Thế Giới và cậu du đãng có vũ khí hạt nhân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn Hạt nhân quy tụ 53 nguyên thủ quốc gia và 4 cơ quan quốc tế vừa diễn ra tại thủ đô Seoul, Hàn quốc, vào 2 ngày 27 & 28 tháng 3 vừa qua chắc chắn sẽ làm cho Bắc Triều Tiên khó xử về việc họ tuyên bố sẽ phóng vệ tinh nhân tạo vào khoảng trung tuần tháng 4 tới đây nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của ông Kim Nhật Thành, tức là ông nội của nhà độc tài trẻ Kim Chính Ân vừa lên ngôi.

Trọng tâm của hội nghị là để thảo luận các biện pháp gia tăng an toàn hạt nhân cũng như soạn thảo các ràng buộc để mỗi quốc gia phải giảm thiểu việc làm giàu chất Uranium và Plutonium cho mục tiêu chế tạo vũ khí. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima I cũng được hội nghị quan tâm và bàn thảo cách đối phó cho những trường hợp tương tự nhưng do quân khủng bố tấn công phá hoại. Tuy nhiên, nhờ được tổ chức tại Seoul nên Tổng thống Lý Minh Bác của Hàn quốc, trong vai trò “chủ nhà” và là người chủ toạ Hội nghị, đã đưa vấn đề Bắc Triều Tiên tuyên bố phóng vệ tinh nhân tạo vào hội nghị. Lý do là vì đã có tiền lệ Bắc Hàn chỉ dùng lý cớ trên để che đậy cho việc phóng thử nghiệm hỏa tiễn, sẵn sàng mang bom hạt nhân đi tấn công xa. Tổng thống Lý Minh Bác cũng yêu cầu toàn thể hội nghị lên tiếng buộc Bình Nhưỡng phải ngưng ngay, nếu không sẽ bị chế tài thích đáng theo Nghị quyết 1784 của Liên Hiệp Quốc.

JPEG - 35.2 kb
Tổng thống Lý Minh Bác và Tổng thống Barack Obama.

Tại sao Liên Hiệp Quốc lại ra nghị quyết cấm Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh?

Vào năm 1988, khi phóng thử nghiệm hỏa tiễn mới mang tên Taepodong 1 trong lúc tình hình đang căng thẳng với Nam Hàn, Bình Nhưỡng sợ thế giới lên án nên nói dối là phóng vệ tinh Quang Minh Tinh I. Tuy nhiên, lời nói dối này bị lật tẩy không lâu sau đó vì không một cơ quan quan sát vệ tinh nào của thế giới thấy bóng dáng Quang Minh Tinh I trên không gian. Bình Nhưỡng sau đó đành “chữa cháy” bằng tuyên bố “việc phóng vệ tinh đã bị thất bại”. Đến tháng 4 năm 2009, Bình Nhưỡng lập lại gần như nguyên vẹn bài bản lường gạt lần trước khi cho phóng thử hỏa tiễn Taepodong 2. Với tầm xa của Taepodong 2 và thái độ cố ý gây sự của Bình Nhưỡng, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết 1874 cấm Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh.

Chính vì vậy mà chẳng còn ai tin khi Bình Nhưỡng Tuyên bố sẽ phóng vệ tinh Quang Minh Tinh 3 vào tháng 4 sắp tới. Đồng loạt các chính phủ tại Washington, Seoul, Tokyo và ngay cả Moscow đều lên tiếng phản đối, yêu cầu Bình Nhưỡng phải ngưng. Riêng Bắc Kinh chỉ kêu gọi “các bên” nên tự kiềm chế, để tránh làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Thay vì cùng ngăn chận thái độ du đãng của Bình Nhưỡng, ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc lại tiến theo hướng ngược lại. Ông gián tiếp khuyến khích Bắc Hàn bằng lời yêu cầu chính phủ Mỹ hãy nối lại hội đàm song phương với Bắc Hàn. Tổng thống Obama trả lời rằng khi những thỏa thuận giữa Washington và Bình Nhưỡng vừa mới ký xong tại Bắc Kinh vào cuối tháng 2 vừa qua thì chưa đầy nửa tháng sau Bắc Triều Tiên đã trắng trợn vi phạm rồi. Và vì vậy khó mà nối lại hội đàm được. Ông Obama còn yêu cầu ngược lại rằng Trung Quốc hãy sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn cản việc Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn, vì Trung quốc cũng là một quốc gia thông qua Nghị quyết 1874 của Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Nga, ông Dmitry Medvedev, cũng yêu cầu Trung quốc hãy làm những điều tương tự.

Chính phủ Nhật Bản phản ứng mạnh hơn. Tại hội nghị, họ trình bày lý do tại sao Nhật phải phối trí hai loại hỏa tiễn SM-3 và Patriot (PAC-3) ở phía Nam để đề phòng Bắc Hàn tấn công. Đây là những loại hỏa tiễn có khả năng làm nổ tung hỏa tiễn đối phương trên không nếu phát hiện kịp thời, không để các hỏa tiễn đó bay đến mục tiêu trên đất nhà.

JPEG - 47.2 kb
Hỏa tiễn Patriot Missile (PAC-3) và hỏa tiễn Standard Missile (SM-3)

Riêng Nam Hàn cũng đã mua từ Hoa Kỳ các dàn hỏa tiễn chống hỏa tiễn đó, nhưng Tổng thống Lý Minh Bác chưa ra lịnh đưa ra ứng chiến vì muốn tránh làm không khí quá căng thẳng cho xã hội Nam Hàn. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát quốc tế thì chính phủ của ông đang chuẩn bị dư luận trước khi chính thức cho bố trí loại hỏa tiễn này. Hiện nay, một số lớn dân chúng Nam Hàn vẫn rất e ngại chiến tranh và muốn hòa bình bằng mọi giá. Khi Tổng thống Lý Minh Bác chỉ mới ra lịnh cho quân đội sẵn sàng trong tư thế đối phó với hỏa tiễn Taepodong thì đã có một vài cuộc biểu tình chống đối, tuy rất nhỏ. Báo chí phát hành tại Hàn quốc vào ngày 26/03/2012 có đưa tin về các cuộc biểu tình này, nhưng cùng lúc nêu lên sự vô lý của chính quyền Bình Nhưỡng: “Tại sao trong khi người dân đang thiếu ăn, phải ngửa tay xin viện trợ của nhiều nước mà lại chi ra một số tiền lớn cho việc phóng thử hỏa tiễn hay vệ tinh. Để nghiên cứu và phóng thử một hỏa tiễn Taepodong phải tốn ít nhất 8 tỷ mỹ kim. Nếu là vệ tinh thì kinh phí còn nhiều hơn nữa. Với số tiền đó nếu đem đi mua gạo thì ít nhất cũng được trên 130 tấn, giải quyết phần nào nạn thiếu hụt lương thực trầm trọng hiện nay. Thật là phi lý khi họ vừa ngửa tay xin viện trợ từ chúng ta (tức người dân Nam Hàn) vừa muốn gây chiến tranh”.

Cho đến nay, chưa có chỉ dấu gì cho thấy Bình Nhưỡng sẽ vì bản yêu cầu của hội nghị Thượng đỉnh An toàn hạt nhân 2012 mà ngưng ngay ý định “phóng vệ tinh”. Ngược lại, giọng điệu trên báo đài Bắc Hàn vẫn tuyên bố họ vẫn phóng như bình thường vì cho rằng “Đây là chương trình vệ tinh phục vụ hòa bình và khoa học, một quyền lợi hợp pháp của Bắc Triều Tiên mà không một quốc gia nào có quyền ngăn cản”.

Xem ra có vẻ như cậu Kim Chính Ân tròn trĩnh vẫn quyết tâm đi theo tư tưởng của “Lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành” và học theo đạo đức của “Lãnh tụ kính yêu Kim Chính Nhật”, nghĩa là trung bình mỗi thập niên lại có MẤY TRIỆU người Bắc Hàn… chết thảm vì tổ quốc XHCN.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.