Tại sao Bộ Công An công bố danh sách ‘khủng bố’ vào lúc này?

Đặc công, bộ đội, công binh, cảnh sát... của Việt Nam tham gia buổi diễn tập quy mô lớn về chống khủng bố, cứu con tin và ngăn chặn biểu tình, bạo loạn. Ảnh chụp từ trang Tuổi Trẻ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai tổ chức chính trị của người gốc Việt có trụ sở ở Mỹ, là Việt Tân và Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, nằm trong danh sách mà Việt Nam “chỉ định” là “khủng bố, tài trợ khủng bố” khi bổ sung thêm danh sách của Liên Hợp Quốc.

Bộ Công An Việt Nam hôm 9 tháng Tám đưa ra “chỉ định” này cùng lúc công bố danh sách liên quan đến khủng bố do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ định.

Danh sách của LHQ, được cập nhật ngày 21 tháng Năm, 2019 và có đường dẫn tới bản tin của Bộ Công An ra hôm 9 tháng Tám, có tên 260 thành viên và 84 tổ chức, nhưng không có tên của Việt Tân và Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời.

Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân Lý Thái Hùng cho rằng chính phủ Việt Nam đã cố ý gây “hiểu lầm” khi Bộ Công An công bố danh sách do Hội Đồng Bảo An LHQ chỉ định cùng với danh sách do Việt Nam chỉ định vào cùng một sự kiện.

“Danh sách mà Liên Hợp Quốc đưa ra toàn là những người bị các tổ chức quốc tế cũng như LHQ gán ghép, mà đa số là những người nằm trong lực lượng khủng bố Hồi Giáo,” ông Hùng nói. “Cho nên Cộng Sản Việt Nam lập lờ đánh lận con đen – họ công bố danh sách của LHQ rồi nhân đó đề cập đến Việt Tân hay Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời và tạo một sự hiểu lầm.”

Theo Việt Tân, động thái này của Bộ Công An “làm cho người dân nghĩ rằng Việt Tân đã bị các định chế quốc tế cho vào danh sách khủng bố.”

Cả Việt Tân và Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, cùng có trụ sở ở California, đều bị chính phủ Việt Nam coi là các tổ chức “khủng bố.”

Tháng Mười, 2016, Bộ Công An Việt Nam gắn mác “tổ chức khủng bố” cho Việt Tân khi cáo buộc tổ chức này “tuyển mộ và huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí” và “tiến hành các hoạt động khủng bố.”

Theo ông Hùng, Việt Nam đưa Việt Tân vào mục “khủng bố” trên trang web của Bộ Công An sau khi đảng này và một số nhà đấu tranh trong nước hoạt động chống lại dàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam.

“Mục tiêu của họ là muốn cô lập tổ chức Việt Tân cũng như ngăn chặn những ai đến hỗ trợ và tiếp xúc với Việt Tân,” ông Hùng, người cũng có tên trong danh sách “đen” của Bộ Công An, cho biết.

Gần 1 năm sau đó, Bộ Công An liệt Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời vào “tổ chức khủng bố” hồi cuối tháng Giêng 2018, không lâu sau khi Bộ này kết án 15 người thực hiện vụ đặt bom tại nhà xe và cổng ga đến quốc tế ở sân bay Tân Sơn Nhất ở TP. HCM vào dịp 30 tháng Tư mà theo Hà Nội là dưới sự chỉ đạo của nhóm này.

Sau khi bị cáo buộc là tổ chức khủng bố, chủ tịch Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời Đào Minh Quân nói với VOA rằng những cáo buộc mà Việt Nam đưa ra là “nói láo” và “không có bằng chứng.” Người đứng đầu tổ chức này nói rằng nhóm của ông có “bằng chứng (chính phủ Hà Nội) đã hành hạ, khủng bố người dân Việt Nam, và chúng tôi có nộp hồ sơ kiện họ tại Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.”

Bộ Công An cho biết họ đưa ra danh sách, gồm 2 tổ chức trên cùng 30 thành viên của 2 nhóm trên, dựa trên cơ sở khuyến nghị của Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF) về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và đề nghị của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB).

Tuy nhiên, Bộ này không nói rõ những khuyến nghị mà FATF và ADB đưa ra là gì.

Theo danh sách mà Bộ Công An công bố trên trang web của họ và được truyền thông trong nước đăng tải lại, tổ chức Việt Tân có 5 người trong đó có ông Đỗ Hoàng Điềm, hiện là chủ tịch Việt Tân.

Trong danh sách của bộ này về Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời có ông Đào Minh Quân, hiện là chủ tịch của nhóm. Ngoài ra Bộ Công An còn đưa ra tên và lý lịch của 6 người khác của nhóm này đang sống ở Mỹ và Canada cũng như 15 thành viên của tổ chức này hiện đang ở Việt Nam.

VOA không thể liên lạc được với ông Quân để yêu cầu bình luận về sự kiện này.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không coi Việt Tân là “khủng bố” và một người phát ngôn của Cao Ủy LHQ về người tị nạn hồi tháng Giêng 2013 nói rằng “mặc dù Việt Tân là một tổ chức hòa bình truyền bá cho cải cách nhân quyền thì chính phủ (Việt Nam) lại coi họ là một ‘tổ chức phản động.’”

Theo ông Hùng, ngoài việc Việc Nam phải công bố danh sách khủng bố Hồi Giáo của LHQ vì Việt Nam là một quốc gia thành viên của Interpol, thì việc tàu Hải Dương 8 đang ở vùng biển đặc quyền của Việt Nam là một lý do khác cho việc Bộ Công An đưa ra danh sách “khủng bố” Việt Tân và Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời.

“(Sự kiện Bãi Tư Chính) không chỉ gây căm phẫn cho người dân mà cho cả những đảng viên trong nước khi họ lo sợ những cuộc biểu tình rộng lớn bùng nổ và (do đó) họ muốn ngăn ngừa Việt Tân và một số lực lượng khác (bằng cách) đưa ra (danh sách) khủng bố để răn đe.”

Sự kiện tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang gây ra những phản đối trong nhân dân khi nhiều người kêu gọi chính phủ kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế.

Cùng với việc công bố các danh sách trên, Bộ Công An “yêu cầu” các tổ chức, cá nhân cũng như các cơ quan liên quan “có trách nhiệm không trì hoãn việc phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan tới các tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố do Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc chỉ định hoặc do Việt Nam chỉ định.

Việt Tân hôm 14 tháng Tám cho VOA biết rằng cho đến giờ này họ “không hề bị ảnh hưởng gì trong lĩnh vực tài chính hay ngoại giao với các quốc gia trên thế giới.”

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.