Tại Sao Lao Động Sang Nhật Vẫn Phải Đóng Thế Chân 10 Ngàn Mỹ Kim…??

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trên trang điện tử của tờ Lao Động ngày 23/6/2007 có đăng lời phát biểu của bà Phan Thị Thu Ba, Phó tổng giám đốc công ty Hợp tác lao động nước ngoài thuộc bộ Giao thông Vận tải như sau: Đối với thị trường Nhật Bản hay Australia, Đài Loan, Canada…, ngoài chi phí lớn từ 5.000 dến 10.000 USD, còn đòi hỏi về trình dộ ngoại ngữ và tay nghề rất cao mà không phải lao động nào cũng có thể đáp ứng được. Một số thị trường có thu nhập cao, đơn đặt hàng có nhưng người lao động lại không đáp ứng được.

Trước đây những lao động Việt Nam được các công ty môi giới của nhà nước (đội lốt tư nhân) tuyển dụng đưa sang Nhật làm việc dưới dạng Nghiên cứu sinh (vì Nhật không nhận lao động thuần túy) thì người được tuyển phải đóng tiền tiến hành thủ tục, tiền khám sức khỏe, tiền máy bay…, ngoài ra phải nộp đúng 10.000 USD gọi là tiền thế chân. Số tiền thế chân này sẽ không được trả lại nếu sang Nhật làm việc mà vi phạm hợp đồng (bỏ trốn, bỏ về nửa chừng…); không hoàn lại tức phải hiểu nó chạy vào tay các quan chức nhà nước.

Theo thống kê chưa mấy chính xác của sở di trú Nhật thì trong số 6 ngàn ’’Nghiên cứu sinh Việt Nam’’ ở Nhật thì có trên 60% bỏ trốn và đang sống bất hợp pháp. Nhưng nói theo danh từ các công ty môi giới Việt Nam là 60% lao động vi phạm hợp đồng, chỉ cần làm một bài toán đơn giản thì sẽ biết cán bộ liên ngành xuất khẩu lao động Việt Nam ngang nhiên bỏ túi bao nhiêu tiền của ngưòi lao động ’’vi phạm hợp đồng’’.

Tại sao lao động Việt Nam phải bỏ trốn khi biết chắc tiền thế chân coi như đã đi đứt, 10 ngàn mỹ kim là cả một gia sản quá lớn đối với người lao động Việt Nam ở trong nước chứ đâu phải chuyện chơi, đem nhà cửa ruộng vườn ra thế chấp mới mong vay mượn được.

Bỏ trốn phải là một quyết định với nhiều tính toán vì nếu giữ đúng theo hợp đồng thì sau một hai năm làm việc cật lực, chưa chắc dư được một cắc bạc nếu không biết tiện tặn. Trốn ra ngoài kiếm việc khác làm trong một hai năm với đồng lương cao gấp mấy lần thì dù cho có bị mất 10.000 USD tiền thế chân vẫn còn lời. Những lao động giữ đúng hợp đồng, không bỏ trốn thì phải chịu đựng cảnh làm việc nặng nhọc mà lãnh đồng lương chỉ bằng 1/4 người bản xứ mới vào làm cùng một công việc. Điều này vi phạm trầm trọng vào luật Lao động Nhật, nhưng chính phủ nước này không thể phạt các công ty được vì những người Việt Nam đâu phải lao động, họ là ’’Nghiên cứu sinh’’ cơ mà. Đã gọi là nghiên cứu sinh thì đồng tiền mà công ty trao hàng tháng cho đương sự không phải là tiền lương mà gọi là tiền trợ cấp sinh hoạt.

Chính phủ Nhật lúc ông Koizumi làm Thủ tướng đã bị các tổ chức bênh vực quyền lợi cho người lao động chỉ trích về vấn đề này nên đã rốt ráo sự tìm hiểu nguyên nhân và thấy ra những kẻ hở của chương trình thu nhận nghiên cứu sinh nước ngoài vào Nhật đã bị nhiều hãng Nhật và những công ty môi gìới lao động ở Việt Nam đang lợi dụng để trục lợi một cách bất chính trên sức lao dộng của người Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà đầu năm nay, chính phủ Nhật đã chỉ thị cho bộ Tư pháp ra một loạt chỉ thị, qui định mới liên quan đến chương trình nhận nghiên cứu sinh nước ngoài sang Nhật thực tập. Theo các qui định mới này thì các công ty Nhật sẽ không được phép tiếp nhận nghiên cứu sinh nếu họ tới Nhật thông qua những công ty môi giới. Trong trường hợp công ty môi giới bị phát hiện yêu cầu nghiên cứu sinh nộp tiền thế chân trước khi sang Nhật hoặc lấy tiền hoa hồng bằng cách khấu trừ từ tiền lương của họ tại Nhật thì các ngiên cứu sinh này sẽ không được phép vào Nhật. Không được bắt nghiên cứu sinh làm việc lao động chân tay nặng nhọc dưới bất cứ một hình thức nào, nếu hãng Nhật nào vi phạm sẽ bị phạt thật nặng và cấm không được thu nhận nghiên cứu sinh trong vòng ba năm hoặc hơn nữa tuỳ theo sự vi phạm nặng hay nhẹ. Qui định mới này cũng nhấn mạnh việc trừng phạt thật nặng những hành động quấy rối tình dục đối với nghiên cứu sinh. Ngoài ra nghiêm cấm không cho các công ty Nhật tịch thu hộ chiếu của nghiên cứu sinh, gọi là cất giữ cho khỏi bị mất. Hô chiếu là giấy tờ tùy thân của mỗi người, không có ai có quyền tịch thu hay cất giữ dùm mà không có sự đồng ý của đương sự. Chỉ có các cơ quan chính phủ mới có quyền tịch thu hộ chiếu của bất kỳ ai nếu người đó vi phạm pháp luật.

Việc chính phủ Nhật đã công bố rõ ràng trên giấy trắng mực đen như thế mà không hiểu tại sao bà Phan Thị Thu Ba, Phó tổng giám đốc công ty Hợp tác lao động nước ngoài thuộc bộ Giao thông Vận tải nhà nước CSVN vẫn nói đến chuyện thế chân đối với ’’Nghiên cứu sinh’’ gởi sang Nhật. Yêu cầu đồng bào ta tại Nhật thông báo chuyện này cho chính phủ Nhật biết đi. Đây cũng là một hành động lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của ’’Nghiên cứu sinh’’ nghèo khổ Việt Nam, phải vậy không thưa quý độc giả.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.