Tinh Thần Nô Lệ, Não Trạng Cướp Bóc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây 50 năm, Mao Trạch Đông viết thư cho chính phủ nước Việt Nam dân chủ, đòi hai quần đảo của ta là Hoàng Sa và Trường Sa, Mao Trạch Đông coi như ở trong 12 hải lý bề rộng lãnh hải Trung Quốc. Bộ chính trị mà đứng đầu là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã cúi đầu chấp nhận một cách nô lệ. Với chỉ thị của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng trả lời: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày mùng 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính Phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà tôn trong quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”

Chưa hết, hơn một tuần sau, báo Nhân dân ra ngày 22-9-1958 đã đăng toàn văn công hàm, vừa kể, để toàn dân, toàn đảng và toàn cầu biết hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không còn là của Việt Nam nữa. Đến tháng 2-1972, Cục đo đạc và Bản đồ trực thuộc phủ thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, lại phát hành Tập Bản Đồ Thế Giới, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa, đúng theo ý muốn của Trung Quốc. Rồi để giáo dục cho các thế hệ trẻ, sách địa lý xuất bản năm 1974… có viết “Chuỗi hải đảo từ Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) tới Hải Nam và Đài Loan là bức tường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc”.

Nhưng chưa hết, Việt Cộng dâng nốt phía bắc cho Trung Cộng: “Thế là sau hai quần đảo tiền đồn phía đông được dâng trên giấy, Việt Cộng dâng nốt tiền đồn phía bắc ngàn năm vững chãi là Ải Nam Quan, cộng thêm những cao điểm chiến lược quan trọng, qua Hiệp định biên giới Việt – Trung ký kết ngày 30-12-1999. Năm sau, qua Hiệp định lãnh hải Việt – Trung bí mật ký thêm khoảng 11.000 km2 trên biển, chính thức để Hoàng Sa và Trường Sa lọt vào tay Trung Cộng, giúp Trung Cộng mặc sức tung hoành trên Đông Hải, dễ dàng khống chế thuỷ bộ từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Rồi sau đó, với những sai lầm liên tiếp khác, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa đất nước xuống hố sâu của sự khánh kiệt mọi mặt, đành phải thúc thủ trước sự hung hãn của Trung Cộng”.

Với Trung Cộng thì như thế: Sẵn sàng làm nô lệ. nhưng đối với người dân, với các tôn giáo chỉ có hai bàn tay trắng, thì Công Sản Việt Nam với dùi cui, vòi rồng, roi điện, súng đạn, nhà tù. Cộng Sản Việt Nam sẵn sàng dùng bạo lực, để chiếm đoạt nhà cửa, ruộng vườn, đất đai. Biết bao cuộc cướp bóc của người dân nghèo, của các tôn giáo đã xảy ra. Vụ Nhà nước đột xuất gửi một lực lượng công an, cảnh sát, súng ống đầy đủ xâm chiếm Toà Khâm Sứ Vatican tại Hà nột, đang trong vòng thương thuyết là một ví dụ chúng sống và làm việc theo não trạng cướp bóc. Tờ Tự do ngôn luận của chúng tôi viết: “Với não trạng “cướp sản” thâm căn cố đế, coi của người như của mình và sẵn sàng dùng bạo lực để chiếm đoạt cộng với một mặc cảm bù trừ cho sự yếu thế trước ngoại bang như thế, đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang hung hãn cướp bóc, đàn áp đồng bào mà họ coi là thần dân và thảo dân, trước tiên bằng nguyên tắc bất nhân, vô lý, phi luật”. “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. (HP 1992, điều 17, 18).

Rồi thông qua các chiến dịch ăn cướp trá hình như cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá, hợp tác hoá, tập thể hoá, hợp doanh hoá, cải tạo xã hội chủ nghĩa… thông qua những văn bản bất công vi hiến như nghị quyết 23 của Quốc hội ngày 26-11-2003 về quản lý nhà đất, như luật đất đai 2003 mà qua 5 lần 7 lượt sửa đổi vẫn là một căn cứ pháp lý để đảng tha hồ tước đoạt bất động sản của các cá nhân, các tôn giáo, các dòng họ. Cụ thể trước mắt là chiến dịch cướp đất, xúc dân để chia chác cho nhau giữa đảng viên các bộ, bán lại cho các ông chủ nước ngoài kể từ năm 1986 đến nay. Gần 1 triệu hộ nông dân đã bị đẩy ra khỏi ruộng vườn, nhà cửa của họ, dở sống dở chết. hàng vạn bất động sản của các tôn giáo và dòng tộc vẫn chưa được trả, còn bị chiếm thêm. Hàng ngàn người dân oan và dân chủ phải ngồi tù vì phản đối nạn bóc lột. Tiếng oan dậy đất, án ngờ tỏa mây đang hiện hữu khắp mọi miền đất nước, mà nóng bỏng nhất lúc này là tại Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội. Bất chấp bằng chứng pháp lý, kiên nhẫn đối thoại, cầu nguyện hiền hoà từ phía nhân dân, đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất định không lắng nghe sự thật và lẽ phải. Chẳng từ bỏ thói quen cướp sản, thậm chí còn đang chuẩn bị cho một Thiên An Môn tại Việt Nam”.

Cách đây vài ngày (19-9) chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã đốt giai đoạn thương thuyết nghiêm chỉnh với Toà thánh Vatican bằng cách gửi lực lượng cảnh sát, công an tấn công vào Toà Khâm Sứ chiếm nhà chiếm đất một cách rất dã man với súng ống, chó săn, roi điện. Chính quyền cộng sản Việt Nam không biết danh dự là gì đối với người dân trong nước và cả thế giới văn minh. Chúng chẳng biết thể thống quốc gia là gì. Chúng ăn cướp mà không thấy xấu hổ là gì. Toàn dân bất mãn vì nạn tham nhũng, nạn lạm phát kinh tế và nạn bắt giam những nhà dân chủ đang tranh đấu cho một nước Việt Nam tôn trọng mọi quyền của con người, một nước Việt Nam tôn trọng công lý và hoà bình, một nước Việt Nam được mọi dân mọi nước tôn trọng.

21-9-2008
Lm. Chân Tín

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.