Thủ Tướng Miến Điện, Bị Loại Trong Cuộc Tranh Giành Quyền Lực Nội Bộ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 22.1 kb
Thủ tướng Khin Nyunt

Vào đêm 19 tháng 10 vừa qua, đài phát thanh Rangon bỗng nhiên loan tin khẩn cho hay Thủ tướng Khin Nyunt (65 tuổi, nhân vật đứng hàng thứ ba trong Hội đồng Hòa bình Phát Triển Quốc Gia) được phép rút lui vì lý do sức khỏe. Người lên thay thế là Thiếu tướng Soe Win, Bí thư thứ nhất của Hội đồng kiêm Tư lệnh lực lượng phòng không Miến Điện. Theo các nguồn tin tổng hợp từ Rangon cho hay vào đêm 18/10, tư gia của Thủ tướng Khin Nyunt bị một đơn vị quân đội dưới quyền ông Maung Aye, nhân vật thứ hai trong Hội đồng và cũng là Tư lệnh Lục quân Miến Điện, đến bao vây và sau đó bắt phải từ chức.

GIF - 9.3 kb
Thiếu tướng Soe Win

Thật ra giữa nhân vật thứ hai là ông Maung Aye và Thủ tướng Khin Nyunt đã có sự tranh chấp quyền lực ngay khi nhóm quân nhân làm cuộc đảo chánh cướp chính quyền vào năm 1990, lúc đó Khni Nyunt nắm tình báo nên đã góp công rất lớn trong việc cướp chính quyền, đáng lý ra với công trạng này Khin Nyunt phải đứng trên Aung Aye nhưng vì cấp bậc trong quân đội nhỏ hơn nên đành chịu đứng sau Aung Aye khiến cho Khin Nyunt hết sức bực bội. Sự tranh chấp quyền lực giữa Aung Aye và Khin Nyunt nổ lớn vào tháng 6 vừa qua khi Chủ tịch Hội đồng là tướng Than Shwe có ý định từ chức vì lý do sức khỏe. Ý định từ chức của Than Shwe không được Hội đồng Hòa bình Phát Triển Quốc Gia chấp thuận. Than Shwe cũng nhận thấy rằng Aung Aye và Khin Nyunt đang chống đối nhau ra mặt để giành cái ghế Chủ tịch nên rút lại ý định từ chức. Ngoài quyền lực hai nhân vật chóp bu này cũng còn tranh nhau về quyền lợi. Vào tháng 9 vừa qua đã xảy ra một cuộc chạm súng giữa những đơn vị quân đội của Maung Aye và lực lượng tình báo của Khin Nyunt tại vùng Shan sát biên giới Trung quốc vì cho rằng Cục tình báo lợi dụng quyền hạn trấn áp sở quan thuế, di trú ở cửa khẩu Muse để thu các nguồn lợi kếch sù bỏ túi như cấp giấy thông hành cho các con buôn qua lại cửa khẩu, buôn bán vàng, gỗ lậu v.v… Sau cuộc chạm súng đó, ông Maung Aye đã báo cáo cho Chủ tịch Than Shwe về sự tham nhũng hối lộ của nhân viên cục Tình báo. Sau khi được sự thừa nhận của Chủ tịch Than Shwe, Maung Aye tự động tiến hành việc tảo thanh các nhân viên cục Tình báo được coi là tay chân của Thủ tướng Khin Nyunt. Ngoại trưởng Wing Aung, xuất thân từ ngành tình báo cũng bị cắt chức vào ngày 18 tháng 9, nghĩa là sau cuộc chạm súng chỉ có mấy ngày. Con trai của Thủ tướng Khin Nyunt đang kinh doanh một cơ sở Internet lớn nhất Miến Điện cũng đã bị bắt điều tra về tội làm ăn bất chính chẳng sợ ai vì ỷ cha mình là Thủ tướng.

Tân Thủ tướng Soe Win cũng như tướng Tin Sein mới được thăng lên làm Bí thư thứ nhất của Hội đồng Hòa bình Phát Triển Quốc Gia đều là đàn em thân tín của Maung Aye. Có tin rằng nhân vật số hai này đã quyết định đưa thân nhân của mình lên nắm cục tình báo vì thật ra Maung Aye cũng còn sợ vây cánh còn sót lại của Khin Nyunt nổi lên lật ngược thế cờ.

Giáo sư Minoru Kiryu của đại học Osaka Sangyo chuyên về tình hình Miến Điện nói rằng lý do cắt chức Thủ tướng của ông Khin Nyunt vì tham nhũng hối lộ là không ổn vì chính ngay nhân vật số 1 là tướng Than Shwe cũng như nhân vật số hai là ông Aung Aye cũng ăn hối lộ đâu thua gì ông Khin Nyunt. Chẳng cần phải suy đoán ai cũng biết ngay thượng tầng lãnh đạo chính quyền quân phiệt Miến Điện đang tranh giành quyền lực. Ông Khin Nyunt, người nắm Cục tình báo đã lâu nên thu thập được nhiều tin tức ở trong cũng như ngoài nước và nhận thấy rằng chính quyền hiện nay đang bị giới làm ăn trong nước bất mãn, người dân thì bất tín còn thế giới thì chỉ trích. Nếu không thay đổi một chút thì chắc chắn khó mà bám trụ lâu được nên mới đề ra tiến trình dân chủ hóa qua bảy giai đoạn. Nếu xét kỹ thì cái tiến trình này có rất nhiều mâu thuẫn nếu không muốn gọi là trở lực cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Thật ra, Khin Nyunt cũng được một số dư luận ở trong và ngoài nước đánh giá là người thuộc phái ôn hòa, nhưng bị nhóm nắm quân đội bất mãn vì cho rằng tiến trình dân chủ bảy bước này là sản phẩm của sự nhượng bộ trước những áp lực quốc tế, và đây là một điều nhục nhã cho Miến Điện không thể chấp nhận được.

Những nhà đấu tranh Dân Chủ cho Miến Điện tại Thái Lan cho rằng việc giải nhiệm ông Khin Nyunt cũng chẳng có gì làm thay đổi tình hình vì đó chỉ là chuyện tranh giành quyền lực trong nội bộ chính quyền quân phiệt Miến Điện, đừng tưởng lầm ông Khin Nyunt là người thuộc nhóm ôn hòa. Chính quyền Rangon hiện nay thường hay mượn cớ không thể dân chủ hóa đất nước một cách ồ ạt vì sẽ sinh ra hỗn loạn. Nhưng hiểu theo nghĩa khác thì khi đất nước có tự do dân chủ họ đâu còn được tự do đục khoét tài nguyên đất nước như hiện nay. Đó là lời bình luận của nhật báo Yomi Uri phát hành tại Nhật vào ngày 20 tháng 10 vừa qua.

Trong một xã hội mà tình hình chính trị bất ổn như chính quyền quân phiệt Miến Điện hay chính quyền cộng sản độc tài Việt Nam hiện nay, làm đến chức Thủ tướng như ông Khin Nyunt cũng không có gì gọi là vững. Phút chốc sẽ trở thành tội phạm khi thế lực bị suy yếu thì thử hỏi người dân thường làm sao mà yên tâm làm ăn chứ không nói đến chuyện làm giàu; tài sản kiếm được do cặm cụi làm ăn chắc gì là của mình, bị cướp ngày nào không hay vì bản chất của hai chế độ này là đều muốn cướp bất cứ cái gì có thể cướp được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.