Thư Của ĐHY Tomasek, Tổng Giám Mục Thành Praha, Tiệp Khắc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư của ĐHY Tomasek, Tổng Giám Mục thành Praha,
Kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia, Tiệp Khắc.

(Công bố ngày 21-11-1989, trước 200.000 người biểu tình tại Praha và được đọc tại các nhà thờ Chúa nhật 26-11-1989.)

Đồng bào thân mến,

JPEG - 49.9 kb

Tôi ngỏ lời với anh chị em vài giờ sau khi tôi trở về từ Rô-ma, nơi tôi đã tham dự lễ tôn phong hiển thánh cho Chân phước ANÊ miền Bohêmia. Thánh nữ là công chúa, mặc dầu tu trong đan viện vì lòng mến Chúa yêu người, nhưng ngài không ngừng ở cạnh dân mình trong những giờ phút vinh quang cũng như trong những lúc tủi nhục. Về phần tôi, tôi cũng không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia của tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể im lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hiệp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay.

Người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân. Với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta. Tôi muốn soi sáng tình trạng xã hội của chúng ta qua những kinh nghiệm của Giáo Hội Công Giáo của đất nước này: đã bao nhiêu lần Giáo Hội gửi đến Nhà Nước những lời khiếu nại và thỉnh cầu, nhưng Nhà Nước đều không thèm đếm xỉa gì đến. Mãi đến năm 1985, khi hàng trăm ngàn tín hữu lên tiếng tại Trung Tâm Hành Hương Vê-rê-rát, và sau khi thư thỉnh nguyện gồm mấy trăm ngàn chữ ký được gửi đến Nhà Nước Tiệp Khắc hồi năm ngoái, lúc đó mới có một vài bước tiến bộ. Năm ngoái, tôi cũng đề nghị với Nhà Nước sẵn sàng làm trung gian đối thoại giữa Chính Phủ và Giáo Hội. Nhưng mãi đến cách đây nửa năm, ông Chủ Tịch mới trả lời, nhưng rồi cũng chẳng có tiến bộ gì đáng kể. Giáo Hội tiếp tục lệ thuộc Nhà Nước theo những điều hạn chế được áp đặt trên Giáo Hội từ thời Staline. Trong việc cai quản giáo phận, các giám mục hoàn toàn lệ thuộc Nhà Nước và lời nói quyết định trong vấn đề này dường như vẫn là lời nói của các cơ quan mật vụ. Những cuộc hội họp của các giám mục và linh mục đều bị cản trở vì sự hiện diện của các đại diện Nhà Nước trong các buổi họp. Bầu không khí thiếu tự do, các tín hữu trưởng thành cũng như con cái họ và nhất là các bạn trẻ Công Giáo cảm thấy thật khó thở.

Người ta hứa hẹn với chúng tôi rằng: việc điều chỉnh lại tình trạng pháp lý của Giáo Hội sẽ được thực hiện phù hợp với các quy luật quốc tế về những tự do nhân quyền, nhưng người ta lại không nói gì đến việc Đảng cầm quyền phải từ bỏ chương trình dần dần tiêu diệt đức tin.

Đối với những hạng người như thế, chúng ta không thể tin tưởng được.

Tình trạng đau buồn tương tự như thế cũng xảy ra trong các lãnh vực khác của đời sống, trong lãnh vực khoa học, văn hoá, thông tin.

Từ Đông sang Tây, chúng ta đang ở giữa những quốc gia trong quá khứ cũng như hiện nay đang đập đổ những hàng rào của những chế độ độc đoán.

Về phần chúng ta, chúng ta không thể nào chờ đợi được nữa.

Bây giờ cần phải ra tay hành động.

Chúng ta cần có một chính phủ dân chủ, nếu không thì chúng ta không thể nào thành công trong việc chận đứng những tai họa về môi sinh và những tai ương khác.

Tất cả những người có điều kiện muốn nói với chúng ta, họ phải được phát biểu tự do, để chúng ta chọn lựa từ nơi họ một chính phủ cùng tiến bước với chúng ta chứ không phải chống lại chúng ta.

Chính vì thế tất cả chúng ta bây giờ đều có trách nhiệm đối với thời điểm hiện tại và tương lai của chúng ta và con em chúng ta.

JPEG - 153.3 kb

Các bạn thân mến,

chúng tôi hợp sức với các bạn là những người đang kêu gào công bằng cho tất cả mọi người.

Với lòng biết ơn và kính trọng, tôi hướng lòng về các nạn nhân của bạo lực tàn ác. Lời Chúa Ki-tô được áp dụng cho các bạn: “Phúc cho những người đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thoả”.

Lời kêu gọi trừng trị những kẻ phạm tội ác là điều rất đúng. Tôi chỉ xin các bạn một điều này: đó là tiếp tục theo đuổi con đường bất bạo động. Chúng ta tranh đấu cho sự thiện bằng những phương thế tốt. Qua kinh nghiệm của những kẻ áp bức chúng ta, chúng ta thấy được rằng những chiến thắng trong giận dữ, thù oán, tham lam, ham hố quyền bính, hống hách đều là những chiến thắng ngắn ngủi.

Hỡi các tín hữu Công Giáo và các linh mục,

Tôi cũng muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta, không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lại lên tiếng, hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cả với những người thuộc sắc tộc khác, dầu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách rời khỏi những quyền dân chủ khác. Tự do là điều không thể phân chia được.

Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúng ta: “Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.

Praha 21-11-1989

ĐỨC HỒNG Y F. TOMASEK, Tổng Giám Mục Praha
Kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia

LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”