Tại sao phong trào nhân quyền đang thua và làm thế nào để có thể bắt đầu thắng lại

Biểu tình chống đối Thái Tử Mohammad bin Salman của Saudi Arab viếng thăm Vương Quốc Anh tại Luân Đôn tháng 3/2018. Nguồn: Peter Nicholls/ Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lời người dịch: Tác giả Jack Snyder không đề cập đến tình trạng tại sao các phong trào đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam đang suy yếu, nhưng những lý giải trong bài cũng mang lại những nội dung hữu ích.

Đã đến lúc những người Việt quan tâm cho việc cải thiện nhân quyền phải nhận ra là cho đến nay các phương thức đấu tranh đã không hữu hiệu như mong đợi. Bằng chứng là vô số các thỉnh nguyện thư của giới trí thức không được chính quyền quan tâm. Các việc tố cáo chính quyền và vận động ngoại giao và truyền thông quốc tế của các phong trào xã hội dân sự không tạo ra áp lực đúng mức. Còn dân chúng? Họ chỉ còn cách quỳ lại giữa đường để xin cảnh sát cho tự do giao thông hay phải tuột hết quần áo để biểu lộ lòng phẫn uất cùng tột.

Nhân quyền trước hết là một vấn đề ý thức của người dân về quyền lợi của chính mình. Do giáo dục lạc lối mà người dân chưa có được ý thức này và Việt kiều cũng không giúp được gì nhiều hơn. Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, chính quyền cũng thừa khôn ngoan mà tận dụng tình trạng, nên nhìn chung, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng cho nhân quyền.

Cho dù có những thoái trào gần đây, nhân quyền vẫn là vũ khí mạnh nhất của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sự am tường về sức mạnh của các quyền này. Sự hấp dẫn của nhân quyền đối với lợi ích cá nhân phải được hỗ trợ bởi một hệ thống giáo dục được cải thiện mà khi nó xây dựng vững chắc sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy. Ý thức về quyền lực của người dân dẫn đầu; theo sau đó là các hình thức để thực hiện các quyền đòi hỏi. Triển vọng chung để cải thiện cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam là bi quan.

***

Phong trào nhân quyền hiện đại từ lâu đã tự thể hiện mình là một cuộc trường chinh thập tự đầy lý tưởng. Trong một thế giới tràn ngập các nền chính trị dựa vào quyền lực thô bạo và tướt đoạt nơi kẻ yếu, phong trào muốn phục vụ như một ngọn hải đăng của sự minh quang về đạo đức dựa trên các nguyên tắc phổ quát. Các nhà hoạt động cho nhân quyền giải thích những chiến thắng mang tính biểu tượng của phong trào của họ như là chiến thắng của sự chính trực kiên cường đặt nền móng cho các chính nghĩa tiến bộ trong tương lai.

Năm 2012, Aryeh Neier, người đồng sáng lập Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), đã viết rằng, phong trào chống nô lệ là chiến dịch nhân quyền thực sự đầu tiên vì các người tham gia đã huy động cho các quyền của người khác.

Bản thân những người theo chủ nghĩa bãi nô ban đầu tuyên bố rằng, việc theo đuổi không khoan nhượng các nguyên tắc vị tha của họ đã chiếm ưu thế, bởi vì sự thật đạo đức của chính nghĩa của họ là hiển nhiên. Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr., từng phục vụ như là khuôn mẫu sau này của một mô hình kiên quyết, mẫu mực tương tự.

Nhưng hiện nay, phong trào này đang lúng túng khi phong cách đối thoại một chiều và sự xấu hổ đầy phẫn uất đang gây ra phản ứng dữ dội từ những nhà độc tài, những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu và các khu vực bầu cử mà quần chúng ủng hộ những kẻ mạnh này trên toàn cầu.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Nga Vladimir Putin, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhiều nhà lãnh đạo khác đã nổi danh khi các kêu gọi việc thúc đẩy nhân quyền tự do như là một dự án của những kẻ bắt nạt suy đồi, lạc lõng, những người thúc đẩy các chương trình nghị sự xa lạ để thay thế quyền tự quyết dân tộc phổ biến bằng chủ thuyết quốc tế tinh hoa, đế quốc.

Ông Tập nhún vai khinh  thường trước cáo buộc gây diệt chủng chống lại người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, tạo chiến thắng ở tỉnh Tân Cương (nơi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ sinh sống) vào tháng 7/2022, nơi ông khoe khoang về sự “thống nhất” của các dân tộc Trung Quốc.

Cáo buộc tội ác chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không làm gì để can ngăn Putin trong việc leo thang các cuộc tấn công vào dân thường Ukraine. Biden gọi Ả Rập Xê Út là nước “không đáng chấp nhận,” nhưng sau đó, Biden đã đến thăm Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammad bin Salman ở Riyadh, nơi họ chạm trán nhau. Neier thừa nhận là: “Nêu tên và làm xấu hổ ngày càng không hiệu quả.”

Phản ứng dữ dội này phần lớn là do tự mình gây ra. Vấn đề là những người ủng hộ cho nhân quyền đã hiểu sai về các nguồn gốc của sự thành công lịch sử của chính họ. Cho đến nay, dân chủ dựa trên quyền cá nhân là hình thức thành công nhất của tổ chức xã hội hiện đại, không phải là vì tinh thần đạo đức vị tha mà vì nó thường tốt hơn nhiều so với các lựa chọn thay thế để phục vụ cho lợi ích của dân chúng.

Các nhà hoạt động cho nhân quyền làm tốt hơn khi họ làm tăng cường năng lực của người dân trong việc đấu tranh cho quyền của chính họ, thay vì đánh bại các nhà lãnh đạo áp bức theo những cách giúp họ huy động các phản ứng dữ dội của tinh thần dân tộc.

Một cách nhân bản có thể

Những tiến bộ về nhân quyền kể từ cuộc Cải cách và Khai sáng không phụ thuộc vào sự chỉ trích của nước ngoài đối với các chế độ áp bức mà phụ thuộc vào quyền lực xã hội đang gia tăng của chính các chủ thể của các chế độ đó, những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc mở rộng các quyền.

Bắt đầu từ các nước Bắc Âu theo đạo Tin lành, thí dụ như Hà Lan và Vương quốc Anh, các thương nhân và tầng lớp trung lưu thành thị đã thúc đẩy cho dân chủ, thủ tục tố tụng hợp thức, tự do tôn giáo và chủ nghĩa tư bản hiệu quả để bảo vệ cho các lợi ích kinh tế cũng như các tự do cá nhân của họ.

Đổi lại, việc mở rộng việc xóa nạn mù chữ và thương mại đã mang lại cho các đối tượng có học vấn, cần cù làm đòn bẩy lớn hơn để chống lại những người cai trị của họ và củng cố sự phát triển của luật hiến pháp. Sau đó, công nghiệp hóa đã tạo động lực cho các công nhân trong việc thành lập các công đoàn và đưa ra yêu sách về các quyền kinh tế, xã hội và lao động cho giai cấp công nhân.

Trong nhiều nền dân chủ hiến định, một khi một khu vực bầu cử cốt lõi mạnh mẽ cho một hệ thống dựa trên các quyền được thành lập, các phong trào xã hội có thể sử dụng hệ thống đó để mở rộng quyền cho các nhóm bị loại trừ. Những người ủng hộ cho nhân quyền muốn giải thích những chiến thắng của phong trào chống nô lệ, chiến dịch bất bạo động của Gandhi cho nền độc lập của Ấn Độ và cuộc đấu tranh hiếu hòa của [Martin Luther] King cho các dân quyền là kết quả của tinh thần lý tưởng không khoan nhượng.

Nhưng trên hết, thành công của họ phụ thuộc vào việc huy động và duy trì các phong trào xã hội đại chúng dựa trên các nguyên tắc đạo đức rộng lớn mà nó đã thu phục được sự đồng cảm của đa số đầy quyền lực trong xã hội của chính họ. Để giành chiến thắng, các nhà hoạt động có nguyên tắc, các phong trào quần chúng và các đảng phái chính trị cấp tiến tất cả phối hợp, bao gồm cả bằng cách thực hiện các cuộc thương thảo có mưu lược để giành được quyền lực chính trị.

Hãy xem những người theo chủ thuyết bãi nô của Hoa Kỳ. Phe cánh này của phong trào chống nô lệ đã sụp đổ vào cuối những năm 1830 do sự chia rẽ trong nội bộ và lòng thù địch của tầng lớp lao động da trắng ở phía bắc, họ vốn cảnh giác về mối kình địch từ giới lao động da đen trong các tiểu bang của họ. Nhưng phong trào vẫn đủ mạnh ở tiểu bang New York, nơi có cực đoan tôn giáo, để giữ cán cân quyền lực quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1844, việc này khiến cho Henry Clay, Thượng nghị sĩ đảng Whig ở Kentucky, người rất lập lờ về chế độ nô lệ, chống lại James K. Polk thuộc đảng Dân chủ ủng hộ chế độ nô lệ.

Những người theo chủ thuyết bãi nô ở New York đã từ bỏ đảng Whigs và bỏ phiếu cho một ứng viên đảng thứ ba chống nô lệ không khoan nhượng, vô tình bầu cho Polk, tạo tiền đề cho chiến tranh Mexico và sự bành trướng của chế độ nô lệ về phía tây.

Abraham Lincoln, chính trị gia thực dụng của đảng Whig, đã học được từ sai lầm của những người theo chủ thuyết bãi nô. Trong chiến dịch tranh cử của riêng mình, ông đã tập hợp một liên minh đảng Cộng hòa chống nô lệ thành công bằng cách hứa hẹn với những công nhân da trắng miền bắc phân biệt chủng tộc rằng ông sẽ cấm lao động da đen nô lệ ra khỏi các vùng lãnh thổ thuộc phía tây, nơi mà người da trắng hy vọng sẽ định cư. Đó là một sự thỏa hiệp nhơ nhuốc, nhưng cần thiết để tạo thêm quyền lực cho các đối thủ của chế độ nô lệ. Lincoln đã giành chiến thắng, và đến năm 1865, chế độ nô lệ đã bị cấm ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ.

Mặc dù các nhà hoạt động cho nhân quyền ngày nay đã học được một số kỹ thuật thực dụng từ nhiều thập niên theo cách làm việc trong các cơ sở quần chúng của họ, họ vẫn thích những lời tố cáo mang tính lý tưởng hơn là thỏa thuận mưu lược và né tránh việc xây dựng các phong trào quần chúng có thể gây rối loạn.

Trong một bài bình luận năm 2013, Neier lo rằng sức mạnh của “việc huy động quần chúng” có thể “bị lạm dụng,” đó là điểm sẽ không xảy ra trong một tổ chức trong giới ưu tú được chuyên nghiệp hóa.

Nhưng như Kenneth Roth, Giám đốc điều hành mãn nhiệm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã thừa nhận trong một bài tiểu luận năm 2004, tổ chức của ông và các đồng minh phải chịu một “tình trạng yếu kém tương đối trong việc huy động một số lượng lớn người trong giai đoạn tiến hóa này của chúng ta.”

Công lý và Hoà bình

Cho đến nay, quy luật tự trị dân chủ đề ra các dân quyền tự do là hình thức phổ biến, thành công và thực dụng nhất của tổ chức xã hội hiện đại. Gạt sang một bên các quốc gia nhỏ có dầu mỏ và Singapore, không có quốc gia nào tiến qua khỏi bẫy thu nhập trung bình, hoặc 25% GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ, mà không trưng bày áp dụng toàn bộ các dân quyền và nhân quyền dân chủ tự do.

Dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2020 (sử dụng số liệu cho các nước phát triển), Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt ở mức 16% nếu so với mức của Mỹ. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ có thể xảy ra vì các cường quốc tự do cho phép nước này tham gia vào một nền kinh tế thị trường toàn cầu mở rộng mà họ đã tổ chức.

Các nền dân chủ tự do cũng đã đứng về phía chiến thắng trong mọi cuộc cạnh tranh giành quyền bá chủ toàn cầu trong hai thế kỷ qua bởi vì họ là những người theo chủ nghĩa hiện thực giỏi nhất, giỏi hơn trong việc thành lập và duy trì các liên minh, ít đe dọa hơn đối với việc hạn chế các mẫu mực và thận trọng hơn trong việc tránh kiểu xâm lược tự hủy mà nó tiếp tục gây tai hoạ cho các cường quốc độc tài.

Các công trình nghiên cứu về các điều kiện làm nền tảng cho các hệ thống nhân quyền thành công cho thấy là những quyền này có tương quan chặt chẽ nhất với hòa bình, vì chiến tranh chắc chắn mang đến một làn sóng vi phạm nhân quyền.

Dân chủ và một loạt các yếu tố giúp thúc đẩy nền dân chủ ổn định đứng vào hàng thứ yếu. Những yếu tố này bao gồm GDP bình quân tính theo đầu người khá cao; các thể chế hành chính và pháp lý dựa trên các quy tắc, không tham nhũng; một nền kinh tế đa dạng (đặc biệt là một nền kinh tế không chỉ dựa trên dầu khí); một sự đồng thuận về việc mọi người sẽ được hành sử quyền dân chủ của họ đối với quyền dân tộc tự quyết; và một tình lân quốc ủng hộ của các quốc gia dân chủ tự do.

Do đó, về phương diện lịch sử, không có gì là đáng ngạc nhiên khi nền dân chủ tự do và các phong trào hoạt động vì quyền tự do là không thể tách rời, bên này tùy thuộc vào sự thành công của bên kia. Nhưng ngày nay, tác động phản tác dụng của việc vận động nhân quyền gay gắt làm trầm trọng thêm vấn đề thoái trào dân chủ và làm phức tạp cuộc cạnh tranh địa chính trị của nền dân chủ chống lại các chế độ độc tài quyết đoán ngày càng tăng.

Trong phần giới thiệu về Báo cáo Thế giới năm 2022 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Roth hợp lý khi nhấn mạnh rằng, giải quyết cuộc khủng hoảng đương đại của nền dân chủ là chìa khóa để cải thiện nhân quyền toàn cầu.

Nhưng phương sách của Roth phụ thuộc quá nhiều vào cái mà Roth gọi là “việc tố cáo” chế độ chuyên chế. Sự xấu hổ về đạo đức không làm thu ngắn hơn cho nền dân chủ dựa trên các quyền khi các quốc gia thiếu điều kiện để tạo ra nó. Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã thất bại trong việc mang lại nền dân chủ hoặc nhân quyền, không phải vì các nhà hoạt động thiếu những lời hùng biện cao siêu mà vì điều kiện xã hội cho cả hai đều yếu hoặc không có ở mỗi nước. Ít nhất, cho đến khi một số điều kiện thuận lợi đến, nhiệm vụ chính của những người thúc đẩy các quyền là tìm ra một con đường thực dụng để thực hiện chúng.

Sức mạnh đầy thuyết phục

Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng. Nhưng các chính trị gia và nhà hoạt động, những người ủng hộ cho nền dân chủ và nhân quyền có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng các hệ thống điều hành chính yếu của trật tự dân chủ tự do đang hoạt động như để cung cấp lợi ích tập thể thông qua nền kinh tế toàn cầu mở rộng, thông qua các hệ thống liên minh quân sự mà nó bảo vệ các đối tác đang tự do hóa thoát khỏi từ sự xâm lược độc đoán, và thông qua tự do ngôn luận và thông tin.

Công việc này sẽ không dễ dàng. Tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng và các luồng thông tin sai lệch tràn ngập đã làm hoen ố sức thu hút của hệ thống dựa trên các quyền. Một lý do chính cho điều này – và là nguồn gốc của phản ứng dữ dội của trào lưu dân túy nhằm chống lại trật tự tự do – là sự vươn lên của chủ nghĩa tự do tuyệt đối, nó đã làm lu mờ ý tưởng cho rằng nhà nước tự do nên điều tiết các thị trường kinh tế và các nhà báo có trách nhiệm nên quan tâm theo dõi về lĩnh vực tư tưởng.

Để bắt đầu hồi sinh hệ thống dựa trên các quyền, các quốc gia dân chủ và các nhóm vận động cho nhân quyền có thể hoạt động để áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn nhiều đối với việc rửa tiền quốc tế, trốn thuế, che giấu các tài sản đánh cắp và phổ biến trong toàn cầu về các phát biểu đầy căm thù, phỉ báng và thông tin sai lệch.

Các quốc gia tự do cũng phải tiết chế phương cách mà họ mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách mở rộng cánh cửa có điều kiện cho các quốc gia mới tự nguyện gia nhập vào trong hàng ngũ của họ, thay vì đề ra những cải cách về tự do khó thu hút. Ví dụ như Liên minh châu Âu đã thành công trong việc mang lại sự quản lý ổn định, dân chủ cho phần lớn châu Âu sau thời Chiến tranh Lạnh bằng cách chờ đợi một cách đúng đắn cho các quốc gia thỉnh nguyện thành thành viên và sau đó yêu cầu họ thực tập một cách nghiêm minh để đạt được các tiêu chuẩn thuộc về quản trị, luật pháp và quyền trong câu lạc bộ. (Ngay cả khi các điều kiện của Liên minh châu Âu đôi khi hơi lỏng lẻo, như sự thụt lùi dân chủ ở Hungary và Ba Lan đã chứng minh.)

Nhưng ở những nơi khác, sự chuyển đổi đột ngột sang các hệ thống theo kiểu phương Tây một cách hời hợt, đôi khi được yêu cầu bởi các nhà tài trợ dân chủ bồn chồn, đã ép buộc đối với các quốc gia châu Phi và Trung Đông mà họ thiếu các điều kiện về thể chế, dân số và kinh tế để thành công. Ở những nơi như Burundi, Iraq và Rwanda, kết quả thường sống sót trong thời gian ngắn và cuối cùng là dẫn đến đổ máu.

Để tránh các khó khăn khi đòi hỏi rằng các quốc gia và nhà hoạt động tự do phải dịu giọng về các chủ thuyết hợp pháp, tinh thần đạo đức và nguyên tắc phổ quát của họ. Thay vào đó, họ nên kêu gọi về lợi ích cá nhân của đa số quốc gia hùng mạnh bằng cách nhấn mạnh các vấn đề phổ biến như chống tham nhũng và thịnh vượng kinh tế rộng lớn.

Vấn đề lợi ích của đa số là đặc biệt quan trọng. Một phần ba các cuộc biểu tình rầm rộ gần đây trên toàn thế giới đã được tổ chức bởi các nhóm địa phương nhằm để tố cáo tham nhũng. Nhưng các tổ chức nhân quyền xuyên quốc gia quan trọng đã tham gia những nỗ lực này chỉ sau khi nhà nước đàn áp các cuộc biểu tình, và sau đó chỉ để phản đối việc đàn áp, chứ không phải là tham nhũng.

Việc huy động trực tiếp hơn để chống tham nhũng sẽ mang lại cho phong trào nhân quyền một chuyển biến quan trọng, một vấn đề chính để củng cố tinh thần thương tôn pháp luật. Các nhóm nhân quyền cũng quan tâm đến việc khiến các quốc gia kêu gọi cách hành xử của Trung Quốc là đưa người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của mình vào các hệ thống trại tập trung là một “cuộc diệt chủng.” Nhưng những lời buộc tội như vậy dẫn đến một việc gây rối trong việc phân tích ngữ nghĩa chi ly.

Ngược lại, việc áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với hàng xuất khẩu dựa vào lao động cưỡng bức, chẳng hạn như do người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm làm ra, cho thấy một vấn đề mà các đối tác thương mại nước ngoài cần có quan điểm rõ ràng về luật pháp và lợi ích cá nhân.

Các nhóm xã hội dân sự có thể tổ chức các cuộc tẩy chay liên tục để cho thấy rằng những người ủng hộ nhân quyền có nghĩa là kinh doanh. Điều này đặt ra một thái độ hỗ trợ trong việc đối xử công bằng với tất cả công nhân Trung Quốc và tạo động lực khích lệ cho Trung Quốc cải thiện hệ thống kế toán và tiêu chuẩn lao động của mình.

Thật vậy, đôi khi, những người thúc đẩy cho nhân quyền sẽ muốn tránh hoàn toàn xấu hổ và thay vào đó một cách làm việc của họ giống như tư vấn quản lý, nhấn mạnh lời khuyên tinh tế, tư duy đầu tư và khuyến khích tích cực, thay vì công kích những thiếu sót về văn hóa của xã hội.

Ví dụ như nghiên cứu cho thấy rằng các hành vi lạm dụng sâu rộng về các nữ quyền như tảo hôn và cắt bộ phận sinh dục đang giảm đi khi cư dân gia tăng việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông quốc tế, khi phụ nữ có cơ hội làm việc tốt hơn bên ngoài gia đình và khi cộng đồng ít nhất được hiện đại hóa một phần, tất cả các cải cách tích cực nhằm đẩy mạnh một cách rộng rãi cho nền kinh tế.

Ngược lại, các quốc gia xấu hổ vì “tình trạng lạc hậu” có thể có các đối nghịch với hiệu ứng dự định của mình bằng các hoạt động bị chính trị hoá mang tính biểu tượng cho bản sắc văn hóa quốc gia, từ đó tạo thêm  các phản ứng dữ dội chống lại nữ quyền.

Điều này không có nghĩa là các quốc gia tự do và các nhà hoạt động cho nhân quyền không nên xác minh về các nguyên tắc. Điều đó có nghĩa là họ phải cẩn thận và có chiến lược về cách mà họ cổ vũ cho những giá trị này. Điều đó cũng bao gồm việc tránh những yêu cầu không thiết thực. Biden gọi Putin là “một tội phạm chiến tranh” người “không thể tiếp tục nắm quyền,” nhưng ông không có cách nào hợp lý để thực hiện lời tuyên bố khiêu khích này.

Mặc dù những kiểu lên án rỗng tuếch này có thể mang lại hiệu quả cảm thấy tốt trong nhất thời, nhưng cuối cùng, trông giống như đạo đức giả, ngay cả khi là thực tâm. Và trong một cuốn sách gần đây, nhà hoạt động nhân quyền kỳ cựu Priscilla Hayner ghi hận rằng thực sự có sự đánh đổi giữa hòa bình và công lý.

Ví dụ như đe dọa giới lãnh đạo quân sự và các nhà hoạch định chính sách khác bằng thời gian ngồi tù có thể loại bỏ việc cho họ xin tị nạn hoặc ân xá, nếu họ giúp trong việc chấm dứt chiến tranh, và chiến tranh, xét cho cùng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất của việc vi phạm pháp luật. Thực hiện quyền công tố “vì lợi ích của công lý” như quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế đặt ra, đòi hỏi phải quản lý sự đánh đổi này bằng cách thực hiện các cuộc điều tra thông minh về mặt chiến thuật trong khi trì hoãn các bản cáo trạng không kịp thời.

Nhân quyền, bất chấp những việc thoái trào gần đây, vẫn là các vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sự am tường về sức mạnh của các quyền này nằm ở sự hấp dẫn của chúng đối với lợi ích cá nhân và chúng phải được hỗ trợ bởi một liên minh chính trị được xây dựng vững chắc mà nó mang lại kết quả đáng tin cậy. Quyền lực dẫn đầu; theo sau là các quyền đòi hỏi.

Jack Snyder là giáo sư Robert và Renée Belfer về Quan hệ Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Hòa bình Saltzman của Đại học Columbia và Khoa Khoa học Chính trị. Ông là tác giả của “Human Rights for Pragmatists: Social Power in Modern Times” (Princeton University Press, July 2022).

Nguyên bản Anh ngữ: Why the Human Rights Movement Is Losing And How It Can Start Winning Again,” Why the Human Rights Movement Is Losing, Jack Snyder, Foreign Affairs, 21/7/2022

Nguồn: Blog Kim Them Do

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”