Thư Của 3 Đảng Viên Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư của 3 đảng viên Việt Tân
Nguyễn Xuân Trang, Mai Hữu Bảo và Nguyễn Tấn Anh
Kính gởi đồng bào trong và ngoài nước.

Kính thưa quý Đồng Bào,

Ngày 3 tháng 4 năm 2008, ba anh em chúng tôi đã quyết định công khai tới trại giam tù nhân của Nhà Nước CSVN để yêu cầu được thăm nuôi các chiến hữu và thân hữu của chúng tôi bị bắt từ ngày 17/11/2007— các ông Nguyễn Quốc Quân, Somsak Khunmi, Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Viết Trung. Sau chuyến đi này Nhà Nước CSVN đã xuyên tạc mục tiêu và bản chất việc làm của chúng tôi. Hôm nay chúng tôi xin tường trình cùng quý đồng bào những dữ kiện thật và những gì chúng tôi quan sát được về guồng máy kiểm soát xã hội của chế độ.

Từ khi đất nước Việt Nam hoàn toàn lọt vào tay chế độ CSVN, đã có biết bao nhiêu trại tập trung và nhà tù mọc lên khắp nơi, bao nhiêu cảnh oan ức xảy ra trong xã hội. Suốt trong mấy thập niên, hình ảnh các người vợ, người mẹ lặn lội từ Nam ra Bắc đi thăm nuôi tù cải tạo, rồi gần đây hình ảnh những người dân mất nhà mất đất chầu chực từ quê ra tỉnh, từ cao nguyên hay vùng Đồng Nai, Cửu Long xa xôi tìm đường về tới Hà Nội để khiếu nại nỗi oan khiên, đã làm cho giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại vô cùng xúc động. Gần đây, thêm một khó khăn mới đã trực tiếp xảy ra cho đại gia đình đảng viên Việt Tân chúng tôi khi có sáu anh chị em bị bắt tại Sài Gòn trong nỗ lực quảng bá các phương cách Đấu Tranh Bất Bạo Động. Là những đảng viên cư ngụ tại hải ngoại, chúng tôi có niềm xót thương như hết cả các gia đình đồng bào có thân nhân bị chế độ cầm tù một cách vô lý, phi pháp… Ngoài nỗ lực tranh đấu đòi lại tự do cho đồng đội, chúng tôi cũng tha thiết mong tìm cơ hội đi thăm nuôi các chiến hữu gặp nạn.

Sau khi 2 trong số 6 anh chị em chúng tôi được trả tự do, chúng tôi thấy rõ ý đồ của chế độ là muốn vu cáo cho đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố, đồng thời tiến hành những biện pháp áp đảo, tỏ ra là họ biết rất nhiều về các hoạt động của chúng tôi và muốn chúng tôi cũng phải e sợ, nể vì guồng máy công an của họ.

Vì muốn tỏ bày tình cảm với những chiến hữu bị tù đày, phần khác cũng muốn nói lên sự việc là chế độ CSVN không còn khả năng kiểm soát toàn diện như trước đây và khả năng gieo rắc sợ hãi của họ chỉ có giới hạn, chúng tôi, những đảng viên Việt Tân từ ba quốc gia khác nhau trên thế giới, đã tình nguyện công khai thực hiện chuyến đi này. Sau hết, chúng tôi cũng mong muốn sẽ càng ngày càng có nhiều đồng bào, đặc biệt là các đồng bào có quốc tịch nước ngoài, về Việt Nam đòi thăm tù và thăm các nhà dân chủ đang bị quản thúc tại gia. Chúng tôi tin những hành động rất ôn hòa này lại vạch trần được sự thật về bộ mặt “pháp quyền” của chế độ trước thế giới và tạo áp suất buộc họ phải thối lui trong chính sách đàn áp.

JPEG - 4.2 kb
Ts Nguyễn Quốc Quân

JPEG - 3 kb
Ông Somsak Khunmi

JPEG - 3.3 kb
Anh Nguyễn Thế Vũ.

Vào cuối tháng 3/2008, ba anh chị em chúng tôi, đều là những người công khai tham gia các sinh hoạt tranh đấu tại hải ngoại đòi Dân Chủ cho Việt Nam, đã về nước bằng các chuyến bay khác nhau, di chuyển nhiều nơi, thăm viếng nhiều người. Qua tới ngày 2 tháng 4/2008, trước khi đến trại giam để yêu cầu thăm nuôi bạn, chúng tôi đã tiếp xúc với Đài Á Châu Tự Do để trả lời một cuộc phỏng vấn về mục tiêu chuyến đi của chúng tôi. Đây là việc làm cần thiết để đề phòng thủ đoạn vu cáo trắng trợn của chế độ, như họ đã từng cáo buộc ông bà Phan và Thịnh tại Hoa Kỳ có mang theo vũ khí trong hành lý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhắn gởi với Đài là hoãn việc phát thanh cuộc phỏng vấn cho đến khi chúng tôi hoàn tất công việc. Sau đó, ngày 3/4 chúng tôi tới thẳng đồn công an tại trại giam để yêu cầu cho thăm tù. Trong tấm hình chụp ba anh em chúng tôi trước cửa trại , đồng bào có thể thấy rõ chúng tôi công khai mang theo 4 gói tặng phẩm để yêu cầu trao lại cho các bạn đang bị chế độ giam giữ.

JPEG - 27 kb
Ba người trong hình (với túi nylon đỏ) là bác sĩ Xuân Trang, anh Mai Hữu Bảo và anh Nguyễn Tấn Anh trước trại giam Nguyễn Văn Cừ.

Sau 48 tiếng đối đầu trực diện với các cán bộ công an CSVN và sau khi họ thất bại trong việc áp đảo chúng tôi, Nhà Nước CSVN đã phải đưa chúng tôi ra phi trường để trục xuất. Tất nhiên họ không quên tạo ra một bản án buộc tội chúng tôi và dùng hệ thống báo chí hoàn toàn do họ kiểm soát để dựng chuyện bôi xấu chúng tôi.

Chúng tôi khẳng định những người buộc tội chúng tôi trên mặt báo chỉ là những thành phần viết theo lệnh công an. Chúng tôi thách thức những nhân sự tự nhận là ký giả này và những người ra lệnh cho họ hãy có can đảm trực diện đối chất với chúng tôi ở hải ngoại về những điều họ viết, như chúng tôi đã về thẳng Sài Gòn để đối diện với họ. Những “ký giả” đó có thể lựa chọn một trong 3 địa phương Los Angeles, Sydney hay Genève là những nơi chúng tôi đang cư trú để đối chất với chúng tôi trước ống kính truyền thông quốc tế.

Sau đây là một số dữ kiện về chuyến đi của chúng tôi.

1/ Những gì xảy ra từ lúc chúng tôi bước chân vào trại giam B34 thuộc Tổng Cục An Ninh trên đường Nguyễn Văn Cừ, Sài Gòn

Chúng tôi tới nơi này với tinh thần sẵn sàng đối đầu với mọi tình huống, thử xem công an đối phó ra sao với những người dân tự do, hoàn toàn không sợ gì họ và với mục tiêu thuần túy nhân đạo là thăm người đang bị bắt giam. Tuy nhiên, một trục trặc kỹ thuật ngoài ý muốn của mọi người đã xảy ra. Đó là phần thu băng phỏng vấn chúng tôi đã được phát thanh ra ngay từ lúc 6:30 sáng, thay vì chỉ phát sau chuyến đi như đã giao ước. Vì vậy mà phía CSVN đã biết trước vài giờ là sẽ có cuộc thăm viếng này để chuẩn bị.

Chúng tôi nói chuyện với hai người công an gác cổng ngỏ ý yêu cầu được thăm viếng các bạn đang bị giam trong trại này và chờ để họ thông báo với cấp trên. Khoảng 10 phút sau, một số sĩ quan công an ra cổng gặp chúng tôi và kêu chúng tôi đợi tiếp. Sau đó thì số công an tăng dần tới mười mấy người, họ tự xưng là thuộc bộ phận “tiếp dân”, đứng bao quanh chúng tôi và mời chúng tôi vào trong. Điều bất thường là lối “tiếp dân” của những viên công an này khi họ tách rời chúng tôi để đưa vào ba phòng khác nhau. Khi vào phòng, họ yêu cầu chúng tôi lấy ra tất cả điện thoại, máy ghi âm, máy hình rồi cho người đem đi kiểm tra trước khi thẩm vấn. Chúng tôi thừa biết bản chất của công an cộng sản, nên không ngạc nhiên trước thủ đoạn lừa dối này.

Sau khi thẩm vấn khoảng 12 tiếng với đủ loại la hét và hăm dọa, công an đưa chúng tôi về khách sạn để lục soát mặc dù chúng tôi không hề vi phạm một luật lệ nào của họ. Tại đây họ lại diễn xuất một màn lừa bịp thứ nhì, mục đích là để che mắt nhân viên khách sạn và các khách hàng chung quanh, không để họ thấy cảnh công an trấn áp người. Các nhân viên công an trên 3 xe đi “hộ tống” xe chúng tôi đã lăng xăng chạy trước mở rộng cửa khách sạn cho chúng tôi vào, sau đó họ lại chạy trước tới mở cửa thang máy đưa tay mời chúng tôi lên với đầy vẻ lịch thiệp và ân cần. Sau đó đưa về Cục quản lý xuất nhập cảnh tạm giam cho tới ngày hôm sau.

Qua tới ngày thứ nhì chúng tôi bị đưa về Cục quản lý xuất nhập cảnh và bị tiếp tục thẩm vấn cho tới khuya. Khi thấy không hỏi thêm được gì, họ quyết định đưa chúng tôi ra một loại tòa rất kỳ dị. Lúc đó vào khoảng 11 giờ đêm. Tại đây chúng tôi được chứng kiến màn kịch thứ ba, trong phòng xử cũng có mấy “ông toà” ngồi ở trên và một số công an đóng vai quần chúng ngồi theo dõi phiên toà. Họ bắt chúng tôi đứng nghiêm để nghe “bản án” trục xuất và bị chụp hình, quay phim.

Khi công an áp giải chúng tôi ra phi trường để đưa lên máy bay trục xuất, họ tiếp tục “biểu dương uy thế” với chúng tôi bằng số lượng nhân viên bao quanh mỗi người với nhiếp ảnh viên đi giật lùi để thu hình. Một vài hành khách tại phi trường nói nhỏ với nhau bằng Anh ngữ: “Hình như họ đang quay phim thì phải”. Có người quay ra hỏi viên công an đứng gần đó. Anh này thản nhiên xác nhận: “Đúng vậy, tụi tôi đang đóng phim”.

Chúng tôi chỉ sống với công an CSVN có 48 giờ mà đã chứng kiến họ bịp bợm rất trâng tráo đến 4 lần, như vậy đồng bào sống ở trong nước sẽ phải chứng kiến Nhà Nước CSVN dối trá biết bao nhiêu lần đây?

2/ Sự khai thác của báo chí CSVN như thế nào và vô lý ra sao

Sau khi ba chúng tôi bị trục xuất khỏi Việt Nam thì trên báo chí Nhà Nước đã xuất hiện những bài báo ký tên Vũ Thiên hay Công Quốc xuyên tạc chuyến đi Việt Nam của chúng tôi và vu cáo chúng tôi âm mưu khủng bố một cách vô căn cứ. Trong toàn bài báo, ký giả nhà nước chỉ loanh quanh với câu chuyện dùng máy hình điện thoại để “lén” chụp các cơ quan của họ như một công tác gián điệp ghê gớm. Vẫn chưa đủ, ký giả Nhà Nước còn chế chuyện là cấp chỉ huy Việt Tân đã “bí mật họp lén” 3 đảng viên từ ba quốc gia khác nhau để chỉ thị cho mấy người này về nước chỉ để chụp hình mấy toà nhà ở giữa thành phố có xe cộ chạy qua tấp nập. Trong thực tế, muốn có hình mấy toà nhà này thì cần gì phải gửi người từ ngoại quốc về để chụp, mà nếu có gửi người về chụp hình thì việc gì tốn tiền tốn công họp nhau trước từ ba quốc gia, mà lại còn phải “họp lén” nữa. Tiếp tục lối chế chuyện này, ký giả Nhà Nước còn mô tả sự liên lạc giữa 3 đảng viên Việt Tân từ những khách sạn họ cư ngụ như thể họ đang sống tại những mật khu giữa rừng vậy. Chúng ta thấy những chuyện giữa thanh thiên bạch nhật, ai cũng biết mà ký giả Nhà Nước còn tìm cách tô vẽ hay bóp méo, như vậy làm sao mà tin được những điều họ gọi là bằng cớ do công an điều tra hoặc những giấy tờ mà họ tuyên bố là các “bản thú tội” của các đảng viên Việt Tân trong tù được !

JPEG - 8.4 kb
Khẩu súng và 13 viên đạn mà công an CSVN vu khống cho ông Lê Văn Phan.

Các bằng chứng Nhà Nước CSVN dùng để buộc tội khủng bố lên các đảng viên Việt Tân cũng trắng trợn như hình khẩu súng và 13 viên đạn đựng trong hộp “tặng phẩm” của hãng hàng không Vietnam Airlines mà công an khẳng định là đã tìm thấy trong hành lý ký gửi của ông bà Phan & Thịnh cách đây 5 tháng.

Tóm lại, việc về Việt Nam của 3 anh em chúng tôi để yêu cầu được thăm nuôi các người bạn đang bị bắt giữ là hành động tỏ bày tình cảm với những chiến hữu bị tù đày, để chia sẻ cảnh ngộ với các gia đình đồng bào có thân nhân bị chế độ cầm tù một cách vô lý, phi pháp và để chứng tỏ cho chế độ CSVN thấy rằng người dân VN không còn tiếp tục sợ họ như họ mong muốn.

JPEG - 6.8 kb
Ông Lê Văn Phan.

Trong 2 ngày, guồng máy công an của chế độ đã không khuất phục được chúng tôi. Chúng tôi đã đối đầu với guồng máy công an của CSVN trên chính “đất của họ”. Khi không thể làm gì đối với chúng tôi, họ chỉ còn cách tung ra những cáo buộc vô căn cứ.

Chúng tôi thách đố toàn bộ các điều tra viên CSVN đã tra vấn chúng tôi trong 2 ngày và các tác giả những bài báo của chế độ đã bôi xấu chúng tôi, hãy có can đảm trực diện chúng tôi tại một trong 3 nơi tùy theo họ lựa chọn – Los Angeles, Sydney hay Genève – để đối chất trước truyền thông quốc tế và để mọi người có nhận định khách quan về tình trạng luật pháp dưới chế độ CSVN, về giá trị các điều buộc tội và trình độ báo chí của chế độ.

Sau hết, khi đặt chân lại trên phần đất tự do chúng tôi được biết về nỗ lực của 3 chính phủ Mỹ, Úc, Thụy Sĩ, cộng đồng hải ngoại, và dĩ nhiên các anh chị trong Đảng Việt Tân, để đòi tự do cho chúng tôi trong vòng 24 tiếng đầu tiên. Khi so chiếu lại, chúng tôi thấy rõ những áp lực này đã ảnh hưởng lên thái độ và cách giải quyết của phía công an CSVN như thế nào. Họ buộc phải gấp rút kết án và trục xuất chúng tôi. Từ đó chúng ta có thể thấy đâu là những chỗ nhược của chế độ mà cộng đồng người Việt tại hải ngoại có thể khai thác để hỗ trợ các nỗ lực đấu tranh đòi công lý, công bằng, và nhân quyền của đồng bào chúng ta trong nước.

Ngày 23 tháng 4 năm 2008

Nguyễn Tấn Anh — Sydney, Australia
Mai Hữu Bảo – Los Angeles, USA
Nguyễn Xuân Trang — Geneve, Switzerland

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.