Tại sao CSVN ‘âm thầm’ tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 1 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng được ông Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Sài Gòn mời lên “thông báo” bằng miệng rằng anh đã bị ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam hôm 19 tháng 5.

Mãi đến ngày 9 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng mới nhận được giấy báo của đại diện Bộ Tư Pháp cùng với bản sao Quyết định số 832/QĐ-CTN của ông Trần Đại Quang đã ký về sự việc nói trên.

Có thể do anh Phạm Minh Hoàng có song tịch cả Pháp lẫn Việt nên nhà cầm quyền CSVN nghĩ rằng thông báo trước cho chính phủ Pháp để chuẩn bị…. nhận anh Hoàng khi công an ra tay trục xuất!

Câu hỏi đặt ra là một quyết định quan trọng đối với tư cách một công dân quy định trong hiến pháp và luật pháp hiện hành của Việt Nam, mà anh Hoàng lại không hay biết gì về quyết định bị tước quốc tịch của mình cho đến khi nghe được từ đệ tam nhân là ông Tổng lãnh sự Pháp.

Cách đối xử của nhà cầm quyền CSVN nói trên đã không chỉ biểu hiện tính man rợ của chế độ mà còn chà đạp lên quyền công dân của anh Phạm Minh Hoàng một cách trắng trợn, và hơn hết tượng trưng cho một thể chế vô kỷ luật, “ngồi xổm” lên luật pháp đối với ngay cả luật và hiến pháp của chính họ.

Trên mặt pháp lý, Luật sư Lê Công Định đã có một bài viết phân tích và khẳng định rằng việc làm nói trên của ông Trần Đại Quang là sai luật.

Luật sư Lê Công Định đã viết về trường hợp anh Hoàng như sau:

“Hiến pháp quy định tại Khoản 2 của Điều 17 như sau: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.” Như vậy, bất kể việc công dân Việt Nam (dù đang thường trú tại Việt Nam hay định cư ở nước ngoài) đã hoặc đang “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có quyền trục xuất công dân mình sang nước khác, hoặc không cho họ nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, nếu có, của công dân phải được xử lý theo quy định luật pháp có liên quan, chứ không bằng giải pháp trục xuất. Cần lưu ý rằng, kể cả trong trường hợp tước quốc tịch đúng luật theo Điều 31 của Luật quốc tịch, thì hệ quả pháp lý đương nhiên theo đó cũng không phải là trục xuất đương sự khỏi Việt Nam.”

“Tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam sẽ tạo nên một tiền lệ pháp lý nguy hiểm, đó là 91 triệu công dân Việt Nam đều cùng ở trong tình huống có thể bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam bất cứ lúc nào. Tiền lệ này tuy bất khả thi, nhưng chắc chắn sẽ gây thêm nhiều bất ổn xã hội, vì tính tùy tiện trong việc áp dụng luật và thiếu thượng tôn pháp luật trong hoạt động cai trị của nhà cầm quyền.”

Dù biết là sai luật và chắc chắn bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, nhưng lý do gì nhà cầm quyền CSVN lại ra quyết định tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng vào lúc này?

Thứ nhất, dùng hình thức tước quốc tịch như là một thủ đoạn răn đe mới nhắm vào những công dân yêu nước đã và đang can đảm đứng lên chống lại những chính sách sai lầm của chế độ, sau hàng loạt những biện pháp khủng bố của bộ máy công an bị thất bại như cô lập kinh tế, truy tố ra tòa, dùng xã hội đen hành hung, ngăn chận xuất cảnh vân, vân… Nói cách khác, thủ đoạn tước quốc tịch và dùng đó như là lý cớ nhằm trục xuất những công dân yêu nước ngày càng lộ rõ bản chất phi luật pháp và tùy tiện của chế độ độc tài.

Thứ hai, việc tìm cách trục xuất anh Phạm Minh Hoàng và gia đình ra khỏi Việt Nam vào lúc này cho thấy lãnh đạo CSVN muốn đánh lạc hướng dư luận về mối lo sợ một làn sóng phẫn nộ của người dân chực chờ bùng nổ đến từ hai sức ép ngấm ngầm từ nhiều năm qua là sự bất mãn trong nội bộ đảng và những bất ổn, bất công trong xã hội.

Thứ ba, việc yêu cầu Pháp nhận anh Phạm Minh Hoàng qua thủ đoạn tước quốc tịch Việt Nam của anh Hoàng là nhằm tìm cách cô lập các hoạt động của đảng Việt Tân tại Việt Nam, đồng thời răn đe những ai có liên hệ đến đảng Việt Tân. Nhưng thủ đoạn này đã bị anh Phạm Minh Hoàng bẻ gãy khi anh công khai tuyên bố bãi bỏ quốc tịch Pháp, cũng như việc các nhà đấu tranh không ngại tiếp xúc và hỗ trợ cuộc đấu tranh để bám lấy quê hương của anh.

Nói tóm lại, quyết định tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng của ông Trần Đại Quang là một quyết định không những sai về luật mà còn là vết nhơ trong hệ thống luật pháp rừng rú, man rợ của chế độ CSVN. Nó đã cho thấy não trạng cai trị đất nước một cách tùy tiện, thiếu thượng tôn luật pháp của người lãnh đạo đứng đầu nhà nước hiện nay là ông Trần Đại Quang.

Quyết định tước quốc tịch và trục xuất anh Phạm Minh Hoàng đã khẳng định một điều rõ ràng: chế độ Cộng sản Việt Nam đang vi phạm công ước quốc tế và chà đạp nhân quyền trầm trọng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.