Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù Cộng sản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản tin ngày 10-05-2012 – Chuyến thăm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý ngày 04-5-2012

Chiều ngày 4 tháng 5, anh Nguyễn Công Hoàng – cháu gọi Linh mục Lý bằng chú ruột và cư trú tại huyện Quảng Biên, tỉnh Đồng Nai – đến trại giam Nam Hà (còn gọi là trại Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) bằng xe Honda thồ lúc 14g30. Nộp giấy xin thăm nuôi ở cổng, anh vào nhà khách ngồi chờ. Gần 1g sau anh mới được cán bộ phụ trách mời vào hội trường bên trong trại để gặp chú ruột. Vốn là nơi sinh hoạt, hội họp của cán bộ trại, hội trường này cũng được làm nơi cho thân nhân của Lm Lý thăm gặp từ lúc ông bị bệnh bại liệt tới nay. Ngồi chờ vài phút thì thấy vị tù nhân lương tâm được một cán bộ chở ra bằng xe máy chứ không đi bộ như bao lần trước. Sở dĩ thế là vì trời đã về chiều. Vào phòng, hai chú cháu ngồi đối diện nhau nói chuyện, một cán bộ ngồi đầu bàn làm công tác theo dõi.

Sau phần thông tin về gia đình như thường lệ, Lm Lý cho biết:

1- Ngày 27 tháng 4 vừa rồi, có phái đoàn của chính phủ Úc đến thăm linh mục. Đoàn gồm 6 người (chưa kể cô thông dịch viên), trong số đó có vị phó đại sứ ở VN, còn các vị khác phụ trách Nhân quyền đến từ Úc. Được hỏi về tình hình sức khoẻ, vị tù nhân lương tâm cho biết: thời gian sau này, ông khước từ chăm sóc y tế của trại và cũng chẳng dùng thuốc điều trị do gia đình mang ra, nhưng sức khoẻ vẫn tốt, nhất là đã tự quỳ gối được bằng chân phải vốn bị liệt mấy năm rồi. Và từ lúc quỳ gối lại được, thì khi bắt đầu giờ cầu nguyện sáng sớm mỗi ngày, ông đều cúi xuống hôn đất nhà tù như hôn nhiệm sở mà Thiên Chúa gởi ông đến. Rồi vị linh mục đã biểu diễn cho phái đoàn xem. (Cha Lý nói thêm riêng với người cháu: sau này, nếu đoạn phim -mà lúc ấy có nhiều người quay- được ai đó đưa lên mạng với những lời diễn giải theo ý xuyên tạc thì mặc kệ họ). Ông cũng đưa tay phải từng bị liệt lên và viết cho phái đoàn xem.

a/ Phái đoàn có hỏi: Linh mục đã đấu tranh, đòi hỏi tự do tôn giáo suốt mấy chục năm qua, linh mục thấy đã có những tiến bộ nào? Cha Lý trả lời: Chưa có tiến bộ nào cả! Dĩ nhiên lúc này nhiều thánh thất, chùa chiền, nhà thờ được xây to đẹp hơn, lễ hội được tổ chức hoành tráng hơn… nhưng đó là cái mã bên ngoài, chỉ tô đẹp cho chế độ. Tự do tôn giáo đúng nghĩa, đúng bản chất vẫn chưa có, bởi lẽ cho đến nay, các giáo hội vẫn không thể tự do và độc lập đào tạo các chủng sinh hay tu sĩ, các vị hữu trách cao cấp vẫn chưa có quyền thuyên chuyển chức sắc của mình theo nhu cầu cộng đoàn tôn giáo địa phương, các giám mục trong Công giáo vẫn chỉ được tấn phong với phép của chính phủ, trường tư thục của các tôn giáo vẫn chưa được phép thành lập, các giáo hội vẫn chưa được quyền sở hữu nhà in riêng để ấn hành sách đạo của mình…

b/ Về vấn đề nhân quyền dân chủ, Lm Lý phát biểu: Khi nào hội đủ 3 điều kiện sau đây thì thể chế chính trị Việt Nam mới có thể gọi là có dân chủ nhân quyền: + tự do báo chí tư nhân + tự do bầu chọn lãnh đạo + tách bạch độc lập 3 cơ quan: tư pháp, hành pháp và lập pháp. Quý vị cứ nhìn thể chế chính trị tại quý quốc rồi đối chiếu với thể chế chính trị tại nước chúng tôi thì quý vị sẽ rõ. Muốn thế, đề nghị Quý vị mạnh dạn tiếp xúc với mọi tầng lớp, mọi thành phần dân chúng Việt Nam. Quý vị sẽ thấu hiểu vấn đề dân chủ nhân quyền ở đây như thế nào.

2- Dịp 30 tháng 4 mới rồi, để hiệp thông với và cầu nguyện cho nỗi đau thương của dân tộc, cha Lý đã tuyệt thực suốt ngày hôm đó. Ngoài ra ông còn viết cho cán bộ trại: Đừng có rêu rao là “Ngày Giải phóng miền nam” nữa! Nam Hàn đâu cần Bắc Hàn giải phóng mà nền kinh tế và sự phát triển của Nam Hàn như thế nào, quý vị quá biết rõ! Việc cần làm lúc này là phải cùng nhau bất phân chính kiến, thành lập một liên minh Dân tộc để chung tay gìn giữ biên cương, đất biển mà Trung cộng đã và đang xâm chiếm. Bằng chứng là hiệp định lãnh thổ và lãnh hải năm 1999 và năm 2000. Tổ quốc lâm nguy lắm rồi! Giải phóng là giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, khổ cực, nộ lệ… nhưng mấy mươi năm qua, dân miền Nam được gì từ khi quý vị vào “giải phóng”?

3- Sau cùng, linh mục Lý gởi lời thăm hỏi và cám ơn tất cả bà con, bạn hữu xa gần đã thương mến, cưu mang và hỗ trợ mình từ trước cho đến nay. Ông xin đồng bào luôn hiệp ý hiệp lòng để lo cho quê hương đất nước. Vị tù nhân còn nói thêm trước khi chú cháu giã biệt: Ngoài khách thăm các phái đoàn ngoại quốc và thân nhân ruột thịt, thời gian qua còn có một số linh mục ở Tổng giáo phận Hà Nội và Tổng giáo phận Huế (dĩ nhiên trong số này không thể có hai chiến hữu là linh mục Nguyễn Hữu Giải và linh mục Phan Văn Lợi).

Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế ngày 10-05-2012 theo lời kể của anh NCH.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.