“Tai nạn” nghề nghiệp?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Văn Thịnh Đại học Khoa học Huế

Nhân việc ông Đào Duy Quát và Ban biên tập Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam bị “kỷ luật” khiển trách vì đã đăng tin thất thiệt gây nguy hại cho chủ quyền đất nước và an ninh quốc gia, Tuổi trẻ đã phỏng vấn và ông Tổng Biên tập báo hại người dân cả nước đã nói rằng đó là “tai nạn nghề nghiệp”(!)?

Xin hỏi ông mấy câu. Một, là một PGS TS, ông có thấy rằng cái bằng cấp, học hàm học vị to trùm trời đó có hơi nhỏ hơn sự dối trá hay không? Bởi vì, nguyên tắc thứ nhất của chữ với một nét thẳng, hai nét ngang (mà tôi xin nhắc lại là cố GS – Thầy Trần Quốc Vượng, cố GS Trần Đình Hượu đã dạy cho tôi) là phải thẳng lưng trong trời đất – phải rõ ràng; rằng miếng cơm, cái ghế (nét ngang dưới) phải ngắn hơn, thấp hơn cái nét ngang trên (sự trung thực, công bằng, lẽ phải)… Hai, nếu chỉ là “tai nạn” thì tại sao tai nạn lại nghênh ngang, ỡm ờ suốt mấy ngày liền? Chẳng lẽ Ban biên tập không có ai đọc lại bài mình viết hay sao? Nếu thế, thì phải hiểu như thế nào về tinh thần trách nhiệm, về “tấm lòng” vì dân, vì nước? Ba, theo ông, nếu vào một ngày đẹp trời nào đó, tôi cũng sai gần bằng ông, nói với SV rằng Hoàng Sa, Trường Sa là biên cương phía Nam của tổ quốc Trung Hoa” thì liệu tôi có bị đuổi việc, thậm chí là đi tù hay không? Bốn, ông không thành khẩn, bằng chứng rất rõ ràng là ông chỉ nhận sai là thiếu hai từ ngang ngược “mà cậu đánh máy ‘quên’ đánh vào”. Tôi không hiểu ông học ở trường lớp nào, vì sao lại được gọi là PGS TS bởi ngay một người có trình độ học vấn tối thiểu cũng biết cái sai không chỉ ở hai từ đó. Cho dù có hai từ “ngang ngược” đi nữa thì nếu không có bình luận, lên án, nghiêm khắc cảnh báo thì vẫn là đồng lõa – tuy xét theo khía cạnh luật pháp là có nhẹ hơn… một phần triệu! Năm, ông Đào Duy Quát nghĩ thế nào khi TS Luật Cù Huy Hà Vũ buộc tội ông “xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia” (bauxitevietnam.info; 11.9.2009)? Nếu chỉ do hai từ “ngang ngược” mà ông Vũ buộc tội như thế, sao ông không tố ngược về tội vu khống? Giả sử tôi là ông, tôi sẽ kiện TS Luật Cù Huy Hà Vũ ngay tức thì.

Hỏi là để hỏi cho vui rồi cười ra nước mắt; chứ thực tình, tôi chưa thấy bao giờ, ở đâu, có nhiều Sạc Lô như ở đất nước này. Nền văn minh Sạc Lô. Ông có đồng ý với tôi không?

HVT
Huế, 30.9.2009.

http://bauxitevietnam.info/c/11608.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.