xây dựng đảo nhân tạo

Đại tá Không quân Hoa Kỳ hồi hưu Raymond Powell, Đại học Stanford, phát biểu ở Manila về chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Raymond Powell

Đại học Stanford ra mắt chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông

Các hoạt động vùng xám phổ biến mà Chương trình SeaLight theo dõi và báo cáo rất đa dạng. Đó có thể là các hành vi quấy rối các hoạt động hợp pháp của nước khác, như đánh cá đúng luật, hoạt động an ninh hoặc thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đó có thể là những chiến dịch xâm nhập dài ngày trái phép vào vùng biển nước khác. Ngoài ra, đó có thể là các biện pháp đe dọa như bao vây tàu thuyền, xây dựng tiền đồn và bồi đắp các đảo nhân tạo, khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trong bức ảnh chụp từ trên không ngày 25/10/ 2022 này, các tòa nhà và cấu trúc liên lạc được nhìn thấy trên đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã dần khẳng định yêu sách chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông bằng mở rộng quy mô đảo, tạo ra các đảo mới và xây dựng các cảng, tiền đồn quân sự và đường băng. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Những bức ảnh mới cho thấy: Các đảo nhân tạo của Trung Quốc là những căn cứ quân sự rất phát triển

Những ảnh chụp gần đây cho thấy sân bay và các công trình khác hiện diện trên một số đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông – nơi mà Mỹ cho rằng đã được “quân sự hóa hoàn toàn.”

Nhiếp ảnh gia Ezra Acayan của Getty Image đã tiếp cận được các chuyến bay gần một số đảo đá mà Trung Quốc đã cải tạo và biến thành các căn cứ quân sự có các trạm radar, đường băng và các cơ sở pháo binh.

Trung Cộng bồi lắp nhiều đảo nhân tạo cho mục tiêu quân sự trên Biển Đông. Ảnh: thaivisa.com

Việt Nam sẽ điểm mặt những công ty Trung Quốc tham gia “cải tạo Biển Đông”?

Nếu có một kịch bản tương tự được Việt Nam học tập Mỹ trong chuyện lập bảng danh sách này, thì liệu có bao nhiêu chân rết liên quan về cái gọi là “doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm dự án nhạy cảm tại Việt Nam?”

Có lẽ giờ đây bỏ công tra lại toàn bộ hồ sơ doanh nghiệp, biết đâu chừng không ít các doanh nghiệp Trung Quốc kể tên ở trên đang làm ăn tại Việt Nam, lại là những ‘anh – chị – em’ với ai đó trong danh sách 24 công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt, vì “liên quan xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.”

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: AP

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Mỹ phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng các vùng biển Châu Á

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Taro Kono ngày thứ Bảy cho biết ông nhất trí với Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper là cả hai nước đều phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng trên các tuyến đường thủy trọng yếu ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] và Biển Hoa Đông.

Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 03/03/2017. Trong ảnh, chiến đấu cơ F-18 đang chuẩn bị cất cánh. Ảnh: REUTERS/Erik De Castro

Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông: Nước thứ ba có thể can thiệp?

Nếu việc Trung Quốc chiếm đóng và đơn phương triển khai lực lượng vũ trang trên quần đảo Trường Sa được coi là sử dụng vũ lực chống lại các nước đòi hỏi chủ quyền, cấu thành vi phạm tiêu chí “erga omnes”, thì các nước thứ ba dù không bị ảnh hưởng trực tiếp vẫn có thể viện đến trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc.