Tâm thư của cựu Tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sydney ngày 23 tháng 7, 2023

Kính gởi quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, Cộng đồng, Tổ chức, Đảng phái, các Cơ quan truyền thông và quý đồng hương

Thưa quý vị,

Tôi là Châu Văn Khảm, đảng viên đảng Việt Tân, một tù nhân lương tâm vừa mới trở lại xứ sở tự do Úc Châu vào ngày 11 tháng 7, 2023 sau 4 năm, 6 tháng bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ và giam cầm một cách phi pháp, với cáo buộc tội “khủng bố lật đổ chính quyền.” Xin được có đôi lời tâm tình cùng quý vị.

Trước hết, thay mặt gia đình tôi xin được tri ân những tình cảm, những nỗ lực của quý vị đã dành cho chúng tôi nhằm vận động chính quyền Liên bang Úc lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho tôi đã thành công một cách tốt đẹp.

Tuy phải trải qua 54 tháng tù phi lý, nhưng chính những cuộc vận động không chỉ ở Úc Châu mà còn lan rộng trên toàn thế giới, cho thấy chính nghĩa đấu tranh của người Việt tỵ nạn Cộng sản đã chiến thắng và giúp khích động tinh thần của những người tù lương tâm đang phải đương đầu với những bản án tù nghiệt ngã.

Sự kiện vào ngày 7 tháng 6 năm 2022 tức một năm trước đây, Nhóm Công Tác Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention – UNWGAD) đã công bố một phán quyết về việc nhà nước CSVN bắt giữ tôi (Châu Văn Khảm) là tùy tiện, vi phạm điều 9 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam đã ký cam kết tôn trọng. Quyết định này của Liên Hiêp Quốc cho thấy là sự bắt giữ và kết án 12 năm tù giam đối với tôi là vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Trong lúc tôi được tự do và trở về Úc Châu, hai Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền bị bắt và bị kết án cùng phiên tòa với tôi vẫn còn bị giam giữ, và đây là điều khiến tôi vô cùng áy náy. Tôi nguyện sẽ cố gắng tiếp tục tranh đấu, nhất là vận động chính phủ và chính giới Úc Châu lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho hai anh Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền cũng như các Tù Nhân Lương Tâm khác bị bắt giữ chỉ vì lòng yêu nước.

Kính thưa quý vị,

Sự kiện tôi trở về Việt Nam và bị bắt giữ vào tháng Giêng năm 2019, tuy có làm khựng lại các đóng góp của tôi cho phong trào đấu tranh, nhưng đây cũng là cơ hội để tôi cọ sát với thực tế xã hội Việt Nam ngay trong lao tù.

Tôi không chỉ đối diện với những cán bộ điều tra của chế độ mà còn tiếp cận với đủ thành phần tù nhân trong mọi tầng lớp xã hội ở các trại giam đã đi qua. Tôi thấy rằng ai ai cũng có chung cảm nhận là Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn trong cuộc sống với hàng hóa tiêu dùng phong phú. Nhưng phải nói là đa số không hài lòng với xã hội hiện tại vì nhiều lý do.

Một điểm chung của tình trạng bất mãn mà tôi thấy rõ là chính tình trạng o ép, bao phủ không khí công an trị đã ngăn chặn sức sống và sức vươn lên của toàn dân tộc. Khi con người không được sống theo điều mình muốn và phải sống dối trá trong một xã hội nhiều nghịch lý thì chắc chắn xã hội luôn luôn có những đợt sóng ngầm.

Vì thế, tôi thấy rằng để góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam sớm có chuyển đổi dân chủ và phát triển bền vững, chúng ta cần quan tâm hiểu biết cụ thể tình hình và các diễn biến tại Việt Nam. Có như vậy những nhận định, những phân tích của chúng ta về tinh hình Việt Nam mới không bị phản cảm và nhất là tạo những tác động tích cực để mọi người có thể đồng hành với quyết tâm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, tiến bộ  và có một vị trí quan trọng trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Trong tinh thần đó qua bức Tâm Thư này, tôi xin đề nghị với toàn thể quý vị tích cực quan tâm và hỗ trợ những Tù Nhân Lương Tâm và gia đình của họ đang phải chiến đấu trong các lao tù tại Việt Nam. Đồng thời, chúng ta không thể góp sức thay đổi một Việt Nam Dân Chủ và Tiến Bộ, nếu không thật sự dành nhiều thời gian theo dõi và nắm bắt các chuyển biến xảy ra để sát cánh và đồng hành với bà con trong nước.

Tôi nguyện sẽ tiếp tục dấn thân vào đại cuộc chung và đồng hành với quý vị trong mọi cuộc vận động để tất cả các Tù Nhân Lương Tâm được trở về trong mái ấm gia đình, dân tộc Việt Nam sớm cùng nhau xây dựng được một xã hội tự do, nhân bản đầy ắp tình người trong một tương lai rất gần.

Trân trọng.

Châu Văn Khảm

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.