Tất Cả Vì Tự Do

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

30/4/1975 là ngày chấm dứt chiến tranh Việt Nam, có thể xem là cuộc chiến ý thức hệ, kéo dài gần 20 năm.

Trong suốt 30 năm qua, chưa có dấu hiệu gì cho thấy Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ổn định được tình hình chính trị vì sự chống đối nổi lên khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại, từ người dân thường cho đến trí thức không Cộng Sản và trí thức Cộng Sản, và từ trong đảng ra đến ngoài đảng.

Mặc dầu CSVN đã chiến thắng năm 1975, nhưng 30 năm qua họ hì hục tranh thủ lòng dân bằng đủ mọi biện pháp, nhất là tuyên truyền. Ở trong nước, nhờ bưng bít thông tin và bạo lực khống chế nên CSVN vẫn còn khả năng kiểm soát tình hình. Nhưng khối người Việt sống trong tự do thì nằm ngoài sự kiểm soát của chế độ mặc dầu CSVN rất muốn khống chế. Cho đến hôm nay, CSVN biết rằng phải thắng được khối người Việt tự do, tức vô hiệu hoá nỗ lực đấu tranh, thì mới hy vọng ổn định chính trị trong nước. Còn người Việt tự do thì biết rằng còn chế độ độc tài cộng sản thì không bao giờ đồng bào tại quê nhà được “độc lập, tự do, hạnh phúc” cả. Còn độc tài cộng sản thì ước mơ canh tân Việt Nam cũng không thể nào đạt được nên điều kiện dứt khoát là phải gỡ bỏ chế độ độc tài.

Trên thực tế, ngay sau ngày 30/4/1075, cuộc chiến giữa một thiểu số lãnh đạo độc tài và đa số khát vọng tự do vẫn tiếp diễn trong 30 năm qua; có lúc âm ỉ ngấm ngầm và có lúc bùng nổ mãnh liệt.

Những gì xảy ra tại Úc trong tuần lễ qua 31/10 đến 6/11, hay cách đây 2 năm đối với vụ VTV4, đã nói lên tất cả ý nghĩa đó.

Tuần qua, khoảng 1500 người biểu tình tại Canberra, 15,000 người biểu tình tại Sydney, 10,000 người biểu tình tại Bankstown, và 2500 người biểu tình tại Melbourne chống lại bốn cuộc trình diễn dùng văn hoá văn nghệ tuyên truyền cho CSVN. Số người biểu tình tại Úc cho thấy đa số người Việt tự do không chấp nhận chế độ này, và bác bỏ hoàn toàn luận điệu là tinh thần đấu tranh của người Việt tự do đang xuống thấp. Chấp nhận chế độ độc tài, đối với họ, có nghĩa rằng sự bỏ nước ra đi tìm tự do của mình là không chính đáng, và rằng công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ sẽ trở thành vô nghĩa.

Ở trong nước, tuy bị khống chế mọi mặt nhưng người dân vẫn bất phục, và phần lớn là bất tuân, sự lãnh đạo của CSVN, nhất là trên mặt xã hội và chính trị. Mà không được lòng dân thì kết quả chỉ là những cơn sóng ngầm, vì lịch sử từ xưa đến nay đều chứng minh như thế.

Đối với hải ngoại, khi đã liều mình vượt biển tìm cái sống trong cái chết, khi tự do là tất cả để sống cho đúng với nhân cách một con người, thì những ai thoát khỏi gông cùm cộng sản làm sao quên được bản chất của họ khi những gì xảy ra trong quá khứ vẫn còn tiếp diễn. Người chết mà CSVN còn không tha như đã áp lực chính quyền Nam Dương và Mã Lai đập bỏ hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang và Bidong. Người sống như trẻ em và phụ nữ Việt Nam thì bị coi như món hàng tiêu khiển cho người khác, trong khi bao người lương thiện trở thành tù nhân lương tâm. Với kiểu cai trị như thế thì làm sao những người có lương tâm và được sống trong tự do có thể làm ngơ! Làm sao dửng dưng trước thời cuộc khi nhà cầm quyền CSVN núp dưới chiêu bài văn hoá văn nghệ mà lại phí phạm cả triệu đô la để đánh bóng cho chế độ độc tài!

Không có chính nghĩa thì CSVN không thể chinh phục được phiá họ chiến thắng. Nhưng ngay chính những người đã đi theo CSVN trong suốt 60 năm qua bây giờ quay lại đặt vấn đề về con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng máu và nước mắt của hàng triệu người Việt Nam như thế có đáng không, nhất là khi Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng còn nhiều quốc nhục và quốc nạn hơn những gì có thật để tự hào.

Sẽ còn rất lâu, hay thực tế hơn, là không khi nào CSVN có thể lấy được lòng dân cả trong lẫn ngoài nước với bản chất tráo trở như vậy. Cuộc đấu tranh vạch trần bản chất và âm mưu của CSVN rất quyết liệt cho đến khi nào tự do và dân chủ thật sự hiện hữu đối với đại đa số người dân.

Trong 60 năm qua, CSVN tồn tại nhờ bưng bít, bạo lực và tuyên truyền. Cho nên người Việt tự do phải dồn mọi nỗ lực để chọc thủng bức tường bưng bít, bẻ gẫy mọi mặt trận tuyên truyền của chế độ tại hải ngoại, và chuyển các thông tin này đi khắp nơi và vào trong nước. Cả ba nỗ lực này người Việt tự do đều có khả năng thực hiện. Được như thế thì mới dần dần chủ động thế tấn công vào những điểm yếu của chế độ độc tài. Một khi hai mũi nhọn của họ bị bẻ gẫy, tức bưng bít và tuyên truyền bị vô hiệu quả, thì vấn đề dùng bạo lực sẽ không còn giá trị bao nhiêu. Lúc đó ngày tàn của chế độ không còn bao lâu.

Phạm Phú Đức
Melbourne, 7/11/2005

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.