Thảm hoạ Formosa bị ‘loại’ khỏi 10 sự kiện môi trường nổi bật năm 2016

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

07.01.2017

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam hôm 5/1 công bố danh sách 10 sự kiện nổi bật về tài nguyên môi trường năm 2016, trong đó không có thảm họa môi trường do Formosa gây ra, khiến công luận bất bình.

Theo danh sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), 10 sự kiện nổi bật bao gồm hầu hết là các chương trình hành động, quy hoạch, quản lý của chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Danh sách trên do Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà ký hôm 5/1. Ngay khi vừa được công bố trên báo chí, danh sách này đã gây phản ứng mạnh từ công luận và giới truyền thông vì danh sách không đề cập tới sự cố môi trường Formosa, vẫn được coi là thảm họa môi trường tệ hại nhất từ trước tới nay tại Việt Nam.

Khi được hỏi về tiêu chí để bình chọn 10 sự kiện trên, ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng và Tuyên truyền của Bộ TNMT được báo Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết có 4 tiêu chí để lựa chọn: sự kiện có tính chất tiêu biểu, có quy mô lớn, diễn ra lần đầu tiên và tạo sự chuyển biến mang tính đột phá.

Tuy nhiên lời giải thích của các giới chức Bộ TNMT trên báo chí không được công luận chấp nhận.

Facebooker tên Trần Đạt ở TP.HCM viết “Thành tích ảo vs. thảm họa thật” khi so sánh 10 sự kiện trên danh sách với thảm hoạ Formosa với các vụ cá chết hàng loạt khắp các tỉnh miền Trung. Facebooker Đạt viết “Thành tích chỉ là sự kiện trên giấy chưa giúp cải thiện gì nhưng thảm hoạ rõ ràng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân từ Nam ra Bắc. Đã nhận thành tích thì cũng nên thẳng thắn nhận trách nhiệm”.

Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, người đã giúp đỡ về mặt pháp lý cho hàng trăm nạn nhân của vụ Formosa, nhận định với VOA về danh sách 10 sự kiện:

“Điều này không phải chỉ bản thân tôi mà có lẽ là cả nhân loại đều cảm thấy hài hước. Có lẽ khi Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký quyết định công bố 10 sự kiện nổi bật của năm mà loại thảm họa Formosa ra ngoài thì có lẽ tôi nghĩ trong thâm tâm của ông, tận đáy sâu cõi lòng nơi lương tâm của ông hiện diện, thì ông cũng không muốn đâu”.

Theo Cha Nam, về tính nghiêm trọng, mức độ thiệt hại chưa từng có tác động tới cuộc sống người dân, đối với nền kinh tế và môi trường của Việt Nam và những ảnh hưởng gián tiếp khác, vụ Formosa lẽ ra phải được xếp hàng đầu trong tất cả các sự kiện về môi trường của Việt Nam trong năm qua. Ông nói:

“Có lẽ đối với Việt Nam nó phải là vị trí thứ nhất bởi vì nó làm hàng trăm ngàn người mất việc. Hàng triệu người của vùng biển miền Trung là nạn nhân trực tiếp. Bên cạnh đó, nó còn kéo dài đến các nạn nhân gián tiếp, không chỉ ở nước Việt, mà ngày nay như tôi nói, là thế giới phẳng, nhất là vấn đề thông thương của thương nghiệp thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu”.

Vụ ô nhiễm môi trường do Tập đoàn gang thép Đài Loan Formosa ở Hà Tĩnh gây ra đã khiến cá chết hàng loạt trong một thời gian dài trên 200 km bãi biển ở các tỉnh miền Trung, bắt đầu từ tháng 4/2016.

Hàng triệu dân địa phương bị ảnh hưởng và gần 40.000 ngư dân của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế đã mất kế sinh nhai trong suốt tám tháng qua.

Tin cho hay thảm họa này đã làm giảm 20% năng suất thủy sản và làm chậm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2016.

Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra thảm họa và đồng ý bồi thường 500 triệu đôla. Tuy nhiên, khoản tiền bồi thường này cũng gặp nhiều phản đối từ các nạn nhân cũng như công chúng. Nhiều người cho rằng khoản tiền bồi thường quá ít ỏi, không đủ để bù đắp những thiệt hại đối với người dân trong suốt thời gian qua, và chưa nói đến kinh phí để khắc phục hậu quả của tai hoạ môi trường mà nhiều người cho là phải mất đến hàng chục năm.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.