Thế Giới Đồng Loạt Kêu Gọi Tẩy Chay Thế Vận Olympics

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

John Leicester tường thuật (AP)

JPEG - 80 kb

Paris – Việc kêu gọi tẩy chay Trung Quốc qua vụ xử lý bạo động ở Tây Tạng càng trở nên rõ rệt hơn vào hôm Thứ Ba khi có lời đề nghị một cuộc “tẩy chay nhỏ” Thế Vận Bắc Kinh của các quan khách danh dự buổi lễ khai mạc.

Sự phản đối này của các quan khách là những vị lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới sẽ là một cú tạt mạnh vào mặt đối với hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.

Ông Bernard Koucher, vị bộ trưởng ngoại giao bộc trực của Pháp, là một nhà hoạt động về nhân quyền đã nói rằng ý kiến này cũng “lý thú”.

Ông Koucher nói ông sẽ thảo luận ý kiến này với các vị ngoại trưởng của 27 quốc gia thuộc khối Liên Hiệp Âu Châu. Lới phát biểu của ông đã hé lộ điểm trái ngược so với quan điểm bất di bất dịch trước đây của chính phủ Pháp về việc tẩy chay hoàn toàn.

Ông còn nói là sáng kiến bỏ qua việc tham dự buổi lễ khai mạc vào ngày 8 tháng 8 “là kém tiêu cực so với việc tẩy chay hoàn toàn” và “chúng tôi đang xem xét việc này”.

Khi được hỏi về lời phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Pháp, vị đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc là ông Wang Guangya đã nói: “Tôi chắc chắn rằng hầu hết mọi người trên thế giới này không đồng ý với ông ta”.

Ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế, tháng vừa rồi nói rằng sẽ có nhiều vị nguyên thủ quốc gia đến tham dự, kể cả Tổng Thống Bush, Thủ Tướng Đức Angela Merkel và Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy.

JPEG - 99.4 kb

JPEG - 45.5 kb

Việc tẩy chay buổi lễ khai mạc, nếu xảy ra, sẽ không có sự tham dự của các vận động viên bởi vì các điều luật của Olympic cấm họ tham dự vào các cuộc tẩy chay bất kỳ trận đấu hay hoạt động nào, kể cả buổi lễ khai mạc.

Ông Darryl Seibel, phát ngôn nhân của Ủy Ban Olympic Hoa Kỳ nói không có điều lệ nào bắt các vận động viên phải tham dự buổi lễ khai mạc.

Ông Seibel cũng nói “Chúng tôi mong muốn các vận động viên có mặt tại buổi lễ khai mạc”, vì “đó là một vinh dự lớn lao được bước đi giữa vận động trường với quốc kỳ của chúng ta, trong một buổi lễ chào đón và vinh danh các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới”.

Cuộc biểu tình bạo động ở Tây Tạng là một thử thách nghiêm trọng trong vòng 2 thế kỷ qua đối với sự cai trị của Trung Quốc ở đây, đang làm cho chính phủ các nước và các nhà vận động nhân quyền phải xét lại thái độ đối với cuộc tranh tài thế vận từ 8 đến 24/8.

Cô Sophie Richarson, giám đốc văn phòng New York của Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế (HRW), nói rằng bấy lâu nay Ủy Hội chưa lên tiếng về tẩy chay, nay có thể sẽ thay đổi lập trường của mình, kêu gọi các vị nguyên thủ quốc gia không tham dự buổi lễ khai mạc. Qua điện thoại cô cũng nói rằng cho đến giờ này Ủy Hội đang gợi ý với các vị lãnh đạo thế giới là nên suy nghĩ một cách “sâu sắc” hơn một khi thế giới nhìn thấy họ ngồi chung với lãnh đạo của Trung Quốc.

Cô cũng nói thêm “sự hiện diện của họ tại Thế Vận sẽ được nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tin và tuyên truyền đó là một sự đồng thuận”.

Hoàng Tử Charles cũng đã tuyên bố không tham dự. Ông ủng hộ vị lãnh đạo tinh thần Dalai Lama, người đang sống lưu vong kể từ cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành vào năm 1959.

JPEG - 59.1 kb
Đạo diễn Steven Spielberg.

Nhà đạo diễn Hollywood Steven Spielberg vào tháng Hai vừa qua cũng đã rút tên khỏi chức vụ “cố vấn nghệ thuật” cho buổi lễ khai mạc và bế mạc, nói rằng Trung Quốc chưa làm hết mình để chấm dứt đổ máu tại Darfur. Trung Quốc mua hầu hết dầu hỏa của Sudan và cung cấp phần lớn vũ khí sử dụng trong cuộc xung đột tại Darfur.

Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn phong trào tấy chay lên cao. Thủ tướng Ôn Gia Bảo, trong vị trí cao nhất của chính phủ, khi nói đến những cuộc biểu tình ở Tây Tạng và các tỉnh lân cận, ông đã tố cáo Đức Dalai Lama và các thành viên là chủ mưu cuộc bạo động này để phá hoại Olympic.

Ông cũng nói “Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ là một tụ hội vĩ đại cho các đấu thủ từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta cần phải tôn trọng các nguyên tắc và Điều Lệ của Olympic và không nên chính trị hóa thế vận”.

Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) buộc lòng phải vận động chống lại bất kỳ cuộc tẩy chay nào và các khả năng biến cuộc tranh tài thành một cuộc biểu tình. Ở vị thế của IOC, như ông chủ tịch Rogge đã lập lại là tổ chức này đơn thuần là tổ chức thể thao và không thể áp lực bất kỳ vấn đề chính trị nào đối với Trung Quốc hay các quốc gia khác.

Nữ phát ngôn nhân của IOC Emmanuelle Moreau nhấn mạnh rằng điều lệ của Olympic cấm biểu tình tại bất kỳ cuộc tranh tài nào. Lời phát biểu này được đưa ra ngay sau khi một số dân biểu Pháp đề nghị các vận động viên đeo băng tay hoặc khăn quấn cổ có biểu tượng Tây Tạng khi đứng trên bục nhận lãnh huy chương hoặc tại buổi lễ khai mạc.

“Chẳng chuyên nghiệp tí nào khi cấm khẩu vận động viên, tức là theo vết xe của độc tài chuyên chế”, ông Gerard Bapt một vị dân biểu Pháp phát biểu.

Cô Moreau cũng chưa đi vào chi tiết là IOC phải đối phó với biểu tình như thế nào tại Thế Vận Bắc Kinh. Cô nói: “Hiện có nhiều người, nhiều tổ chức đang bàn thảo. Riêng chúng tôi không muốn bị lôi kéo vào cuộc tranh luận. Chúng tôi có luật lệ và cách thức riêng để xử lý khi hữu sự. Chúng tôi không muốn bàn thêm về điều gì sẽ hoặc sẽ không xảy ra.

Một sự hiển nhiên là việc tẩy chay toàn diện chỉ làm tổn hại đến các vận động viên như các cuộc tẩy chay trước đây tại Olympic 1976, 1980 và 1984. Ngay cả Đức Dalai Lama cũng nói tẩy chay không phải câu trả lời.

Các lời kêu gọi của Âu Châu tẩy chay buổi lễ khai mạc được ra khi có cuộc biểu tình của người Tây Tạng hôm 10 tháng Ba đánh dấu kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành vào năm 1959. Ông Joel Voordewind, một vị dân cử Hòa Lan, ngay tháng vừa rồi đã đề nghị các quốc gia “thi đấu nhưng cần phải né tránh sự xếp đặt của đảng”.

Nhưng sự việc xảy ra tại Tây Tạng bây giờ càng thúc đẩy sự cấp bách hơn nữa đối với vấn đề nhân quyền của Trung Quốc.

Ngay cả trước khi xảy ra biểu tình ở Tây Tạng, Pieter Van Den Hoogenband, tay bơi lội của Hòa Lan 3 lần vô địch Olympic, đã kêu gọi ông Rogge hãy thay mặt toàn thể vận động viên thúc giục Trung Quốc cải thiện vấn đề nhân quyền. Hôm thứ Hai tay vô địch bơi bướm cự ly 50m của Nam Phi là Roland Schoeman nói rằng IOC nên đồng thanh đứng dậy mà nói “Cách mà những người (Tây Tạng) này bị đối xử là không thể chấp nhận được”.

Luciano Barra, một thành viên lâu năm của Ủy Ban Thế Vận Olympic Ý, và cũng là Phó Tổng Giám Đốc điều hành Thế Vận Mùa Đông Turin 2006, cũng cho rằng IOC cần phải có chuẩn bị và phải lên tiếng nhiều hơn nữa. Ông nói: “Đối với câu hỏi về sự khả tín, thì công chúng sẽ nói “quý vị chỉ biết nghĩ đến các cuộc tranh tài mà chẳng hề nghĩ đến hàng triệu người và sự tự do của họ”.

Khoảng 400 người đọc kinh và vẫy cờ Tây Tạng hôm thứ Ba trước trụ sở tổng hành dinh IOC tại Lausanne, Thụy Sĩ. Wangpo Tethong, tự nhận là người cầm đầu Ủy Ban Olympic quốc gia Tây Tạng nói là ông Rogge “cần phải lên án và buộc Trung Quốc phải chấm dứt hàng động giết người”.

Đối với một số quan sát viên Olympic, thì họ chẳng hề ngạc nhiên về các vụ biểu tình bạo động ở Tây Tạng và cũng là việc mà không thể mong IOC phải giải quyết.

“Đây cũng là điều mà người ta đã thấy trước khi trao thế vận Olympic cho Bắc kinh. Vấn đề Tây Tạng lúc nào cũng còn đó. Nó càng trở nên rõ rệt hơn trong vòng 6 tháng trước ngày tranh tài”, Giáo Sư John MacAloon của Đại Học Chicago chuyên ngành về Thế Vận Sử Olympic đã phát biểu như thế qua phone.

Ông Gerhard Heiberg, một thành viên cao cấp của IOC phụ trách Tiếp Thị nói rằng các viên chức IOC không thể lên lớp Trung Quốc được, nhưng vẫn nêu ra các vấn đề nhân quyền và những vấn đề khác trong các dịp làm việc với viên chức Trung Quốc.

“Chúng tôi vẫn duy trì lập trường là Olympic luôn thuần túy là một ngày hội thể thao và chúng tôi không muốn can dự vào chủ quyền của một quốc gia trong chính sách đối nội và đối ngoại”. Viên chức người Na Uy này còn nói “Một cách chính thức chúng tôi không can thiệp vào chuyện này. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường vẫn có những cuộc đối thoại nhằm giải thích rõ có những sự việc có tầm ảnh hưởng đến sự thành bại của Olympic. Đây là điều quan trọng”.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders – RWB) có văn phòng tại Paris, hôm thứ Ba cũng tán đồng một cuộc tẩy chay buổi lễ khai mạc của các vị nguyên thủ quốc gia, hoàng thân quốc thích. Ông Hans-Gert Poettering, vị chủ tịch Liêp Hiệp Âu Châu nói rằng các chính trị gia cũng nên tránh né buổi lễ khai mạc nếu bạo động vẫn tiếp tục xảy ra”. “Kêu gọi tẩy chay hoàn toàn các cuộc tranh tài tại Olympic không phải là một giải pháp tốt.

JPEG - 62.7 kb

Mục đích không phải là tước đoạt sự tham dự của các vận động viên tại những cuộc tranh tài lớn của thế vận hoặc không cho người ta thưởng lãm”. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới còn nói “Nhưng thật là nhẫn tâm nếu chúng ta không lên tiếng đối với các chính sách của Trung Quốc”.

*

Góp phần cho bài viết này gồm các cây viết của AP là Angela Charlton ở Paris; Stephen Wilson ở Luân Đôn; Eddie Pells ở Denver, Stephen Wade ở Bắc Kinh và Graham Dunbar ở Geneva.

*****

Calls mount for Olympic ceremony boycott

By JOHN LEICESTER, Associated Press Writer

PARIS – Moves to punish China over its handling of violence in Tibet gained momentum Tuesday, with a novel suggestion for a mini-boycott of the Beijing Olympics by VIPs at the opening ceremony.

Such a protest by world leaders would be a huge slap in the face for China’s Communist leadership. France’s outspoken foreign minister, former humanitarian campaigner Bernard Kouchner, said the idea “is interesting. “

Kouchner said he wants to discuss it with other foreign ministers from the 27-nation European Union next week. His comments opened a crack in what until now had been solid opposition to a full boycott, a stance that Kouchner said remains the official government position. The idea of skipping the Aug. 8 opening ceremony “is less negative than a general boycott,” Kouchner said. “We are considering it.”

Asked about Kouchner’s statement, China’s U.N. Ambassador Wang Guangya said: “Certainly I think what he said is not shared by most of the people in the world.” International Olympic Committee President Jacques Rogge said last month that he expects many heads of state — including President Bush, German Chancellor Angela Merkel and French President Nicolas Sarkozy — to attend the opening ceremony.

Such an opening ceremony boycott presumably would not include the athletes, who under Olympic rules are forbidden from making any kind of protest at events or venues — including the opening ceremony. U.S. Olympic Committee spokesman Darryl Seibel said there are no rules forcing athletes to attend opening ceremonies.

“We strongly encourage our athletes to participate in opening ceremonies,” Seibel said. “It is a tremendous honor to walk into the Olympic Stadium behind the flag of your nation, and to do so in a ceremony honoring and celebrating athletes from around the world.” The violent protests in Tibet, the most serious challenge in almost two decades to China’s rule in the region, are forcing governments and human rights campaigners to re-examine their approach to the Aug. 8-24 games. Human Rights Watch, which has not been pushing for a boycott, may soon change its stance and urge heads of state not to go to the opening ceremony, said Sophie Richardson, the New York-based group’s Asia advocacy director. So far, the group has been suggesting that foreign leaders “think long and hard” about whether they want to seen alongside China’s leadership, she said in a telephone interview.

“Their presence at the games is going to be represented and reported by the Chinese government as a sign of approval,” she added.

Prince Charles already has said he will skip the Olympics. He supports Tibet’s spiritual leader, the Dalai Lama, who has been living in exile since an uprising against Chinese rule in 1959.

Hollywood director Steven Spielberg also withdrew in February as an artistic adviser to the opening and closing ceremonies, saying China had not done enough to halt the bloodshed in Darfur. China buys much of Sudan’s oil and supplies many of the weapons used in the Darfur conflict.

China is trying to stop any boycott movement from gathering steam. In the government’s highest-level comment on the protests in Tibet and neighboring provinces, Premier Wen Jiabao accused the Dalai Lama and his supporters of orchestrating the violence to taint the Olympics.

“The Beijing Olympics will be a grand gathering for people from around the world,” Wen said. “We need to respect the principles of the Olympics and the Olympic Charter and we should not politicize the games.” The International Olympic Committee has been forced to lobby against boycott calls and the possibility of the games turning into a political demonstration. The IOC’s basic position, as stated repeatedly by Rogge, is that it is a sports organization and unable to pressure China or any other country on political matters. IOC spokeswoman Emmanuelle Moreau reiterated that the Olympic Charter forbids protests at any games sites. Her comment came in response to suggestions from some French lawmakers that Olympic athletes wear Tibetan armbands or scarves on medal podiums or at the opening ceremony. “It’s unsportsmanlike to want to gag athletes, to follow in the footsteps of totalitarianism, ” said one of the lawmakers, Gerard Bapt.

Moreau would not get into specifics on how the IOC might respond to protests in Beijing.

“Lots of people and lots of organizations are commenting at the moment. We don’t want to get dragged into the debate. We have rules and procedures, which means that when things happen, we can deal with them. We are not going to start commenting about what might, or what might not, happen,” she said.

The consensus is that a total boycott would only hurt the athletes, as shown by the political boycotts of the 1976, 1980 and 1984 Olympics. The Dalai Lama has also said a boycott is not the answer.

European calls for a boycott of the opening ceremony predate the protests in Tibet, which began peacefully March 10 on the anniversary of the failed 1959 uprising. A Dutch lawmaker, Joel Voordewind, had already suggested last month that countries “take part in the games but skip the party beforehand.”

But the Tibetan unrest has added urgency to the issue by refocusing attention on China’s human rights record. Even before the Tibetan protests, three-time Olympic swimming gold medalist Pieter van den Hoogenband of the Netherlands called on Rogge to speak out on behalf of all athletes urging China to improve its human rights situation. On Monday, world 50-meter butterfly champion Roland Schoeman of South Africa said the IOC “should stand up and say, ’The way these people (Tibetans) are being treated is not acceptable.’”

Luciano Barra, a longtime Italian Olympic official who was deputy CEO of the 2006 Turin Winter Games, also believes the IOC should prepared to do and say more. “For a question of credibility, the public opinion will say, `You are just thinking about the games, not thinking about millions of people and freedom,” he said.

About 400 people chanted a prayer and waved Tibetan flags Tuesday at a protest near the IOC headquarters in Lausanne, Switzerland. Wangpo Tethong, who presides over the self-declared Tibetan National Olympic Committee, said Rogge “must clearly denounce the killings and force China to stop it.”

For some Olympic watchers, the violent demonstrations in Tibet come as no surprise and are something the IOC can’t be expected to resolve.

“This is what people anticipated when giving the games to Beijing. The Tibetan issue is always there. This was clearly going to be part of the last six months of the run-up to the games,” John MacAloon, a University of Chicago professor and Olympic historian, said in an interview.

IOC executive board member and marketing chief Gerhard Heiberg said Olympics officials can’t lecture China but does raise human rights and other issues in its regular, private contacts with the Chinese.

“We still maintain that the Olympics are mainly a sports event and we do not want to get involved in a sovereign state’s domestic and foreign policy,” the Norwegian said in an interview. “Formally we keep out of this, but of course, behind the scenes there can be silent diplomacy, trying to explain how things could hurt the success of the games. This is also important.”

Paris-based press freedom group Reporters Without Borders came out in favor Tuesday of an opening ceremony boycott by heads of state and government, and royalty. The president of the EU Parliament, Hans-Gert Poettering, also said politicians should consider staying away from the ceremony if the violence continues.

“Calling for a complete boycott of the Olympic games is not a good solution. The aim is not to deprive athletes of the world’s biggest sports event or to deprive the public of the spectacle,” said Reporters Without Borders. “But it would be outrageous not to firmly demonstrate one’s disagreement with the Chinese government’s policies.”

*

Associated Press Writers Angela Charlton in Paris, Stephen Wilson in London, Eddie Pells in Denver, Stephen Wade in Beijing and Graham Dunbar in Geneva contributed to this report.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”