TikTok có gì mà ầm ĩ vậy?

Ảnh minh họa: Mario Tama/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau năm năm có vẻ im ắng, TikTok – mạng chia sẻ video của tập đoàn ByteDance Trung Quốc, lại gây sóng gió trên chính trường Mỹ. Các nhà lãnh đạo Hạ Viện Mỹ sắp thông qua một dự luật buộc chủ nhân của TikTok phải chọn lựa hoặc bán quyền sở hữu mạng xã hội này cho các nhà đầu tư bên ngoài Trung Quốc hoặc bị cấm hoạt động ở Mỹ [Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật hôm thứ Tư 13/3 – BBT]. Tổng Thống Joe Biden của đảng Dân Chủ cho biết ông sẽ ký ban hành một đạo luật như vậy, trong khi cựu Tổng Thống Donald Trump – ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa – gây ngạc nhiên khi lên tiếng phản đối một dự luật mà đương thời ông ta ủng hộ. Thế là thế nào? TikTok là cái gì mà có thể gây chia rẽ như vậy?

TikTok là một mạng xã hội nơi người dùng chia sẻ cho nhau những đoạn phim ngắn về bất cứ chuyện gì mà họ thích. Ban đầu, TikTok là một bản sao thu nhỏ của mạng YouTube thuộc Google nhưng thay vì đăng những bộ phim hoành tráng như YouTube thì TikTok chỉ đăng các đoạn phim vài mươi giây, dễ xem, dễ nhớ và cũng dễ tạo ra bằng máy điện thoại. Dần dần, TikTok phát triển thành một mạng trao đổi tin tức, một kênh mua bán hàng hóa của thành viên, giống như Marketplace của Facebook.

Tính đến nay TikTok có khoảng 1 tỷ người sử dùng khắp toàn cầu, là mạng xã hội lớn thứ tư về số người sử dụng. Người Trung Quốc tự hào có một sản phẩm công nghệ tầm cỡ thế giới, cạnh tranh ngang ngửa với các ông lớn của Silicon Valley. Theo thống kê không đầy đủ, hiện có từ 102 triệu đến 150 triệu người Mỹ sử dụng mạng TikTok, đa số là người trẻ dưới 35 tuổi. Mới tháng trước, Tổng Thống Biden và ban vận động tranh cử của ông cũng mở một danh khoản trên TikTok để tương tác với các cử tri trẻ bất chấp các cảnh báo về an ninh.

Và cũng như Facebook, “tài sản” chính của TikTok là khối thông tin khổng lồ về nhân thân người sử dụng, từ địa chỉ nhà ở, bạn bè quen biết, số thẻ ngân hàng cho đến thói quen mua sắm, giải trí. Nhưng khác với Facebook hay YouTube, TikTok là sản phẩm của một công ty Trung Quốc. Cũng như nhiều công ty công nghệ khác của Trung Quốc, công ty ByteDance phải tuân theo các luật lệ về an ninh quốc gia của nước này, theo đó Bắc Kinh có quyền đòi các công ty phải cung cấp dữ liệu của thành viên để chính quyền dùng cho các hoạt động tình báo. Nói nôm na, an ninh Trung Quốc có thể yêu cầu ByteDance giao nộp thông tin về toàn bộ 150 triệu người Mỹ hoặc một nhóm người Mỹ nào đó mà TikTok thu thập được để họ sử dụng vào mục đích bí mật mà những người này không hề hay biết.

Ngoài ra, là một mạng truyền thông do Trung Quốc kiểm soát, TikTok có thể được dùng để quảng bá thông tin có lợi cho Bắc Kinh, phát tán tin giả hoặc chống lại chính sách của các nước phương Tây. Trong cuộc chiến Israel-Hamas hiện nay, các chuyên gia cho biết TikTok đang lan truyền tới thanh niên Mỹ các luận điểm bài Do Thái, ủng hộ Palestine. Trước đó, TikTok cũng là kênh truyền thông phổ biến các quan điểm của Nga và Trung Quốc trong chiến tranh Ukraine, trái với quan điểm của đa số người dân Mỹ.

Vì lo ngại, nhiều nước đã cấm sử dụng TikTok, ít nhất là trên các thiết bị điện tử (điện thoại, máy vi tính) thuộc sở hữu của chính phủ. Ấn Độ cấm TikTok từ giữa năm 2020, sau đó là Anh, Úc, Canada, Ủy Ban Châu Âu, Pháp, và New Zealand. Tại Mỹ, hồi Tháng Tám, 2020, Tổng Thống Trump khi đó ký một sắc lệnh hành pháp cấm sử dụng TikTok khắp nước Mỹ vì lý do an ninh quốc gia trừ khi quyền sở hữu mạng xã hội này được chuyển cho một công ty Mỹ. Sắc lệnh của ông Trump bị tòa án ngăn chặn với lý do vi phạm quyền tự do ngôn luận quy định trong Tu Chính Án số 1. Nhưng điều đó không cản trở khoảng 20 tiểu bang ban hành lệnh cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Hầu hết các trường đại học Mỹ đều cấm kết nối vào TikTok từ mạng wifi của trường. Quân đội Hoa Kỳ cấm dùng TikTok, đặc biệt là trong các thiết bị do quân đội trang bị và quản lý.

Tháng Năm, 2023, Thống Đốc Greg Gianforte của Montana ký luật cấm TikTok trên địa bàn tiểu bang, và đây là tiểu bang đầu tiên có luật cấm ngặt nghèo như vậy. Nhưng một thẩm phán liên bang đã chặn luật này, cho rằng nó vi phạm Tu Chính Án số 1 và chỉ có Quốc Hội mới có quyền điều chỉnh quan hệ thương mại với nước ngoài. Dù vậy, sau đó, thành phố New York vẫn ban hành lệnh cấm TikTok vào Tháng Tám và tiểu bang Texas ban hành lệnh cấm TikTok vào Tháng Mười Hai, hoặc với lý do an ninh hoặc bảo vệ quyền riêng tư của công dân. Có điều lệnh của New York và Texas chỉ cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ, người dân vẫn được dùng TikTok trên thiết bị riêng của họ.

***

Các nhà lãnh đạo công ty ByteDance luôn phủ nhận mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Họ thuê người Singapore điều hành TikTok và chi tiền thực hiện nhiều chiến dịch vận động hành lang rất tốn kém ở Washington DC để xoa dịu mối lo của các nhà lập pháp Mỹ. Nhưng vô ích, TikTok càng phát triển thì mối nghi ngờ trong giới chính trị Mỹ càng tăng lên.

Ông Christopher Wray, giám đốc CIA, và các nhà lập pháp lưỡng đảng đều coi TikTok là một mối nguy cho an ninh quốc gia. Họ nói chính phủ Trung Quốc đang sử dụng TikTok để thâu thập dữ liệu cá nhân của một nửa dân số nước Mỹ và dùng thuật toán để những người này chỉ xem được những video nào có thể thay đổi nhận thức của họ trong những vấn đề mà Trung Quốc quan tâm, như cuộc bầu cử tổng thống sắp tới chẳng hạn.

Nếu không có thay đổi vào phút chót, dự luật có tên “Luật Bảo Vệ Người Mỹ Khỏi Các Ứng Dụng Do Đối Thủ Nước Ngoài Kiểm Soát” dài 13 trang, sẽ được Hạ Viện bỏ phiếu vào ngày Thứ Tư, 13 Tháng Ba. Dự luật do Ủy Ban Đặc Biệt Về Trung Quốc của Hạ Viện soạn thảo, có 52 dân biểu bảo trợ, và đã được thông qua với đa số tuyệt đối 50-0 tại Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại Hạ viện tuần trước. Theo dự luật, công ty ByteDance có 180 ngày (đến 30 Tháng Chín) để lựa chọn, hoặc chuyển quyền sở hữu TikTok cho một nhà đầu tư Mỹ hoặc bị cấm hoạt động tại Mỹ. Sau ngày đó, các cửa hàng ứng dụng AppStore của Apple và Playstore của Google phải xóa ứng dụng này nếu TikTok vẫn thuộc sở hữu Trung Quốc.

Công ty ByteDance tất nhiên không ngồi yên. Hàng triệu người Mỹ vào mạng TikTok mấy hôm nay luôn nhìn thấy thông điệp của ByteDance yêu cầu họ gửi thư hoặc gọi điện thoại cho các dân biểu để phản đối dự luật, làm cho các văn phòng ở Quốc Hội tràn ngập những cú điện thoại. Những người có ảnh hưởng – tức là người kiếm được tiền từ việc đăng video lên mạng TikTok – kéo nhau về thủ đô than phiền với các vị dân cử rằng luật cấm TikTok làm cho họ “bể nồi cơm,” trong khi các lãnh đạo TikTok chầu chực bên ngoài văn phòng các thượng nghị sĩ để vận động Thượng Viện bác bỏ dự luật của Hạ Viện.

Một số tổ chức nhân quyền của Mỹ như Center for Democracy & Technology, the American Civil Liberties Union, the Electronic Frontier Foundation ra tuyên bố chung lên án dự luật là hành vi “kiểm duyệt,” vi phạm quyền tự do ngôn luận và đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho phép các chính phủ toàn cầu gia tăng kiểm soát các mạng xã hội. Buồn cười là các tổ chức này chưa bao giờ lên tiếng khi đảng Cộng Sản Trung Quốc cấm các mạng xã hội của Mỹ như Google, Facebook, X (Twitter) hoạt động ở nước họ nhiều năm trước, cũng như tình trạng kiểm soát mạng xã hội Facebook và bịt miệng nhân dân ở các nước độc tài toàn trị như Việt Nam hiện nay.

Trong một hành động đảo ngược 180o so với trước đây, hôm Thứ Hai 11 Tháng Ba, cựu Tổng Thống Trump lên tiếng phản đối dự luật cấm TikTok của Hạ Viện. Ông Trump cho rằng cấm TikTok là tạo điều kiện thuận lợi cho Facebook – mạng xã hội mà ông gọi là “kẻ thù của nhân dân” do Facebook treo danh khoản của ông sau vụ bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng, 2021. Ông cũng thay đổi quan điểm chỉ vài ngày sau khi gặp tỷ phú Jeff Yass, một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng Hòa, cũng là cổ đông sở hữu 15% cổ phần của công ty ByteDance – công ty mẹ của TikTok. Nhật báo The New York Times cho biết, ông Yass có thể sẽ đóng góp lớn cho chiến dịch tranh cử của ông Trump. Xem ra đồng tiền và lợi ích cá nhân có thể làm một chính trị gia nổi bật thay đổi quan điểm nhanh hơn lật bàn tay!

Ông Trump đang khống chế đảng Cộng Hòa đến mức Hạ Viện không thể thông qua một dự luật lưỡng đảng về an ninh biên giới Mỹ-Mexico vì các dân biểu đảng này không dám làm trái ý ông. Tuy nhiên, lần này, có thể họ sẽ lấy can đảm bước qua cái bóng của ông Trump để bỏ phiếu thuận một dự luật cần thiết cho an ninh của nước Mỹ. Dù sao, đảng Cộng Hòa vẫn cần chứng tỏ với cử tri rằng họ không chấp nhận để cho đảng Cộng Sản Trung Quốc lấn lướt trong một năm bầu cử như năm nay.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.