Tháo “Gông Phát Triển”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22 tháng 9 vừa qua, trang điện tử TuanVietNam đã đăng tải một bài viết có tựa đề: “Tháo Gông Phát Triển” với lập luận rằng nạn hành chính quan liêu, phức tạp, nặng nề đã trở thành chiếc gông đeo cổ của Việt Nam trên con đường phát triển. Báo này cho rằng hệ thống hành chính là xương sống của hệ thống chính trị. Muốn cải cách hành chính thì phải cải cách chính trị theo hướng thực tế: lấy hiệu quả phục vụ cho bộ máy công quyền là mục tiêu cải cách. Để cải cách hành chính thành công, báo TuanVietNam cho rằng chỉ có con đường phải làm là quyết tâm cải cách hệ thống chính trị.

Báo TuanVietNam không cho biết là cải cách hệ thống chính trị sẽ tiến hành ra sao và làm như thế nào, nhưng báo này kết luận rằng: phải tháo gỡ những nút cổ chai thì gông cùm mới được loại bỏ. Tuy không nói ra, người ta đều hiểu rõ nút cổ chai mà TuanVietNam nêu ra chính là những cơ chế của đảng Cộng sản Việt Nam đang chi phối mọi sinh hoạt xã hội. Vậy những nút cổ chai này là gì và đang cản trở con đường phát triển Việt Nam ra sao?

Nghị quyết đại hội toàn đảng Cộng sản Việt Nam kỳ thứ X vào tháng 4 năm 2006 đã đưa ra hai quyết tâm về con đường phát triển Việt Nam:

Thứ nhất là đến năm 2010, Việt Nam phải ra khỏi hàng ngũ của những quốc gia nghèo và chậm phát triển.

Thứ hai là đến năm 2020, Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp đã phát triển.

Theo thống kê của IMF vào năm 2006, GDP toàn thế giới tính theo đầu người vào năm 2005 là 7,263 Mỹ Kim; Việt Nam chỉ đạt 650 Mỹ Kim. Thống kê của IMF vào năm 2009, Việt Nam chỉ nhích lên được 695 Mỹ Kim. Chỉ nhìn vào thống kê này, người ta thấy rõ là khoảng cách giàu nghèo giữa Việt Nam và thế giới còn quá xa. Việt Nam vẫn còn loay hoay trong vũng lầy của các quốc gia nghèo và chậm phát triển.

Trong chiến lược phát triển Việt Nam vào tháng 4 năm 2006, đảng Cộng sản Việt Nam đã coi nền công nghiệp tin học là mũi nhọn để tạo bước đột phá trong nền kinh tế tri thức, đồng thời ban hành “Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Qua Nghị quyết này, lãnh đạo Hà Nội đã nhấn mạnh “thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Lãnh đạo Hà Nội đã không tiến hành chiến lược như họ đã vạch ra.

Thay vì mở rộng cánh cửa thông tin trên các mạng Internet để người dân có thể truy cập các tin tức, kiến thức, hầu gia tăng trình độ hiểu biết góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nền công nghiệp tin học, nhà cầm quyền Hà Nội đã không những dựng lên bức tường lửa ngăn chận các trao đổi trong ngoài mà còn cho bộ máy công an truy bức, khống chế những người sử dụng mạng tin học để quảng bá các thông tin về những nhu cầu thay đổi của đất nước. Đặc biệt mới đây, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết Định 97 ban hành danh mục các lãnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2009. Việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt các chuyên gia, trí thức chỉ được nghiên cứu những lãnh vực mà nhà nước cho phép cho thấy là họ không hề thực hành dân chủ và cũng không hề phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo.

Nhưng điều quái gở nhất trong Quyết Định 97 và đã làm bùng nổ sự bất mãn tột độ của giới trí thức, dẫn đến quyết định tự giải thể của Viện Nghiên Cứu Phát Triển do 16 chuyên gia, trí thức như Giáo sư Hoàng Tụy, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Quang A… sáng lập cách nay 2 năm, là mọi phản biện về đường lối chính sách chỉ nộp cho cơ quan liên hệ, không được công khai phổ biến ra bên ngoài. Nhiều người cho rằng lãnh đạo Hà Nội không cho giới chuyên gia, trí thức phản biện, tức là chỉ trích, phê phán công khai những chính sách, đường lối của các cơ quan đảng và nhà nước vì sợ làm mất uy tín lãnh đạo và làm suy yếu tiềm lực của đảng. Điều này chỉ đúng trên mặt hiện tượng khi cái dốt của cấp lãnh đạo bị phơi bày, nhưng về bản chất thì Quyết Định 97 biểu hiện chủ trương cốt lõi của Hà Nội vẫn là Hồng hơn Chuyên.

Nghĩa là lãnh đạo Hà Nội vẫn cố bám chặt vào các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin trong mọi chính sách cải tổ và không chấp nhận bất cứ ai “giỏi” hơn đảng. Chính lề thói suy nghĩ này mà Hà Nội luôn luôn chủ trương đảng phải “cầm chịch” mọi quyết định, kể cả những quyết định sai và không ai được quyền phê phán nó. Tất cả những phê phán chỉ trích dù đúng đi nữa đều bị quy kết là phản động, chống phá đảng và bị lôi vào tù với tội danh “vi phạm điều 88” (tuyên truyền chống phá nhà nước). Với một chế độ coi thường trí tuệ của dân tộc và kết án bất cứ ai không nói theo “ngôn ngữ của đảng” là phản động, cho thấy họ không muốn xã hội tiến bộ, đất nước phát triển. Bởi vì họ coi sự tiến bộ của người dân và phát triển của đất nước là những nguy cơ dẫn đến sự tan rã quyền lực độc tôn của họ.

Cho nên khi TuanVietNam đề xướng việc giải quyết các cổ chai trong hệ thống hành chính hiện nay như là một bước đầu của nhu cầu cải cách hệ thống chính trị Việt Nam, cho thấy chỉ giải quyết nhu cầu ở ngọn. “Gông Phát Triển” không phải là cơ cấu hành chính hay hệ thống chính trị hiện nay mà chính là thành phần lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Giải quyết thành phần lãnh đạo này thì mọi gông cùm ở Việt Nam sẽ được tháo gỡ ngay tức khắc. Thành phần này thật sự không đông. Họ là những người đang nắm giữ quyền lực chính trị ở bộ chính trị, trung ương đảng và những cơ chế kinh tế thương mại ở các Bộ. Họ cấu kết và chia chác với nhau những đặc quyền và đặc lợi, tạo thành một giai cấp đặc biệt ở trong đảng. Nếu tất cả mọi người quyết tâm tranh đấu bằng cách cô lập thành phần này bằng phương pháp bất phục tùng dân sự và vạch trần các tội ác của họ trước công luận, chắc chắn sẽ đẩy họ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Khi giới cầm quyền ở vào thế bị động và bị đẩy vào vị trí là vật cản đường của những bước tiến xã hội, sớm muộn gì họ cũng bị tan rã. Những phản ứng gần đây của Cộng sản Việt Nam về vụ Biển Đông, vụ khai thác Bauxite, vụ bắt thả 3 Bloggers, vụ xử và ngưng xử những nhà đối kháng và nhất là vụ tự bắn vào chân qua Quyết Định 97, cho thấy là giới lãnh đạo Hà Nội đang bị chúng ta đẩy vào ngõ cụt của con đường “Hồng hơn chuyên”. Những diễn biến này sẽ ảnh hưởng rất lớn lên sự sống còn của đảng Cộng sản Việt Nam xuyên qua đại hội đảng lần XI mà họ đang chuẩn bị từ đây cho đến tháng 1 năm 2011. Nếu chúng ta cùng nhau quyết tâm đẩy mạnh phương thức đối đầu bất bạo động, phá vỡ trận tuyến “Hồng hơn chuyên” hiện nay của CSVN, “gông cùm phát triển” sẽ tháo gỡ trong ba năm trước mặt.

Trung Điền
Ngày 24 tháng 9 năm 2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.