Thư tố cáo nhà nước CSVN sách nhiễu gia đình Gs. Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi xin thông báo cùng quý vị những hành động sách nhiễu nhằm khủng bố tinh thần gia đình chúng tôi của nhà nước Việt Nam.

Trong thời gian công an Việt Nam bắt anh Phạm Minh Hoàng lên thẩm vấn, người chị cả trong gia đình chúng tôi là Phạm Thị Uyên, công dân Pháp, cũng có mặt tại Sài Gòn để chăm nom sức khỏe cho bố mẹ chúng tôi, nay rất yếu và tuổi gần 90.

Ngày 17/8, theo dự trù chị Uyên trở về Pháp theo tuyến đường Sài Gòn – Hà Nội – Paris. Sáng ngày 18/8, các con của chị ra đón mẹ ở phi trường Paris, nhưng chờ mãi vẫn không thấy chị Uyên, nên đã đến quày vé Vietnam Airlines để hỏi xem chị Uyên có trong danh sách chuyến bay hay không. Hãng này từ chối không trả lời, các cháu báo động với cảnh sát Pháp, sau khi biết là chị Uyên đã thực sự rời Sài Gòn và hoàn toàn không có tin tức. Nhiều giờ sau, các cháu mới nhận được tin là chị Uyên “bị trễ máy bay ở Hà Nội” và sẽ về Pháp ngày 19/8.

Thật ra không phải chị Uyên trễ máy bay. Về đến Paris, chị cho biết là ngày 17/8, chuyến bay từ Sài Gòn ra Hà Nội diễn ra một cách bình thường. Nhưng khi đến phi trường Nội Bài, lúc qua cửa kiểm soát passeport để lấy máy bay về Pháp vào khoảng 22 giờ đêm, thì công an đã giữ lại, đưa vào phòng thẩm vấn cho tới 2 giờ sáng. Hôm sau lại tiếp tục thẩm vấn từ 8 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều. Nội dung tra hỏi xoay quanh lý lịch gia đình chúng tôi, có tới 4, 5 công an luân phiên tra hỏi chỉ cùng một nội dung. Sau cùng, không tìm ra được những lý cớ nào khác để bổ túc thêm hồ sơ điều tra của anh Hoàng, họ cũng không hề đưa một chứng từ nói rõ lý do bắt giữ chị để tra hỏi, công an đã thả chị Uyên và để chị phải tự lo tìm vé trở về Paris một cách vô trách nhiệm. Lúc đầu quày vé đòi bán cho chị một vé về Paris trị giá lên tới 2000 Mỹ kim. Năn nỉ mãi một cô bán vé khác đã tìm ra cho chị một vé rẻ hơn nhưng chị vẫn không đủ tiền trả, và cô nhận lời cho vay 4 triệu đồng Việt Nam để chị tôi có thể trở về Pháp!!!

Kể lại diễn tiến của việc này, chúng tôi muốn tố cáo thủ đoạn sách nhiễu những người vô tội một cách hạ cấp của công an Việt Nam. Nếu công an nghi ngờ chị tôi hay muốn thẩm vấn để tìm hiểu thêm về anh Hoàng, tại sao họ không chịu gọi chị ấy lên thẩm vấn khi còn ở Sài Gòn ? Công an đã cố tình lừa, để cho chị tôi rời Sài Gòn một cách bình thường, nhưng lại giữ chị ở Hà Nội vào lúc 22g, thẩm vấn gần như suốt đêm, làm cho chị không lên được máy bay, sau đó phải tự một mình xoay sở ở một nơi hoàn toàn xa lạ, để tìm cách trở về Pháp.

Đó là chưa kể công an hầu mỗi ngày vẫn tiếp tục sách nhiễu, đòi thẩm vấn chị Lê Thị Kiều Oanh, vợ của anh Phạm Minh Hoàng. Mặc dù chị đã trình bầy nhu cầu phải chăm lo cho cháu Trâm Anh mới được 6 tuổi và cha mẹ chồng già yếu đã gần 90, nhưng công an vẫn nhẫn tâm hạch sách và cố tình tạo áp lực lên tinh thần của chị Oanh.

Đối với một người có quốc tịch Pháp như chị Uyên mà công an Việt Nam còn đối xử tệ như thế thì đối với công dân Việt Nam chắc chắn họ còn đối xử tệ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi viết thư này để báo động cùng dư luận khắp nơi về khả năng nhà nước Việt Nam có thể sẽ trù dập, khủng bố gia đình chúng tôi ở Việt Nam trong những ngày sắp tới nặng nề hơn. Không biết Chị Oanh với đứa bé 6 tuổi, bố mẹ già 90 tuổi sẽ còn bị những đòn hù dọa khủng bố đến mức độ nào.

Gia đình chúng tôi xin trân trọng thông tin đến Quý vị và dư luận khắp nơi để mong được sự hỗ quan tâm và hỗ trợ của quý vị, giúp cho anh Hoàng sớm được tự do và trở về sống trong yên bình với vợ con và cha mẹ.

Ngày 19 tháng 8 năm 2010

Thay mặt chị Phạm Thị Uyên và gia đình anh Phạm Minh Hoàng

Phạm Duy Khánh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.