Thực đơn răng mắt mùa tiết canh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Gandhi quá sức lành. Thiên hạ đổi mắt, ông thành tâm lo…

JPEG - 22.7 kb
Ông Gandhi quá sức lành. Thiên hạ đổi mắt, ông thành tâm lo…

Đó là ông nhìn bức tranh lớn. Còn thế giới đại đồng hiện giờ teo tóp lại chỉ còn mấy mống TQ-VN-Cuba-Bắc Triều Tiên. Trong đó, mỗi thế giới đại đồng đô của các triều đình CS có lẽ không ngại gì mấy chuyện đui mù, chỉ lo có đứa chột mắt làm vua. Và đang nỗ lực phóng tay tranh đua “huy động sức mạnh hệ thống chính trị” để phòng chống tình trạng trồi đạp nhau giành ghế.

JPEG - 34.6 kb
Ông Shourie tính thương gia. Đổi sao cho có lợi ta thì làm…

Ông Shourie tính thương gia. Đổi sao cho có lợi ta thì làm…

Nghe ra, cái lý của Arun Shourie đây mới là mục tiêu thương vụ. Mùa tiết canh VN thường bắt đầu vào những cuộc họp giữa nhiệm kỳ là vậy.

Quán CDQL có tờ thực đơn rất hấp dẫn. Toàn Răng với Mắt. Sâu hiểm toàn tập. Đính kèm là những bộ hồ sơ tối/tuyệt mật, mà nếu không có chân trong BCT thì e khó lòng sưu tập được.

Quán CDQL lại còn có hộp đựng ý kiến phê bình của thực khách. Theo nguyên tắc mới nhất của quán, bộ lọc đầu tiên của chủ quán sẽ tự ý loại bỏ những ý kiến có tính thẳng/thật về dung nhan của đảng. Còn lại ắt phải là số ý kiến đồng thuận với chủ quán.

Nhiều người tin rằng: Chỉ ở tầm thủ tướng mới làm chủ được ngần đó hồ sơ sâu hiểm cỡ đó. Và chỉ có quyền uy ở tầm thủ tướng mới có sức đãi những món nhậu táo tợn mà không một bộ phận nào có thể ngăn chận. Uy lực của chủ quán từ đó càng lên cao như diều đớp gió, hay như tham nhũng đớp phong bì.

Chưa biết cốt lõi buồng trong của quán ủ mưu thế nào, song nghe thoảng bên ngoài thì kể …cũng có lý. Bởi cho đến nay, chưa có một cơ quan nào chứng tỏ thực lực cao hơn. BCT đã mấy phen họp bàn chuyện tống cổ tay quyền lực có chân dung rực rỡ nhất đám, nhưng không xong.

Đưa ra trung ương mấy phen, cũng không xong. Lần cuối gần đây nhất lại tạo cơ hội cho tay “đại hoạ” sĩ nọ tô điểm cái chân dung kia càng rực rỡ hơn bao giờ. Thế, có phải, giọt nước tràn ly, hay, giờ phản đòn đã điểm?

Đưa ra QH nhé! Nhưng chẳng ngu si dại dột gì đưa ra QH để lấy phiếu tín nhiệm cao/nhỡ/thấp như kỳ trước. Phải dứt điểm nhau bằng luật cơ!

Cái gì khiến cho “quần hồ” quyết vây “mãnh hổ” đến vậy?

Có phải đó là mối lo về cái làn sóng đang ăn khách một xu thế VN cần thống nhất quyền lực về một mối, như Tập của Tàu, hay văn minh hơn một chút, như Pu của Nga? Bởi khi đó, mọi cấu trúc ban bệ đều có thể xáo trộn theo kiểu xoá bài chia tụ lại?

Ai, hay những ai, đã “cao kiến” dường ấy?

Có phải đám đông bao gồm những kẻ đang lôtô khua bụng trên đường đua cao tốc vào các ghế “nguyên thủ” của đảng? Bao gồm cả mạng lưới nhân sự bên dưới của hệ thống quyền lực và quyền lợi đang hồi …ổn định?

Nếu đúng thế thì quả là …khá đông. Và …khá đau. Bởi đường đường là những tai to mặt lớn của đảng mà không lèo lái nổi cái BCT đỉnh chóp. Cũng chẳng ảnh hưởng chi nổi cái trung ương phản thùng kia.

Chủ nghiã chết tiệt đã đành. Cả cái “tư tưởng” cóp nhặt nọ cũng chẳng còn là điểm tựa để kêu gọi chúng hồi đầu quy đảng. Thứ vũ khí tập thể hung hãn và bén ngót của thời 6 Búa đã cùn. Nay phải mài dao răng cưa chặt nước đá…

Xem ra cái bộ phận đóng mộc thi hành mọi chỉ đạo của “trên” xưa giờ còn một chỗ dùng khả dĩ: Đề xuất chặt bớt ngón của cái bàn tay đang nắm trọn quyền lực kia.

Chưa bao giờ loại hoạt động tự phát này xảy ra ở QH. Cũng chưa bao giờ chủ tịch QH dám nếm thử món gan hùm ở quán CDQL, kể cả trước khi xảy ra sự cố Hà Văn Thắm với Nguyễn Hồng Phương. Thí điểm lần này, chính Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý đã được uỷ nhiệm cầm giấy chém phập từng nhát dao…

Một là: Truất quyền ban bố các ghế tạm thời, gọi là “quyền” lãnh đạo cấp bộ và cấp tỉnh/thành. Đây là cách chặt đứt mớ chân rết tương lai. Bởi, trong cơ chế này, các ghế “tạm thời” đó có xác suất rất cao trở thành “thực thụ”, do đó, giá biểu cao ngất, và đổi lại là lòng trung thành với kẻ ban bố cũng cao ngất.

Hai là: Truất quyền ban bố lệnh tổng động viên và ban hành lệnh khẩn cấp. Nghe chừng như gậy chống lưng cho đề xuất này là một yêu cầu từ …Trung Nam Hải. Bởi, VN hiện nay không có hiểm hoạ chiến tranh nào ngoài Biển Đông và biên giới phía Bắc. Tất nhiên, Bắc Kinh sẽ yên tâm hơn với phe “Quyết không hai lòng” của Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh.

Ba là: Truất quyền lập ra hay giải thể các bộ thuộc nội các dưới quyền thủ tướng. Tức là thu hẹp sân chơi, không cho cơi nới cái nhà lồng chợ chính phủ. Cũng là cách cắt bớt nguồn thu hiện đã tràn nhiều két sắt khắp nơi kia.

Bốn là: Truất quyền phê duyệt danh sách nhân sự cơ cấu vào hệ UBND cấp tỉnh/thành. Phải biết rằng, bên cạnh hệ “bộ trưởng” thu hoạch tiền tỷ đô la, thì hệ “tỉnh trưởng” cũng là một dây hụi khủng. Cắt quyền này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế tầm sinh sôi vô đối của loài chuột địa phương.

Trên nguyên tắc, thủ tướng có hai sứ mệnh quan trọng nhất là: 1) Lãnh đạo công tác của chính phủ; và 2) Làm công tác nhân sự trong chính phủ.

Trên thực tế, chí ít là trong suốt non 2 nhiệm kỳ qua, người VN có thể kết luận rằng sứ mệnh thứ nhì về công tác nhân sự kia được thủ tướng chăm sóc kỹ lưỡng hơn sứ mệnh lãnh đạo chính phủ. Chỉ bởi công tác nhân sự (bao gồm bộ trưởng/tỉnh trưởng và hàng triệu tuỳ tùng khổng lồ) kia mới đẻ ra tiền tỷ đôla. Chính cái xưởng đẻ tiền tỷ đó mới đích thực là cái nền vững chắc của quyền lực vô song trong tay thủ tướng.

Thế mà, ngạc nhiên thay, tay chủ tịch QH đương nhiệm dám đương đầu với kẻ đứng đầu thực tiễn quyền lực. Chẳng đơn thuần đối đầu, mà còn đòi chặt tay chặt chân một đối thủ đang mang đai vô địch quyền lực.

Cứ ngỡ hay ngờ như thật rằng QH mới chính là cơ quan quyền lực nhất nước đấy chăng?

Hoặc, cứ ngỡ hay ngờ như thật rằng các bản hiến pháp (1946/1959/1980/ 1992/2001/2013) kia nhất định không phải là những tờ giấy lộn, để nhân danh nó mà soạn thảo dự luật cắt quyền thủ tướng đấy chăng?

Lại còn đề xuất thêm một “biện pháp” kiểm soát phụ trội khác nữa là món dự luật buộc thủ tướng phải chính thức báo cáo công khai với toàn dân trên hệ thống thông tin đại chúng, mỗi quý một lần! Như thử để kiểm kê định kỳ về hiệu năng lãnh đạo!

Gì thì gì, người ta chỉ có thể nghi ngờ rằng các thế lực thù địch vu khống hay xuyên tạc về tình hình đấu đá cực kỳ gay cấn và rối rắm khôn cùng trên tầng thượng của đảng… cho tới khi được nghe nói tới QH ra tay “Đề xuất Hạn chế Thẩm quyền của Thủ tướng”.

Gì thì gì, người ta thấy ngay lãnh đạo QH đang tự cho phép lên gân để biến cơ quan này thành một phòng thí nghiệm đong đo cân đếm quyền lực của hàng lãnh đạo các nhóm lợi ích, cái chức năng mà xưa giờ hàng trăm đại biểu của nó chưa hề biết tới.

Gì thì gì, thế nào cũng có một số người sôi nổi đồn đoán rằng nếu bước thí nghiệm này thành công thì trong khoảng ngày tháng còn lại từ nay tới đại hội trù bị 2016, nếu có đại hội, thì thủ tướng VN sẽ trở thành què cụt, một khi những mảng lớn tay chân thân tín kia bị đối thủ chặt lìa.

Gì thì gì, quán CDQL sẽ có thêm một số món tiết canh đặc biệt của nhà sản, gọi tắt là đặc sản ngự thiện. Điều này chắc chắn sẽ mở ra một trào lưu quan tâm, cũng đặc biệt không kém, không chỉ trong công luận đại chúng, mà trong cả hàng ngũ quan chức dưới trướng của thủ tướng.

Gì thì gì, giới đồ đệ của chính phủ, ngoài những chuyến hành hương lên đền xin xăm hay cầu nguyện, đã phải chống mắt quan sát và nín thở theo dõi trận thư hùng căng thẳng tột cùng này là để tính toán một số đường binh đối với thủ tướng kính yêu: Theo nữa, hay …đầu quân cửa khác?

Gì thì gì, hẳn cũng không ít kẻ đâm lo: Cứ vào độ nửa cuối của mỗi nhiệm kỳ, ngay cả những đấng thần linh ở các đền ắt là cũng phải cay mắt khói nhang và rối trí bời bời với hàng đống lời cầu nguyện đối nghịch của thuộc hạ các phe, sao cho thủ lãnh phe mình phản đòn ngoạn mục!

Gì thì gì, lắm người yên chí rằng sau ngón xà quyền đập chuột nhắt đến tan nát cái hũ mắm Đại Dương bên dưới Đế chế Quyền lực của chủ tịch QH, không lý nào thủ tướng đã cạn hồ sơ? Không thể nào! Chính kho hồ sơ đen đó đã giúp cho thủ tướng lên ngôi và vượt qua bao cơn sóng gió.

Cái đáng lo là nội trong nay mai, thủ đô vì hoà bình của VN sẽ mọc thêm hàng chục quán tiết canh ngang hàng đẳng cấp với CDQL.

JPEG - 28.3 kb
Hãy đợi đấy!

Còn, điều đáng ngẫm là câu nói của Peter St. Onge: “Quyền lực có logic riêng của nó”. Peter St. Onge là Phó giáo sư tại Taiwan’s Fengjia University College of Business. Bài báo này có tựa đề là “Cách mạng bạo lực thường ăn thịt những người sinh của nó” (Dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ).

Nếu Peter St. Onge có mặt ở VN trong khoảng thời gian này và có dịp ghé quán CDQL, có khi ông chợt nhớ tới hệ đồi trao răng mắt của ngài Arun Shourie mà hứng khởi viết thêm một bài chính luận nối tiếp:

Cách mạng bạo lực thường ăn cả tiết canh những người bạn của nó!

21/01/2015 – Tròn 222 năm Vua Louis XVI bị cách mạng Pháp xử tử, là vị quân vương duy nhất của Pháp bị tử hình.

Blogger Đinh Tấn Lực, chép tặng Dịch giả Phạm Nguyên Trường

Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.