Thư lên tiếng của mẹ chị Trần Thị Thúy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi:
– Ủy ban Nhân Quyền, Liên Hiệp Quốc,
– Quý tổ chức nhân quyền quốc tế,
– Quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
– Quý ân nhân khắp nơi,

Chúng tôi là Bùi Thị Nữ, mẹ của dân oan Trần Thị Thúy, người đã bị xử án một cách bất công vào ngày 30 tháng 5 vừa qua với bản án rất nặng là 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Con tôi bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 luật hình sự trong một phiền tòa chỉ vọn vẻn có vài tiếng đồng hồ với một bản án đã định sẵn. Luật sư bào chữa cho con tôi, Luật Sư Huỳnh Văn Đông đã gặp rất nhiều khó khăn, cản trở trong việc thu thập các dữ liệu trong tiến trình chuẩn bị. Ông còn bị đuổi ra khỏi phiên tòa khi trình bày việc thiếu dữ kiện để kết tội con tôi. Điều bất công ở đây là con tôi chẵng có hành động gì gọi là “âm mưu lật đổ chính quyền”, mà ngược lại cô đã bày tỏ lòng yêu nước qua việc ủng hộ tinh thần “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”. Con tôi đã tích cực tham gia vào các công việc xã hội qua việc giúp các dân oan lên tiếng bảo vệ quyền lợi của họ và tham gia học hỏi những khóa đấu tranh bất bạo động.

Tất cả những hoạt động này đều mang tính chất cổ xúy tinh thần yêu nước và nâng cao giá trị công bằng xã hội, do đó nếu có nó mang tính chất xây dựng đất nước chứ không phải là “lật đổ chính quyền” như đã bị cáo buộc.

Trong suốt hơn một năm qua, kể từ khi con tôi bị bắt tình hình sức khỏe con tôi ngày càng giảm sút. Trong lần thăm nuôi mới đây vào ngày 30/8/11, tôi thấy sức khỏe con tôi giảm sút rất nhiều. Cô gầy ốm và than phiền bị nhức đầu và đau nhức mình mẩy kinh niên. Đây là nguyên nhân do bị đánh đập thường xuyên trong lúc bị tra tấn khi mới bị bắt và tạm giam tại Sài Gòn. Thúy có kể cho tôi nghe là cô bị công an nắm tóc, lôi kéo trong lúc tra tấn mà cho đến ngày hôm nay Thúy còn bị ám ảnh trong khi ngủ.

Ngoài ra thì con tôi còn bị hăm doạ và lúc trước phiên tòa phúc thẩm ngày 18/8/11, con tôi bị tách ly và chuyển sang một phòng giam khác hôi thúi khôn tả khiến cho con tôi buồn nôn không ăn uống gì được. Con tôi còn nói cán bộ quản giáo còn hăm rằng sẽ đưa con tôi đi làm lao động.

Tất cả những sự kiện trên đã tạo một áp lực và gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của con tôi trên cả hai phương diện thể xác lẫn tinh thần. Nó đã làm cho con tôi luôn sống trong một cảm giác lo sợ, bất an và tinh thần luôn giao động. Vì vậy tôi rất quan ngại đến tình trạng sức khỏe cũng như sự an toàn của con tôi. Mới đây nhất, vào ngày 21/9/11 tôi đến trại giam thăm con tôi thì được ban quản giáo cho biết đã chuyển con tôi đến trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Việc chuyển trại này xảy ra khi nào hoàn toàn gia đình chúng tôi không được thông báo. Hiện nay sức khỏe của Thúy ra sao tôi cũng không rõ.

Tôi viết thư này xin được khẩn thiết kêu cứu cùng các cơ quan quốc tế nhân quyền, các chính quyền của các quốc gia tự do và tất cả quý ân nhân ở trong lẫn ngoài nước, hãy:

  • Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, đảm bảo sự an toàn của con tôi cũng như những nhà đấu tranh cho nhân quyền hiện đang bị giam giữ.
  • Chấm dứt những thủ đoạn khủng bố tinh thần lẫn thể chất trên con tôi cũng như những người tù nhân lương tâm khác.
  • Tiếp tục vận động cho sự tự do của con tôi và những nhà hoạt động nhân quyền hiện đang bị bỏ tù một cách oan ức.

Chúng tôi, toàn thể gia đình xin được chân thành cám ơn sự quan tâm và hỗ trợ của tất cả quý vị. Những sự giúp đỡ của quý vị là một niềm an ủi to lớn cho Thúy và gia đình chúng tôi.

Thân kính,

Bùi Thị Nữ
Đồng Tháp, Việt Nam
02/10/11

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.