Tổ chức quốc tế lên tiếng vụ chuyên gia luật Trương Thị Hà bị tịch thu hộ chiếu

Chuyên gia luật Trương Thị Hà (giữa) và ông Clement Nyaletsossi Voule (trái), Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp ôn hoà của LHQ, và một nữ luật sư ở Geneva. Ảnh: Facebook Truong Thi Ha
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA) và Hội đồng luật sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam lợi dụng những biện pháp cách ly dịch bệnh Covid-19 hà khắc, đã thẩm vấn, và tịch thu hộ chiếu cùng tài sản của nhà hoạt động nhân quyền, chuyên gia luật Trương Thị Hà.

Ông Michael Kirby, đồng chủ tịch Viện Nhân quyền của Hội Luật sư Quốc tế (IBAHRI), phát biểu trong một thông cáo: “IBAHRI hiểu và khen ngợi các biện pháp ngăn chặn sự lây lan Covid-19 của chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, việc ngăn cản bà Trương Thị Hà, không cho bà liên lạc với bất kỳ ai bên ngoài khu vực cách ly là lạm dụng quyền lực và vi phạm quyền cơ bản của con người.”

Chuyên gia luật Trương Thị Hà cho VOA biết bà trở về nước vào ngày 26/03 và bị cách ly tại Quảng Bình cho đến ngày 13/04 như bao người khác khi nhập cảnh Việt Nam. Nhưng điều đáng nói, theo bà Hà, là bà đã bị chính quyền sách nhiễu, thẩm vấn trong ba tiếng đồng hồ và tịch thu hộ chiếu.

Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế (IBA) và Hội Đồng Luật Sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng trường hợp của chuyên gia luật Trương Thị Hà hôm 21/04/2020. Ảnh: IBA
Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế (IBA) và Hội Đồng Luật Sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng trường hợp của chuyên gia luật Trương Thị Hà hôm 21/04/2020. Ảnh: IBA

 

Từ Hà Nội, nhà hoạt động Trương Thị Hà, 26 tuổi, nói với VOA:

“Họ gọi tôi vào để thẩm vấn và họ tịch thu hộ chiếu, điện thoại, chứng minh thư nhân dân, giấy phép làm việc và một vài giấy tờ khác của tôi.”

“Sau đó họ đưa tôi vào khu cách ly cùng với những người khác. Trong khu cách ly tôi có mua thêm một cái điện thoại khác nhưng họ lại tịch thu tiếp.”

“Một người bạn trẻ trong khu cách ly cho tôi mượn điện thoại thì họ lại gọi bạn đó lên thẩm vấn, kiểu như để dằn mặt.”

Với cáo buộc như trên diễn ra trong thời gian bà Hà bị cách ly tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Bình, VOA đã liên lạc với chính quyền tỉnh để tìm hiểu thêm sự việc nhưng chưa được phản hồi.

Bà Anne Ramberg, đồng Chủ tịch IBAHRI, nêu nhận định: “Việc tịch thu giấy tờ cá nhân và điện thoại di động của bà Trương Thị Hà, là hành động cố ý xâm phạm và gây nên các hạn chế, trái với nguyên tắc Siracuasa – [quy định về giới hạn và đình chỉ trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị].”

Được hỏi liệu chính quyền có nêu ra lý do và có lập biên bản việc thu giữ giấy tờ cá nhân hay không, bà Hà cho biết:

“Họ có lập biên bản và đưa ra lý do nói rõ là từ một chỉ thị của Bộ Công an, cho rằng trường hợp của tôi không được xuất nhập cảnh, vì vậy họ tịch thu hộ chiếu của tôi.”

“Lúc đó họ có hứa sẽ giao một biên bản cho tôi nhưng về sau thì họ không giao.”

Nhà hoạt động Trương Thị Hà (áo trắng) tại cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu tháng 6/2018 ở TP.HCM. Ảnh: Facebook
Nhà hoạt động Trương Thị Hà (áo trắng) tại cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu tháng 6/2018 ở TP.HCM. Ảnh: Facebook Truong Thi Ha

 

Ông Horacio Bernardes Neto, Chủ tịch của IBA, nhấn mạnh: “IBA cam kết bảo vệ các luật sư, cũng như các sinh viên luật, trước các nguy cơ và đảm bảo thượng tôn pháp luật được duy trì trong đại dịch toàn cầu này.”

Sau khi học chuyên ngành Luật Hình sự và khóa đào tạo Luật sư, nhà hoạt động Trương Thị Hà đã tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Luật đặc khu, Luật An ninh mạng ở TP.HCM vào tháng 6/2018, sang các nước Thái Lan và Philippines để học tiếng Anh và du lịch, cũng như sang Thụy Sỹ để học luật quốc tế, và tham gia các sự kiện của LHQ ở Geneva.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.