Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan HD981 trước thời hạn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam.

Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.

Sự kiện Bắc Kinh cho rút giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam sớm hơn dự tính 1 tháng cho thấy đây không phải là động thái bình thường.

Vào ngày 2/5, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo giàn khoan HD 981 sẽ tác nghiệp trên biển Đông (cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 135 hải lý) kéo dài từ ngày 3/5 đến 15/8.

Ba tuần lễ liên tiếp sau đó, Trung Quốc đã bị rất nhiều sự chống đối từ dư luận quần chúng Việt Nam và Thế giới nhất là Hoa Kỳ nên đã nhích giàn khoan ra ngoài một vài hải lý nhưng vẫn nằm trong lô khai thác dầu khí 143 do CSVN ấn định nhưng chưa khai thác.

Mặc dù Bắc Kinh không cho biết lý do rút giàn khoan HD 981 sớm hơn thời hạn dự trù, nhưng theo một số phân tích thì cho là Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 nhằm tránh cơn bão Rammansun đang từ vùng biển Phi Luật Tân hướng về quần đảo Hoàng Sa với sức gió mạnh khủng khiếp (134-166 cây số/giờ).

Việc Bắc Kinh rút giàn khoan để tránh cơn bão Rammansun chỉ là lý cớ bề nổi, vì nếu giàn khoan này đang tìm kiếm dầu khí thật sự như Trung Quốc loan báo thì họ không thể dễ dàng rút giàn khoan khi thời hạn tác nghiệp còn đến một tháng và đã chi phí hàng ngàn triệu Mỹ Kim cho giàn khoan này hoạt động trong gần 2 tháng vừa qua.

Cơn bão thực sự khiến Trung Quốc phải rút giàn khoan vẫn chính là “cơn bão dư luận” – cả từ Việt Nam lẫn quốc tế. Tư duy và hành xử cao ngạo, côn đồ của Trung Quốc đã như bị nước lạnh tạt vào mặt với phản ứng phẫn nộ của thế giới, khiến Bắc Kinh chợt tỉnh với 3 mối lo sau đây:

Thứ nhất là sợ bị cô lập. Hầu hết dư luận thế giới đều lên án hành động bá quyền của Trung Quốc khi mang giàn khoan HD 981 vào trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Sự kiện Nhật Bản, Úc, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Hoa Kỳ đều lên tiếng chống đối mạnh mẽ cho thấy các quốc gia có quyền lợi trực tiếp trên tuyến đường hàng hải biển Đông sẽ không để yên cho Trung Quốc thao túng. Đồng thời qua vụ giàn khoan, thế giới đã thấy rõ thực chất của cái gọi là “trổi dậy hòa bình” của tân đế quốc này, và nguy cơ gây bất ổn trong vùng cũng như trên toàn thế giới của Trung Quốc.

Thứ hai là sợ một liên minh chống Trung Quốc hình thành. Vụ giàn khoan đã vô hình chung tạo lý cớ thuận lợi cho các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc Châu, Nam Hàn, Mã Lai liên kết thành một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc – không chỉ ở biển Đông mà bao gồm cả vòng đai Á Châu Thái Bình Dương. Đây có thể nói là cơ hội bất ngờ giúp cho Nhật Bản mở rộng tiềm năng hoạt động của lực lượng tự vệ cùng với Hoa Kỳ trong vùng mà không gặp sự chống đối nào của công luận.

Thứ ba là sợ nội bộ lãnh đạo CSVN phân hóa vì Bắc Kinh. Sự phẫn nộ của người Việt Nam ở trong và ngoài nước về vụ giàn khoan đã dâng cao tột đỉnh, tạo ra những áp lực mạnh mẽ lên hàng ngũ lãnh đạo CSVN vốn đang lệ thuộc vào Trung Quốc. Các áp lực này đã đẩy Bộ chính trị CSVN rơi vào tình thế lúng túng, đưa đến sự hình thành hai khuynh hướng thoát Trung và bám Trung rất nguy hiểm cho quan hệ tay sai mà Bắc Kinh đã nuôi dưỡng từ năm 1990 cho đến nay, và nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ vốn đã bị người dân khinh ghét.

Tuy nhiên, vì tham vọng chiếm biển Đông bằng mọi giá để chống lại chính sách xoay trục về Á Châu của Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ không dừng ở việc rút giàn khoan HD 981 mà còn tiếp tục gia tăng các áp lực mới trên biển Đông trong những ngày tới. Một số các sự kiện tiên đoán điều này:

– Hai tuần trước khi rút giàn khoan HD 981, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo là hai giàn khoan Hải Nam 4 và Hải Nam 9 đã được đưa về hoạt động trên biển Đông, tuy không cho biết rõ vị trí tác nghiệp. Đây là sự rút lui có chuẩn bị với mục tiêu mà Trung Quốc muốn nhắm đến là bình thường hóa sự hiện diện thường trực của các giàn khoan trên biển Đông để lâu dần không còn ai chống đối mạnh mẽ như hiện nay.

– Muốn chiếm biển Đông, Trung Quốc thấy rõ Việt Nam là địa bàn quan trọng và CSVN là tay đàn em đắc lực. Do đó Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách khống chế Bộ chính trị CSVN trong vòng kim cô “16 vàng và 4 tốt”, sẽ ngăn chặn mọi thế đối đầu pháp lý như Phi Luật Tân đang làm, cũng như không để cho CSVN tiếp cận với Hoa Kỳ hay các quốc gia nằm trong liên minh chống Trung Quốc.

– Sau khi tung ra hàng loạt giàn khoan trên biển Đông, Trung Quốc sẽ bắt đầu đưa ra hai quyết định: 1/ Thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông; 2/ Ra lệnh các tàu bè ngoại quốc lưu thông qua lại trên biển Đông phải xin phép nhà cầm quyền Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để vừa chính thức hóa chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, vừa đẩy Hoa Kỳ, Nhật Bản và Phi Luật Tân ở vào thế khó xử.

Qua những động thái mà Tập Cận Bình đã làm trên biển Hoa Đông đối với Nhật Bản từ năm 2013 đến nay và nhất là đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam để thách thức Hoa Kỳ trong 2 tháng vừa qua, chúng ta thấy rõ là Trung Quốc từng bước đưa ra nhiều phép thử khác nhau. Tuy có gặp sự chống đối mạnh mẽ ở lúc đầu, nhưng Trung Quốc nghĩ rằng với từng bước tiệm tiến, họ sẽ đạt được mục tiêu “đặt các nước vào sự đã rồi” qua sự tiếp tay trực tiếp và gián tiếp của đảng CSVN, và sau cùng sẽ buộc các nước phải chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Nói tóm lại, chúng ta nên coi việc Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 hôm 16/7 vừa qua chỉ là bước lùi chiến thuật tạm thời để làm dịu nguội dư luận. Bắc Kinh sẽ tiếp tục khống chế lãnh đạo Hà Nội để chuẩn bị cho giai đoạn mà họ sẽ mang thêm nhiều giàn khoan ra biển Đông và buộc thế giới phải công nhận chủ quyền, theo kiểu “tầm ăn dâu”.

Do đó, chúng ta phải tiếp tục vận động sự cảnh giác của thế giới và áp lực Bộ chính trị CSVN phải xúc tiến việc kiện Trung Quốc vì đây là diễn đàn cần thiết để bảo vệ chủ quyền nước nhà và buộc Trung Quốc phải ngưng những thủ đoạn xâm chiếm biển Đông nói trên.

Lý Thái Hùng
Ngày 16/7/2014

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.