Tiến trình bạo lực hóa xã hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong vài tuần qua, nhiều tin tức dồn dập về các trò bạo hành của công an thường phục đánh đổ máu những người hoạt động xã hội như chị Đỗ Thanh Vân, anh Dũng Phi Hổ, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, v.v.; bên cạnh hình ảnh công an cùng các lực lượng lạ – mặc đồng phục, đeo quân hàm, đi giày bốt đế thép – đánh đập những bà con phản đối Formosa. Khá rõ công an nay đã được phép, hay được lệnh, nâng cấp bạo hành lên một tầng cao mới, và cùng lúc đạp luật pháp xuống một tầng thấp mới.

Có lẽ ít ai ngạc nhiên về biến thái này, vì lời dạy “bạo lực cách mạng” của Lênin, hay lời dạy “sức mạnh từ nòng súng” của Mao Trạch Đông đã là một phần kinh điển nền tảng của Chủ nghĩa Xã Hội Hiện thực từ ngày ra đời. Nhưng câu hỏi vẫn cần đặt ra: AI sẽ là nạn nhân của bạo lực hóa xã hội?

Để trả lời câu hỏi này, một số đặc tính về vòng xoáy bạo lực hóa xã hội cần được nhận dạng:

Trước hết, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi động và bắt trớn, sẽ rất khó có thể dừng nó lại, vì nhiều lý do:

(1) Đã có “thù” thì phải có “trả thù” và phải có “trả trả thù”… Hơn thế nữa, mỗi mức trả thù đều đòi hỏi phải làm đối phương đau đớn hơn mình nữa thì mới “đã tức”, “đã hận”. Và cứ thế mà nhân lên.

(2) Càng có nhiều oán hận tràn ngập, càng có nhiều người vứt bỏ sự ràng buộc của luân lý, của đạo đức tôn giáo. Đơn giản vì “đạo đức chỉ làm thiệt hại chính mình”. Sức tự chế và khuyên can ngày càng vô nghĩa.

(3) Sản sinh ngày càng nhiều những người theo nghề trả thù thuê, đúng với tên hiệu “đâm thuê chém mướn”. Loại người này đang ngày càng “chuyên môn” hơn nhờ các công nghệ mới và đặc biệt các móc nối với công an.

Kế đến, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi động và bắt trớn, nó sẽ lan tỏa vào mọi mặt đời sống, mọi ngõ ngách xã hội, mọi người, mọi giới. Hiện nay, bạo hành không chỉ thấy tại các đồn công an hay các quán nhậu, mà nay đã nhan nhản ở cả các gia đình, các trường mầm non, các nơi thờ tự… Lý do đơn giản là khi đã thấm vào con người, tức khi bạo hành đã trở thành một phần “bình thường” trong cá tính, thì nơi nào có mặt con người nơi đó có bạo hành.

Rồi khi bạo hành đã tràn lan mọi mặt xã hội, thì TẤT CẢ đều là nạn nhân dự bị, không chừa một ai.

Nhưng đặc biệt, vòng xoáy bạo hành luôn tìm về những kẻ khởi động và có khả năng bạo lực lớn nhất, tức chính các quan chức đảng, và gia đình họ. Lý do khá hiển nhiên là vì các kẻ bạo hành nhiều nhất sẽ có nhiều kẻ thù nhất và trở thành tiêu điểm chờ trả thù lớn nhất. Và nếu không trả thù trực tiếp lên họ được, kẻ thù sẽ nhắm vào gia đình họ làm đích trả thù kế tiếp. Hơn thế nữa, các quan chức thường đưa những tài sản mà họ thu tóm được cho gia đình đứng tên hay tẩu tán, nên gia đình họ đương nhiên trở thành tâm điểm oán hận của những nạn nhân bị mất tài sản. Trong lúc các quan chức đang nắm quyền có thể có lực lượng bảo vệ hữu hiệu, thì gia đình họ không thể núp mãi trong nhà, vẫn phải đi học, đi làm, đi chợ, giữa dòng xã hội và vì thế KHÔNG THỂ được bảo vệ 24/7, đặc biệt đối với các dịch vụ “trả thù thuê” chuyên nghiệp.

Điều này không còn là một cảnh báo mà đã đang diễn ra rồi. Hiện nay, không chỉ những cán bộ như Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, các cán bộ tại UBND tỉnh Thái Bình, các cán bộ kiểm lâm ở Đắk Nông, cán bộ UBND phường 3, quận 11, TP. HCM, v.v. mới bị bắn chết; mà cả vợ chánh án tòa hình sự tỉnh Gia Lai, vợ và con cán bộ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, v.v. cũng bị giết theo kiểu hành quyết để trả thù.

Cơn lốc bạo lực hóa xã hội quả thật đã trở thành một “lỗi hệ thống” nữa trong định nghĩa của ông Nguyễn Văn An. Và ngày nào “hệ thống” còn, ngày đó cơn lốc bạo lực này còn nghiến thêm vô số các nạn nhân ĐỦ LOẠI.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”