Thời đại của hành động

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tuổi trẻ luôn là đề tài bất tận gợi hứng cho con người đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội, họ có kiến tạo biết bao công trình kỳ vĩ khiến trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong một Quốc gia, tuổi trẻ đóng một vai trò vô cùng cần thiết cho sự phát triển, thịnh vượng. Ngày nay Việt Nam có hay không những thế hệ trẻ đang hành động cho quê hương đất nước?

xin dâng cho quê hương tuổi thanh xuân ngọt ngào
xin dâng cho quê hương máu xương thịt da
xin dâng cho quê hương mái ấm gia đình
xin dâng cho quê hương êm ấm duyên tình

Đó là lời bài hát trong tác phẩm Trăng Tù của Nhạc sĩ, ca sĩ Đình Đại mà tôi thường cất lên mỗi khi nhớ, nghĩ và tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay.

Câu chuyện mới nhất vào sáng ngày 17 tháng 10 năm 2018 về một Bác sĩ trẻ tuổi bị nhà cầm quyền kết án 7 năm tù giam chỉ vì dám in khẩu hiệu kêu gọi biểu tình chống luật đặc khu bán nước 99 năm cho Trung Cộng. Đó là Bác sĩ Nguyễn Đình Thành, sinh năm 1990. Thành từng học Đại học Y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Trung tâm y tế thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương từ năm 2015.

Bác sĩ và tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Thành bị tuyên án 7 năm tù giam ngày 17/10/2018 vì in 3.300 tờ rơi kêu gọi chống dự luật đặc khu. Ảnh: Facebook

Dường như Thành không được dư luận biết đến cho đến khi anh bị bắt và bị kết án 7 năm tù vì yêu nước. Là một Bác sĩ trẻ, nhưng Thành lại thao thức với hiện tình đất nước, đau đáu với nỗi đau của đất nước trước hiểm họa nô lệ cho Bắc Kinh, và Thành đã hành động.

Hành động mà không sợ hãi, đối diện với tù đày nhưng chàng trai trẻ này coi nhẹ tựa lông hồng. Ngày 30/9/2018, tức là trước khi diễn ra phiên tòa 17 ngày, Thành được phép gặp mẹ ở trại tạm giam, Thành nói với mẹ: “Mẹ an tâm, hãy xem như con đi học vắng nhà vài năm“.

Thế mới biết sức mạnh của lòng yêu nước thúc bách con người ta đến nhường bao, nhất là đánh động vào lương tri của những người trẻ tuổi. Họ lên tiếng vì hồn thiêng sông núi chứ không có nhu cầu cho sự nổi tiếng hay địa vị, tiền bạc. Nguyễn Đình Thành là ví dụ điển hình cho chúng ta tỏ tường.

Tôi đã viết và nói về người trẻ rất nhiều nhưng ngòi bút chưa bao giờ cùn, mực chưa bao giờ hết.

Thế hệ 80s của chúng tôi đã đi qua. Giờ đây những tên tuổi của lớp bạn trẻ sinh 90s bắt đầu thể hiện và khẳng định chính mình trước vận mệnh dân tộc. Họ đã bước qua giai đoạn nghe, ngóng, bàn luận, suy tính thiệt hơn, họ đã vượt thắng sự sợ hãi và đến thời kỳ hành động bất chấp sự bố ráp, cuồng nộ của chế độ độc tài cộng sản.

Họ không được sinh ra để đấu tranh, nhưng họ lại hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Họ là những người đang bị cầm tù hoặc sắp bị cầm tù.

Năm 2017, nhiều bạn trẻ đã bì kết án tù dài đằng đẳng. Tôi đã viết Tuổi 20 và quyền tự do phản kháng theo lương tâm khi Trần Hoàng Phúc còn rất trẻ, mới sinh năm 1994, là sinh viên năm cuối khoa luật thuộc Trường đại học Luật TP. HCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, không trao bằng tốt nghiệp, Phúc đã bị bắt và bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế.

Sinh viên Phan Kim Khánh sinh năm 1993, là Chủ tịch Hội Sinh Viên khoa Quốc Tế, ĐH Thái Nguyên, ngày 25/10/2017 đã bị xử tù 6 năm vì viết bài thể hiện quan điểm trên Internet.

Blogger Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995, ngày 27/11/2017 đã bị Tòa án Hà Tĩnh kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế. Và gần đây nhất là sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình sinh năm 1996.

Tôi may mắn có nhiều dịp được nói chuyện và làm việc với các bạn trẻ, từ đó thấu hiểu, đồng cảm được tâm lý của các bạn nhiều hơn. Tôi đã từng hỏi nhiều bạn trẻ thế này: “Các bạn lên tiếng, các bạn hành động vậy các bạn có sợ bị cầm tù, sợ bị trả thù, sợ bị thủ tiêu?”.

Họ trả lời quyết liệt và khẳng khái: “Nếu chúng tôi không làm thì ai làm, mà đã làm thì không sợ. Nếu chúng ta ai cũng trở nên câm điếc, mù lòa thì dân tộc chúng ta cũng sẽ trở nên câm điếc mù lòa mà thôi”.

Nghe vậy, tôi cảm thấy nóng ran trong người, lòng như lửa đốt, thầm nghĩ, ừ nhỉ, ngắn gọn thôi mà thật đầy đủ ý nghĩa. Cảm ơn các bạn trẻ của đất nước!

Xin mượn lời của một bạn trẻ Trương Thị Hà, cử nhân Luật vừa ra trường đã viết trên facebook của mình như một tâm tình của giới trẻ hôm nay: “Tôi vô cùng tự hào về thế hệ 9x của tôi, một thế hệ yêu tự do, năng động và sống có nhân cách. Chúng tôi không màng đến địa vị xã hội, không màng đến tiền bạc. Chúng tôi chỉ muốn xây dựng đất nước Việt Nam này có tự do và chan hòa yêu thương. Chúng tôi không muốn sống trong một xã hội lừa dối, mị dân, và bị cai trị bởi những kẻ “tham quyền cố vị” vừa già, vừa lú như các vị. Hãy trả lại tương lai dân tộc Việt Nam cho tuổi trẻ chúng tôi.”

Portland, OR 10/25/2018
Paulus Lê Sơn

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.