Thế Giới Tự Do đã để ý đến vấn đề tự do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc họp thường kỳ của Quốc Hội Âu Châu đã diễn ra từ ngày 20 đến 23/10/2008 tại thành phố Strasbourg, Pháp quốc. Theo biên bản của cuộc họp, dân biểu Jean-Pierre Jouyet có trách nhiệm trả lời quốc hội vào ngày 21/19/2008 về Hiệp Định và Đối Tác giữa Liên Hiệp Âu Châu với Việt Nam. Khối Âu Châu phải tái thẩm định mối quan hệ này và chỉ thỏa hiệp khi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và phải cải thiện về nhân quyền. Sau cuộc hội thảo tại Strasbourg, Quốc Hội Âu Châu đã bỏ phiếu biểu quyết cho vấn đề Việt Nam với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Kết quả bỏ phiếu này cho thấy sự đồng thuận của toàn khối Liên Hiệp Âu Châu đối với tình hình Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu sẽ dựa vào lý lẽ trên để nhìn lại quan hệ hợp tác với cộng sản Việt Nam.

Như thế, thế giới tự do đã để ý đến vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam chặt chẽ hơn. Có thể từ khi các cuộc cầu nguyện cho công lý và hòa bình được phát xuất từ đầu năm 2007 tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội và sau đấy lan rộng tại Thái Hà lôi kéo được dư luận thế giới vào cuộc bênh vực cho mục đích cao cả này. Cuộc đấu tranh đạt đến cao điểm khi nhà cầm quyền Hà Nội quyết định sử dụng vũ lực gây đổ máu cho người dân cầu nguyện ôn hòa, đánh nhà báo ngoại quốc, giải tỏa khu vự Tòa Khâm Sứ và tòa tổng giám mục Hà Nội bằng hàng rào kẽm gai cộng với quân đội và chó săn, ngoài ra báo đài nhà nước đồng loạt đi qua lề bên phải đưa các nguồn tin tức gian trá.

Qua Quốc Hội Âu Châu với nghị quyết mới nhất thì đây đúng là một đòn giáng mạnh nhất của thế giới tự do dân chủ từ trước tới nay xuống thẳng đầu csVN từ khi được hội nhập vào thị trường WTO.

Việt Nam đang vật vã với nạn lạm phát khủng khiếp lên đến 30%, khốn đốn với trào lưu đòi công lý hòa bình từ mọi tầng lớp, các phong trào đòi lại đất bị nhà nước cướp mất diễn ra hằng ngày. Lúc này csVN chỉ còn biết ngửa tay ăn xin của Mỹ, Nhật và Âu Châu để cầm cự cuộc sống. Các nước tư bản này cũng đang chao đảo về thoái hóa kinh tế toàn cầu. Việt Nam có thể thoát qua cơn bĩ cực này không, nếu chối từ các quan hệ đối tác với thế giới tự do và không thỏa mãn các điều kiện cải thiện về tôn giáo và nhân quyền.

Qua tin tức từ Quốc Hội Âu Châu hôm qua có thể làm cho người dân tại Hà Nội và giáo dân Thái Hà vững tin thêm cho lý tưởng đòi công lý và sự thật. Liên Hiệp Âu Châu gián tiếp ủng hộ lập trường của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bằng đường lối đối thoại, ôn hòa, tôn trọng sự thật. Ngược lại chính sách bạo lực, vô văn hóa, đôi khi lẫn dối trá của chủ tịch thành phố Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo đang làm cho thế giới phương Tây càng mạnh tay hơn với Việt Nam như quyết định tại Strasbourg vừa qua của khối Liên Hiệp Âu Châu. Đúng là một cú tát thật đau đớn cho ông chủ tịch Thảo.

Việt Nam không tránh khỏi cái vòng lẩn quẩn về vi phạm nhân quyền. Sự thật, hàng tuần thế giới đều đăng tải các tin tức rất tiêu cực cho csVN:

• Ngày 14.10.2008: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chui vào cửa hậu tại thành phố Melbourne.

• Ngày 15.10.2008: Cả thế giới chú ý đến Việt Nam về bản án 2 năm dành cho Nguyễn Việt Chiến, ký giả báo Thanh Niên vì lý do chống nạn tham nhũng.

• Ngày 15/10/2008: Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo lại dám cả gan lên án Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước các vị Đại Sứ, Phó Đại Sứ và Trưởng Đại Diện các Đoàn Ngoại Giao tại thủ đô Hà Nội.

• Ngày 22.10.2008: Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới liệt kê Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia đứng tận cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí: đứng thứ 168 trong tổng số 173 quốc gia. Như thế Việt Nam đang là một quốc gia rất tồi tệ về báo chí. Báo chí VN trở thành cộng cụ tuyên truyền của đảng csVN và đang dẫn nhau đi bền lề phải, điển hình báo đài đưa tin xảo trá về lời phát biểu yêu nước nồng nàn của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Như thế VN đã tụt hạng tồi tệ hơn năm 2007 với thứ hạng cũng gần chót: 162.

• Ngày 22/10/2008: Khối Liên Hiệp Âu Châu biểu quyết tái thẩm định mối quan hệ với VN và chỉ thỏa hiệp khi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và phải cải thiện về nhân quyền.

Hôm 22/10/2008 các tin tức được thế giới loan đi mau chóng về nghị quyết nóng bỏng của Quốc Hội Âu Châu cho sự quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ được dựa vào nền tảng tự do tôn giáo và nhân quyền:

– Liên Hiệp Âu Châu should review Vietnam ties due to rights abuses: MEPs. The assembled MEPs called on the European Commission, the Liên Hiệp Âu Châu ’s executive arm, “to reassess cooperation policy with Vietnam… based on respect for democratic principles and fundamental rights.” (Eubusiness)

– Die Zusammenarbeit mit Vietnam: Jean-Pierre Jouyet beantwortet am 21. Oktober eine mündliche Anfrage über das Partnerschafts- und Kooperationsabkommen zwischen der Liên Hiệp Âu Châu und Vietnam in Bezug auf Demokratie und Menschenrechte. (Sitz des Europäischen Parlaments – Straβburg)

– Human rights and democracy clauses in Liên Hiệp Âu Châu trade agreements should be either upheld or abolished: Dr. Tannock made his comments in a debate in the European Parliament on a proposed Liên Hiệp Âu Châu trade agreement with Vietnam. He said that the human rights and democracy clauses, which are now standard for such agreements, were not worth the paper they were written on if the European commission was not genuinely prepared to impose sanctions in the case of human rights abuses. (Conservativeeurope)

– Europe asks Hanoi to end “systematic violation” of human rights: A resolution of the European parliament also makes specific reference to religious freedom, and to the actions of the authorities against “Catholic parishioners,” Buddhist monks, and highlanders. (asianews)

– Europaparlament fordert von Hanoi Respektierung der Religionsfreiheit: Abgeordnete kritisierten Übergriffe der kommunistischen Behörden gegen gläubige Katholiken und Buddhisten. Frankreichs Europa-Staatssekretär Jean-Pierre Jouyet sagte, das geplante Kooperationsabkommen mit Vietnam könne ausgesetzt oder gekündigt werden, wenn eine der beiden Seiten es nicht einhalte. Die vorgesehene Menschenrechtsklausel sei daher ein starkes juristisches Instrument, um die Achtung der Menschenrechte in Vietnam einzufordern. (KATHweb)

– Liên Hiệp Âu Châu calls for reassessment of Vietnam rights dialogue: The European parliament says the European Union must reassess its cooperation with Vietnam over human rights.They called on the European Commission, the Liên Hiệp Âu Châu ’s executive arm, to reassess cooperation policy with Vietnam, based on respect for democratic principles and fundamental rights. (Radio Australia)

– Liên Hiệp Âu Châu: „Vietnam soll Religionsfreiheit achten“: Das Europaparlament fordert Vietnam zur Achtung der Religionsfreiheit auf. Bei den laufenden Verhandlungen über ein neues Kooperationsabkommen mit dem asiatischenLand müsse die Liên Hiệp Âu Châu strengere Menschenrechtsklauseln einbauen, verlangten die Abgeordneten am Mittwoch in Straßburg mit großer Mehrheit. Die derzeitige systematische Verletzung von Demokratie und Menschenrechten müsse vor dem Abschluss des Abkommens beendet werden. (Radio Vatikan)

Giáo dân Hà Nội và Thái Hà hãy can đảm lên! Các bạn đang dẫn toàn dân Việt Nam đi bên lề trái với những lời cầu nguyện ôn hòa, những bài hát thánh ca thắm thiết và với ánh nến tỏa sáng đêm đen. Thế giới đang ủng hộ và đứng về phía các Bạn.

Cầu mong công lý và sự thật được thể hiện trên quê hương Việt Nam!

Hà Long` Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.