Ý nghĩa việc Hoa Kỳ trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông

Hoa Kỳ trừng phạt các công ty Trung Quốc tham gia vào việc bồi đắp xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 1 tháng sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố hôm 13 tháng Bảy, coi các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông là phi pháp và sẽ có những biện pháp trừng phạt thích đáng đối với những doanh nghiệp liên hệ đến các hành vi nạo vét, bồi đắp phi pháp các thực thể trên Biển Đông, ngày 26 tháng Tám vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức thông báo không cấp Visa vào Mỹ cho những quan chức Trung Quốc trực tiếp phụ trách hay tham gia vào việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Cùng ngày, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ loan tải trên trang nhà của bộ danh sách 24 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen chịu những giám sát và trừng phạt của chính phủ Hoa Kỳ. Trong 24 doanh nghiệp này, đáng chú ý nhất là hai tập đoàn nhà nước lớn nhất với những công ty con mà Hoa Kỳ gọi là những công cụ trong “chiến thuật săn mồi” của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đầu tiên là 5 công ty con nằm trong Tập Đoàn Xây Dựng Giao Thông Trung Quốc (China Communications Construction Company – CCCC) gồm Công ty Nạo Vét CCCC, Công ty Đường Thủy Thiên Tân CCCC, Công ty Đường Thủy Thượng Hải CCCC, Công ty Đường Thủy Quảng Châu CCCC, và Công Ty Thiết Kế Hàng Hải Số 2 CCCC. Tập Đoàn CCCC phụ trách việc nạo vét, bồi đắp và xây dựng các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và cũng là một tập đoàn xây dựng được Bắc Kinh giao thực hiện những dự án xây dựng lớn trong chiến lược “Vành đai – Con đường” tại các nước ở Đông Nam Á, Nam Á và Phi Châu.

Kế đến là 4 công ty con của Tập Đoàn Công Nghệ Điện Tử Trung Quốc (China Electronics Technology Group Corporation – CETC) gồm: Viện Nghiên Cứu CETC – 7; Công Ty Công Nghệ Hồng Vũ, Quảng Châu; Công Ty Công Nghệ Truyền Thông Đồng Quan, Quảng Châu; Viện Nghiên Cứu CETC – 30. Khác với Tập Đoàn CCCC, Tập Đoàn CETC lo việc thiết bị hệ thống liên lạc và kiểm soát không lưu với mục tiêu cuối cùng là thiết kế Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) trên Biển Đông.

Kế đến là các cơ quan, doanh nghiệp  nhà nước: Công Ty Viễn Thông Hoàn Giai Bắc Kinh; Công Ty Thông Tin Dữ Liệu Quốc Quang, Thường Châu; Viện Nghiên Cứu 722 – Tập Đoàn Đóng Tàu Trung Quốc; Công Ty Phát Triển Công Nghệ Sùng Tín Bada; Công Ty Thiết Bị Truyền Thông Quảng Hữu, Quảng Châu; Tập Đoàn Truyền Thông Haige, Quảng Châu;  Công Ty Phát Triển Trường Hải Quế Lâm; Công Ty Truyền Thông Quảng Hưng Hồ Bắc; Công Ty Điện Tử Trường Lĩnh, Thiểm Tây; Công Ty Kỹ Thuật Cáp Hải Dương, Thượng Hải; Công Ty Công Nghệ Điện Tử Thái Lợi Tín; Công Ty Thiết Bị Phát Thanh Thiên Tân; Công Ty Công Nghệ Điện Tử Hàng Không Thiên Tân 764; Công Ty Công Nghệ Điều Hướng và Truyền Thông Thiên Tân 764; Công Ty Truyền Thông Mailite Vũ Hán.

Danh sách 24 doanh nghiệp nói trên đã bị Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách trừng phạt chung với Công ty Huawei và những công ty công nghệ cao khác liên hệ đến vấn đề an ninh và vi phạm nhân quyền tại Tân Cương. Nếu cộng chung tất cả thì hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ trừng phạt. Những công ty này không chỉ bị cấm giao thương tại Hoa Kỳ mà còn bị cấm tiếp cận những công nghệ và những sản phẩm có liên quan đến Hoa Kỳ. Song song, 12 lãnh đạo của các công ty cùng gia đình của họ sẽ không được cấp visa đến Mỹ.

Trong cuộc họp báo ngày 27 tháng Tám, Triệu Lập Kiên, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã chống chế rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông là nằm trong trong phạm vi chủ quyền và không liên quan đến quân sự hóa. Hoa Kỳ không có lý do gì áp đặt những biện pháp chế tài khi những doanh nghiệp của Trung Quốc tham gia vào công trình xây dựng trong nội địa (sic).

Rõ ràng là phản ứng của Bắc Kinh khá yếu ớt, nếu không nói là chiếu lệ, vì khác với những phản ứng đối với những đòn trừng phạt của Hoa Kỳ qua vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay vụ áp đặt Luật An Ninh Quốc Gia ở Hong Kong, Trung Quốc thấy rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất lớn lên chiến lược “Vành đai – Con đường.”

Thứ nhất, việc Hoa Kỳ chính thức trừng phạt Tập Đoàn Xây Dựng Giao Thông Trung Quốc (CCCC) sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi nạo vét, bồi đắp và xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông mà sẽ từng bước cô lập Tập Đoàn CCCC, do các hoạt động liên quan đến tham nhũng, hỗ trợ tài chánh mang tính săn mồi và hủy hoại môi trường qua các sự án lớn tại Sri Lanka, Malaysia, Kenya, Tanzania, Philippines, Bangladesh và nhiều quốc gia khác. Ông David Stilwell, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đã mô tả hoạt động của Tập Đoàn CCCC đóng vai trò như Công ty Đông Ấn của Anh trong những thế kỷ trước, có quyền lực rất lớn vì kiểm soát hạ tầng cơ sở tại các thuộc địa và có cả lực lượng bảo vệ riêng.

Thứ hai, việc Hoa Kỳ chưa đưa Tập Đoàn Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation – CNOOC) vào trong danh sách trừng phạt lần này, cho thấy đây chỉ là đợt trừng phạt đầu tiên mà Hoa Kỳ muốn nhắm vào các đảo nhân tạo. Đợt kế tiếp, Hoa Kỳ sẽ nhắm đến những công ty dầu khí và khảo sát hải dương của Trung Quốc đã có những hoạt động quấy phá, bắt nạt các hoạt động tìm dầu khí của các nước trên Biển Đông. Tập Đoàn CNOOC sở hữu Giàn Khoan HD 981 đã từng xâm phạm thềm lục địa Việt Nam vào tháng Năm, 2014 hay tàu địa chất Hải Dương 8 thuộc quyền quản lý và sử dụng của chính quyền Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam vào tháng Bảy, 2019.

Thứ ba, hai quốc gia hưởng những lợi ích trực tiếp từ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ lần này là Việt Nam và Philippines vì Trung Quốc sẽ phải tự giới hạn các hành động nạo vét, bồi đắp các đảo nhân tạo nhằm tránh những leo thang trừng phạt từ Hoa Kỳ. Đồng thời, đây là lúc mà Việt Nam có thể xúc tiến trở lại những dự án khai thác dầu khí bị hủy bỏ giữa chừng do những bắt nạt của Bắc Kinh từ năm 2017 đến nay. Trong thông báo phổ biến vào ngày 26 tháng Tám, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cam kết là “sẽ tiếp tục hành động cho tới khi Trung Quốc chấm dứt các hành vi cưỡng ép trên Biển Đông, hướng tới lợi ích chung và cư xử một cách thân thiện, tôn trọng các nước láng giềng.”

Nói tóm lại, biện pháp trừng phạt 24 doanh nghiệp Trung Quốc hôm 26 tháng Tám vừa qua, có thể coi đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ có những hành động cụ thể đối với các hành vi phi pháp của Trung Quốc, ngoài những hoạt động mang hình thức răn đe qua các cuộc tập trận hay tuần tra trên biển Đông. Những nỗ lực của Hoa Kỳ ngoài nhu cầu bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, đã gián tiếp cho thấy nước Mỹ đã và đang đứng về phía các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines để chống lại các hành vi bá quyền của Phương Bắc. Đây là cơ hội để cho Việt Nam thoát khỏi bóng của Bắc Triều, mở rộng tầm nhìn với thế giới Phương Tây, đưa Việt Nam tiến vào quỹ đạo Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.

Trung Điền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.