Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Mỹ phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng các vùng biển Châu Á

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono ngày thứ Bảy cho biết ông nhất trí với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper là cả hai nước đều phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng trên các tuyến đường thủy trọng yếu ở Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông.

Ông Kono chia sẻ quan điểm của ông với ông Esper vào lúc Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu về các vấn đề từ công nghệ và nhân quyền cho đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Việt Nam gọi là Biển Đông) đang tranh chấp.

Một vấn đề hóc búa trong quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản là yêu sách của Bắc Kinh đối với một nhóm các đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát.

“Chúng tôi nhất trí rằng cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng kiên quyết trước bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng ở Biển Hoa Nam cũng như Biển Hoa Đông,” ông Kono nói.

Ông phát biểu trực tuyến từ Guam với các phóng viên ở thủ đô của Nhật Bản sau cuộc hội kiến với ông Esper.

Ông Kono nói ông Esper xác nhận rằng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật có phạm vi bao trùm các đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông, được gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản và quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc.

Quay sang chuyện chính trị trong nước, ông Kono cho biết ông sẽ suy nghĩ kỹ về việc tranh cử trong cuộc bầu cử đảng cầm quyền để chọn người kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe, người đột ngột tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe vào ngày thứ Sáu [28/8/2020].

Mỹ lâu nay phản đối yêu sách lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và thường xuyên gửi tàu chiến đi ngang qua tuyến đường thủy chiến lược này.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% vùng biển giàu năng lượng này nhưng Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với một phần vùng biển.

Khoảng 3 ngàn tỉ đôla thương mại đi qua tuyến đường thủy này mỗi năm. Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ trên các đảo san hô trong khu vực nhưng nói ý định của họ là vì mục đích hòa bình.

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.