Tại sao Bộ Công An bối rối trong biến cố Đồng Tâm?

Sẽ còn bao nhiêu lớp "sự thật" nữa được phủ lên Đồng Tâm?
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tính từ lúc Bộ Công An huy động 3000 công an cơ động tấn công vào nhà và giết chết cụ Lê Đình Kình, đồng thời bắt giữ 22 người của thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào lúc 4 giờ sáng ngày 9 tháng Giêng, 2020 cho đến nay, đã 10 ngày trôi qua; nhưng lãnh đạo Bộ Công An đã không thể nào thuyết phục được dư luận trong và ngoài nước về mục tiêu đích thực của cuộc tấn công đầy man rợ này.

Thông thường, khi đưa lực lượng cảnh sát tấn công vào một nơi nào để khống chế những kẻ gọi là đang gây ra nguy hiểm cho xã hội, chính quyền phải đưa ra lý do rõ ràng và để cho giới truyền thông được tiếp cận các diễn biến, hầu nhanh chóng cung cấp cho công luận. Đó là việc làm bắt buộc của những chính quyền “vì dân, do dân và của dân.”

Nhưng nhà cầm quyền CSVN thì ngược lại. Sau khi cắt hết tất cả Internet và đặt xã Đồng Tâm trong tình trạng “nội bất xuất- ngoại bất nhập” từ nhiều ngày trước, Bộ Công An đã đưa 3000 công an cơ động chia làm 16 toán, tấn công thôn Hoành vào lúc 4 giờ sáng – giờ mà người dân còn đang ngủ. Điều này cho thấy đây là một cuộc hành quân trấn áp có chủ đích đánh úp, nhằm tiêu diệt một số người để bịt miệng vụ tranh chấp đất đai kéo dài hàng chục năm trời ở đây, chứ không hề là một vụ đối phó lại việc một số người đang chống phá vụ xây bờ tường sân bay Miếu Môn như công an đưa ra.

Sau khi bị dư luận phản đối kịch liệt về cuộc hành quân đánh úp này, hai ngày sau, tức ngày 11 tháng Giêng, Bộ Công An cho phổ biến một đoạn video chiếu hình ảnh “thú tội” của một vài người đang bị bắt, mặt mày bầm tím, sưng vù và nói rằng họ đã nhận được tiền giúp đỡ từ bên ngoài để mua vũ khí sát thương.

Dựa vào lời ép cung này, Bộ Công An lập tức dán nhãn cuộc tranh đấu của bà con xã Đồng Tâm là nhận tài trợ từ một vài tổ chức “khủng bố” ở hải ngoại. Từ đó Bộ Công An quy chụp khơi khơi rằng cụ Lê Đình Kình và bà con xã Đồng Tâm đã dính đến khủng bố.

Không ai tin vào sự cáo buộc phi lý này, nhưng Bộ Công An chỉ còn biết dựa vào những yếu tố bịa đặt để khỏa lấp tội giết dân nên một mặt, trưng ra bằng chứng với vài quả lựu đạn, vài chai bom xăng và một số cây gậy bịt sắt nhọn, mặt khác chỉ thị đám dư luận viên tập trung cáo buộc là cụ Lê Đình Kình và những người liên hệ đã nhận tiền từ các tổ chức khủng bố.

Nhưng điều tổ trác bất ngờ đối với Bộ Công An là đã để cho chị Nguyễn Thúy Hạnh nhận tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình qua account của mình ở Vietcombank. Số lượng người đông đảo vào đóng góp phúng điếu đã như một cái tát tai nẩy lửa vào chế độ. Khi thấy số tiền lên quá cao – khoảng nửa tỷ đồng đóng góp từ 700 người trong vòng vài ngày, cho thấy sự thương mến của người dân dành cho cụ Kình, Bộ Công An đã lập tức ra lệnh cho Ngân hàng Vietcombank phong tỏa không cho chị Nguyễn Thúy Hạnh rút tiền phúng điếu để đưa cho gia đình nạn nhân. Biện minh cho việc làm sai trái này, Bộ Công An ra thông báo quy chụp rằng “tiền phúng điếu cụ Kình là tiền tài trợ khủng bố.”

Các nạn nhân thôn Hoành tay không chống lại âm mưu cướp đất của bạo quyền đã bị vu khống là kẻ giết người và chống người thi hành công vụ, trong khi chính người dân mới là phía bị công an tấn công tàn bạo, đánh đập và giết chết. Vậy ai mới đích thực là “khủng bố” thì dư luận cũng đã rõ.

Thi thể 3 công an gọi là bị tử nạn không thấy đâu mà chỉ thấy xác của một cụ già 84 tuổi đời, 55 tuổi đảng, từng bị quân cướp đất đánh gẫy chân năm 2017 tới độ phải ngồi xe lăn, nằm đau thương với những vết đánh tím bầm cơ thể. Hình ảnh người dân bạo động, khủng bố không thấy đâu mà chỉ thấy một rừng giáo mác, súng ống của kẻ cướp cậy quyền đàn áp dân, chỉ thấy những người bị vu khống là “nhận tiền của khủng bố để mua vũ khí” xuất hiện trên truyền hình với cơ thể tiều tụy, bị đánh vùi dập. Trong đó có cả cụ bà góa phụ Lê Đình Kình, bị đánh tơi tả vì không thể nói dối là chồng mình có trong tay quả lựu đạn như Bộ Công An muốn bà “thú nhận.”

Ngần ấy vu cáo kèm theo cả một bộ máy truyền thông gian trá của chế độ để dựng chuyện về các nạn nhân thôn Hoành, đã không che khuất được sự thật và không lừa dối được người dân từ trong nước ra tới hải ngoại.

Với những hành vi “lấy vải thưa che mắt Thánh” nói trên, Bộ Công An tưởng rằng họ đã kiểm soát được nội vụ xảy ra ở Đồng Tâm, nhưng rõ ràng là vụ việc đang chuyển biến vô cùng bất lợi. Dư luận chung đang đứng về phía gia đình cụ Lê Đình Kình và các nạn nhân đang bị bắt giữ và không ai tin vào những điều giải thích loanh quanh, lúng túng của Bộ Công An để khỏa lấp những sai lầm trầm trọng sau đây.

Thứ nhất, Bộ Công An đã sai lầm trong việc huy động lực lượng 3000 công an cơ động, với xe thiếp giáp và súng đạn sát thương, trấn áp những nạn nhân vô tội, không có vũ khí trong tay vào lúc 4 giờ sáng mà không hề có một lý do hợp lý hay rõ ràng, minh bạch, trong khi vụ tranh chấp đất chỉ là vụ án dân sự chứ không phải hình sự để sử dụng đến bạo lực trấn áp.

Thứ hai, Bộ Công An đã sai lầm trong việc mập mờ, không rõ ràng về sự tử nạn của 3 công an, dẫn đến việc vội vã truy tặng huân chương chiến công hạng nhất, đã trở thành một trò hề và bị đàm tiếu trong dư luận rằng Bộ Công An đã dùng cái chết của đồng đội để tìm sự đồng tình trong nội bộ. Thậm chí, Bộ Công An còn tung ra cái gọi là chiến dịch học tập “gương dũng cảm hy sinh”, càng cho thấy sự lố bịch trong trò tuyên truyền một chiều của bộ máy độc tài.

Thứ ba, Bộ Công An cũng đã sai lầm trong việc chỉ thị Vietcombank phong tỏa hơn nửa tỷ đồng của 700 người phúng điếu cụ Lê Đình Kình với lý do “tiền tài trợ cho khủng bố”. Tức là Bộ Công An đã trắng trợn quy chụp cụ Lê Đình Kình, gia đình và các nạn nhân xã Đồng Tâm liên hệ đến khủng bố. Trò khủng bố tinh thần quen thuộc này của chế độ đã trở nên nhàm chán đối với người dân, mục tiêu để triệt hạ chính nghĩa đấu tranh của người dân, cô lập và vu cáo các tổ chức có chính nghĩa, đồng thời khỏa lấp hành vi bạo lực của chính mình. Sai lầm này cũng nói lên hình ảnh của một kẻ cướp đã không từ nan cả việc cướp tiền phúng điếu, chà đạp lên trên truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” của dân tộc.

Từ con người lật lọng, tiểu tâm Nguyễn Đức Chung đến guồng máy bạo lực của Bộ Công An đều nói lên một điều: Họ không hề có lương tâm và danh dự trong việc giải quyết những nguyện vọng chính đáng của bà con xã Đồng Tâm, và đã biến một chuyện nhỏ thành vấn nạn lớn – không chỉ cho thành phố Hà Nội mà còn cho chính chế độ.

Sự việc này lại nhắc nhở chúng ta vụ cướp đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng năm 2012, vụ cướp đất của nhà thờ Thái Hà năm 2011, vụ cướp đất và phá hoại vườn rau Lộc Hưng vào dịp Tết năm ngoái … Năm nay, máu lại đổ trước thềm năm mới tại xã Đồng Tâm! Sự việc đã không chỉ đem đau thương tới cho bà con trong làng, mà còn làm rỉ máu hàng triệu trái tim người Việt.

Trung Điền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.