Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer Gửi Thư Đến Tổng Thống Hoa Kỳ Về Tình Trạng Đàn Áp Tôn Giáo Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer thuộc tiểu bang California vừa gởi Tổng thống Hoa Kỳ một bức thư về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, nguyên văn như sau:

-o0o-

Ngày 2 tháng 10 năm 2008

Thưa Tổng Thống Bush

Tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm trấn áp các buổi cầu nguyện của các tín đồ Công giáo Việt Nam tại Hà Nội, những người đang đòi lại các tài sản của Giáo hội đã bị tịch thu. Theo tôi hiểu thì các tu sĩ và giáo dân Công giáo đang muốn đòi lại 2 phần đất tại Hà nội đã bị chiếm giữ từ khi chính quyền Cộng sản nắm quyền vào thập niên 1950, một tại giáo xứ Thái Hà thuộc Hà Nội, và một từng là sứ quán của Vatican trước đây.

Các buổi cầu nguyện đã diễn ra gần suốt năm 2008 và đã tạo nhiều chú ý khi chính quyền Việt Nam cố bịt miệng những người tham dự bằng những trò hăm dọa, bạo lực, và bắt bớ. Vào tháng trước, chính quyền Việt Nam còn dám dọa truy tố cả Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Hà Nội. Ngoài ra, ông Ben Stocking, Chánh Văn Phòng của Associated Press tại Hà Nội, cũng đã bị đánh khi chụp hình quan cảnh khu cầu nguyện. Đây là những hành động đáng phê phán.

Khi ông Christopher Hill, Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Đông Á Thái Bình Dương, điều trần trước Tiểu Ban Đông Á Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện vào tháng 3 năm 2008, ông tuyên bố rằng: “Tự do tôn giáo tại Việt Nam đã mở rộng đáng kể” và bảo đảm với tôi rằng chính phủ Việt Nam đã “đồng ý giải quyết vụ tranh chấp” về khu đất Vatican “bằng đàm phán”.

Tuy nhiên, đã gần 7 tháng qua, rõ ràng chính phủ Việt Nam không thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo hoặc các khoản nhân quyền liên hệ; và họ đã hủy bỏ những nỗ lực thực tâm để dứt điểm sự việc này trong ôn hòa. Cách hành sử này không xứng đáng với 1 chính phủ đã từng được khen là tiến bộ đáng kể trong lãnh vực tự do tôn giáo và hiện đang ngồi tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Vì vậy, tôi kính đề nghị Tổng Thống hãy đại diện Hoa Kỳ ra tuyên bố lên án và gia tăng gấp đôi nỗ lực để áp lực [chính phủ] Việt Nam phải tìm giải pháp ôn hòa cho biến cố này và tôn trọng ước nguyện của giáo dân Công giáo tại Hà Nội. Tôi cũng thỉnh cầu Tổng Thống thông báo cho tôi tiến triển của những nỗ lực này. Đã quá hạn từ lâu việc [chính phủ] Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về quyền tự do tôn giáo, hội họp, phát biểu, lập hội, và phải để các công dân Việt Nam được tự do hành đạo mà không phải lo sợ bị hăm dọa hay hãm hại bởi Nhà nước của họ.

Xin cám ơn sự cứu xét nhanh chóng của Tổng Thống đối với thỉnh cầu này.

Trân trọng,
Barbara Boxer
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ

-o0o-

Cũng vào ngày 2/10/2008, TNS Barbara Boxer đệ trình Thượng Viện Hoa Kỳ bản Nghị Quyết S.3678 nhằm đẩy mạnh các quyền tự do, các bảo đảm nhân quyền, và xây dựng hệ thống pháp quyền tại Việt Nam.

-o0o-

For Immediate Release:
Contact: Natalie Ravitz or David Frey
October 2, 2008
(202) 224-8120

SENATOR BOXER CALLS ON PRESIDENT
TO CONDEMN VIETNAM’S TREATMENT OF CATHOLICS

Washington, DC – U. S. Senator Boxer (D-CA) wrote to President Bush today, asking him to condemn the Vietnamese government’s increasingly aggressive actions against Vietnamese Catholics.

The text of Senator Boxer’s letter follows:

October 2, 2008

President George W. Bush
The White House
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500

Dear President Bush:

I write today to express my grave concern over the Vietnamese government’s ongoing attempts to suppress prayer vigils by Vietnamese Catholics in Hanoi who are seeking the return of confiscated Church properties. As I understand, Catholic priests and church members are seeking the return of two properties in Hanoi that were seized after the Communist government took power in the 1950s—one in Thai Ha Parish in Hanoi, the other the site of the former Vatican Embassy.

Prayer vigils have occurred throughout much of 2008, and have grown in visibility recently as the Vietnamese government has sought to silence participants through intimidation, violence and arrest. Last month, the Vietnamese government went so far as to threaten legal action against Archbishop Ngo Quang Kiet, the head of the Catholic Church in Hanoi. In addition, the Bureau Chief of the Associated Press in Hanoi, Ben Stocking, was beaten after photographing one of the prayer vigils. These actions are deplorable.

When Christopher Hill, the Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs, testified before the Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs of the Senate Foreign Relations Committee in March 2008, he claimed that “religious freedom in Vietnam has expanded significantly,” and assured me that the Vietnamese government had “agreed to resolve the dispute” over the Vatican land “through negotiation.”

However, almost seven months later, it is clear that Vietnam is not fully respecting religious freedom or related human rights and that any meaningful effort by the Vietnamese government to peacefully end this dispute has been abandoned. This behavior is not befitting of a government that has itself touted significant improvement with respect to religious tolerance and is currently sitting on the United Nations Security Council.

As such, I respectfully request that you issue a statement of condemnation from the United States and redouble efforts to press Vietnam to seek a peaceful resolution to this crisis that respects the wishes of the Vietnamese Catholics in Hanoi. I also ask that you keep me apprised of progress on these efforts. It is long past time for Vietnam to fully adhere to internationally recognized standards regarding the freedom of religion, assembly, expression and association, and allow Vietnamese citizens to practice their faith without fear of intimidation or harm from their government.

Thank you for your prompt consideration of this request.

Sincerely,

Barbara Boxer
United States Senator

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.