Yêu Thương

Chương trình giúp đỡ khẩn cấp trong đại dịch CHÚT QUÀ YÊU THƯƠNG là một đóng góp nhỏ của Việt Tân vào nỗ lực DÂN GIÚP DÂN, với mong muốn giúp đỡ được phần nào cho những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19.

Nếu bạn cần giúp đỡ hãy nhắn vào hộp thư (inbox) của Facebook Chút Quà Yêu Thương để được hướng dẫn chi tiết làm thế nào để nhận được quà.

Số lượng quà có giới hạn vì vậy “nếu bạn đã đủ, xin nhường cho người khác.” Chương trình sẽ kéo dài cho đến khi toàn bộ số quà được phân phát.

Các thiện nguyện viên phân phát lương thực cứu trợ đến dân nghèo đang trong cơn túng quẫn bởi chính sách phong tỏa của nhà cầm quyền. Ảnh chụp từ Youtube Việt Tân

Cảm động trước cảnh phát lương thực cứu trợ lưu động

Khi đảng và nhà nước ban hành và thực thi nghiêm ngặt lệnh phong tỏa dài hạn nhiều tỉnh, thành nhưng lại bỏ mặc dân tự lo liệu trong cơn đại dịch, người dân và các tổ chức thiện nguyện, xã hội dân sự,… đã và đang phải tự cứu giúp, tương trợ lẫn nhau.

Tuy lo ngại bị phạt nặng nhưng các thiện nguyện viên vẫn cố gắng phát lương thực cứu trợ cho bà con nghèo trong tình trạng nhà cầm quyền phong tỏa, kiểm soát gắt gao.

Đừng để dân chờ gói cứu trợ 26 ngàn tỷ trên TV nữa

Vấn đề hỗ trợ cho dân nghèo hiện nay ở Việt Nam không chỉ có người lao động thất nghiệp, công nhân bị giảm việc làm, mà trên thực tế còn có các gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, những người lái xe ôm, bán vé số, những người bán hàng rong hay những người già neo đơn đang sống thiếu thốn, điêu đứng nhất là ở Thành Hồ. Chính phủ cần phải lên ngay một chương trình cứu trợ đặc biệt cho những thành phần này và phải có chỗ công khai phát tiền hay thực phẩm cần thiết cho họ sống.

Ảnh: Youtube, CafeBiz. Đồ họa: Luật Khoa

Đánh đồng giải trí và dân trí: Vừa sai lầm, vừa tai hại

Chúng ta vừa có một thể chế độc tài, cấm cản người dân tham gia quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước, vừa có một xã hội được giải trí hóa cao độ, nơi người ta chỉ có thể thảo luận các chủ đề quan trọng qua các tin đồn, bằng những video phát trực tuyến và nhờ vả tiếng nói của các KOLs (người dẫn dắt dư luận)…

Nó khiến người dân nổi giận với những vụ bê bối của giới nghệ sĩ mà quên chất vấn nhà nước vì sao không tạo điều kiện đàng hoàng để cá nhân lập hội, từ đó có thể tổ chức các hoạt động từ thiện công khai, minh bạch, đúng theo tiêu chuẩn của pháp luật.