Thất bại của thượng đỉnh Hà Nội không có gì là bất ngờ

Tổng thống Mỹ họp báo tại Hà Nội sau thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên, ngày 28/02/2019. REUTERS/Leah Millis
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc sớm hơn dự kiến mà không đạt được một thỏa thuận này, trái với kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Thất bại còn ê chề đối với Mỹ ở chỗ Nhà Trắng đã chuẩn bị một lễ ký kết tuyên bố chung của hai lãnh đạo, thế mà hai phái đoàn đã rời khỏi khách sạn Metropole không kèn không trống, bỏ cả ăn trưa.

Những hứa hẹn của Tổng thống Trump về một tương lai “tươi sáng” cho Bắc Triều Tiên, nếu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, rốt cuộc vẫn không thuyết phục được lãnh đạo họ Kim.

Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, thất bại của Thượng đỉnh Hà Nội thật ra không có gì là bất ngờ. Trên mạng Twitter hôm nay, ông Joe Cirincione, Chủ tịch Quỹ Ploughshares, một tổ chức vì hòa bình và an ninh thế giới của Mỹ, nhận định đây là một “thất bại lớn”, và nó cho thấy hạn chế của các cuộc họp thượng đỉnh, như ở Hà Nội, do cả hai bên đều không đủ thời gian và nhân lực để soạn thảo một thỏa thuận.

Cũng trên mạng Twitter, chuyên gia Ankit Panda, thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cảnh báo rằng Nhà Trắng hy vọng sẽ có các cuộc đàm phán kế tiếp, nhưng phía Bắc Triều Tiên lại không nghĩ như vậy. Theo nhận xét của ông Panda, do quá bực bội, có thể là ông Kim Jong-un sẽ không muốn tiếp tục đàm phán.

Còn theo nhà phân tích Adam Mount của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, đây là thất bại của đàm phán theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Nhà phân tích này nói: “Trong khi Bình Nhưỡng vẫn chống lại các biện pháp giải trừ vũ khí, ông Donald Trump lại không có phương tiện để đạt các thỏa thuận từng bước, nhằm tạo đà cho tiến trình đàm phán. Chính sách ‘được ăn cả, ngã về không’ chẳng đi đến đâu.”

Thật ra thì bản thân Tổng thống Trump trước khi gặp lại lãnh đạo họ Kim đã nhiều lần nhấn mạnh là không nên chờ đợi một bước đột phá ngoại giao từ Thượng đỉnh Hà Nội và ông sẽ không vội vã ký kết một thỏa thuận, khi nào mà Bình Nhưỡng tiếp tục tạm ngưng thử hạt nhân và tên lửa.

Đối với ông Harry Kazianis, Giám đốc Nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia (Hoa Kỳ), thà không có thỏa thuận còn hơn là đạt một thỏa thuận tồi. Ông nói: “Mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nay đã là một thực tế. Nếu đạt một thỏa thuận mà không giải tỏa được mối đe dọa này, thì còn tệ hơn nhiều so với một thỏa thuận không hoàn hảo.”

Dầu sao, thì việc thượng đỉnh Hà Nội không đạt được thỏa thuận nào là một vố đau đối với Tổng thống Trump, vào lúc ông đang phải đối phó với những áp lực trong nước, do cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ và do dự án xây tường biên giới Mêhicô của ông đang bị chống đối ở Quốc Hội.

Thượng đỉnh lần này lại diễn ra đúng vào lúc cựu luật sư Michael Cohen ra điều trần trước Hạ Viện, tố cáo Tổng thống Trump là một kẻ dối trá, lừa đảo. Chủ nhân Nhà Trắng đã hy vọng sẽ giành được một thắng lợi ngoại giao từ Thượng đỉnh Hà Nội để dư luận ở Hoa Kỳ bớt chú ý đến những tuyên bố của ông Cohen. Thế mà ông đã trở về Washington tay không, thậm chí không chắc là sẽ gặp lại lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)