Tổng lược buổi đối thoại giữa bà con Vườn Rau Lộc Hưng với chính quyền quận Tân Bình và đại diện sở, ban, ngành TP.HCM ngày 18/8/2022

Quang cảnh buổi đối thoại giữa bà con Vườn Rau Lộc Hưng với chính quyền quận Tân Bình và đại diện các sở, ban, ngành TP.HCM hôm 18/8/2022. Trong ảnh, Luật Sư Trịnh Vĩnh Phúc phát biểu, cần một lộ trình để giải quyết tốt đẹp câu chuyện Vườn Rau Lộc Hưng. Ảnh: FB Trịnh Vĩnh Phúc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

7g30 sáng bà con chúng tôi quy tụ bên chân Tượng đài Mẹ Maria ngay khu vực Vườn rau Lộc Hưng, đọc kinh và xin ơn bình an cho một ngày gặp đối thoại với chính quyền quận Tân Bình. Đúng 8g sáng bà con chúng tôi có mặt tại nơi tiếp công dân địa chỉ số 730/9 Lạc Long Quân, phường 9, quận Tân Bình.

Để vào được khán phòng bà con chúng tôi đã phải rất vất vả vì đủ thứ thủ tục, phần gửi thư mời cho chúng tôi đã thiếu sót thành phần tham dự, người có kẻ không. Phía bà con dân oan Lộc Hưng đại diện có ông Cao Hà Trực, bà Trần Thị Minh Thi lên tiếng và đề nghị lãnh đạo quận Tân Bình giải quyết cho tất cả chúng tôi những người có giấy và cả những người không có giấy mời đều được vào họp. Về phía Luật sư chúng tôi có Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh và Luật sư Ngô Thị Hoàng Anh đã gặp và trao đổi trực tiếp với bà Phó chủ tịch quận Tân Bình nhằm giải quyết cho tất cả bà con được vào bởi lẽ sự thiếu sót về thủ tục gửi giấy mời là do phường 6 không gửi đúng và gửi đủ cho bà con. Sau hơn một tiếng đồng hồ với trao đổi, hội ý và cuối cùng bà con dân oan Lộc Hưng cũng được vào họp.

9g50’ cuộc họp bắt đầu với phần giới thiệu thành phần gồm lãnh đạo UBND quận Tân Bình và đại diện sở, ban, ngành TP.HCM cùng tập thể bà con dân oan Vườn rau Lộc Hưng.

Buổi họp diễn ra với sự lắng nghe của lãnh đạo các cấp, đại diện cho bà con gồm ông Trần Văn Thuật, bà Nguyễn Thị Nhài, ông Cao Hà Trực, bà Trần Thị Minh Thoa và bà Trần Thị Minh Thi, từng người đã phát biểu, chất vấn đối với lãnh đạo các cấp.

Ông Trần Văn Thuật: Khái quát quá trình sử dụng đất, đã sinh sống và làm việc trên mảnh đất này 69 năm, hơn 20 năm đi xin cấp giấy xác nhận quá trình sử dụng đất nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đã từng tiếp xúc ông Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Bà Thái Thị Dư chủ tịch quận Tân Bình lúc bấy giờ, tất cả đều không giải quyết cho chúng tôi. Đất Vườn rau Lộc Hưng là đất của người dân chúng tôi, không thể nói là đất công cộng được. Chúng tôi đã sinh sống, canh tác và có nghĩa vụ đóng thuế, đầy đủ cơ sở pháp lý, yêu cầu giải quyết cho chúng tôi được xác nhận quá trình sử dụng đất lâu năm không tranh chấp.

Bà Trần Thị Minh Thi chất vấn và đề nghị lãnh đạo Quận Tân Bình: Điều đầu tiên tôi khẳng định mảnh đất Vườn rau Lộc Hưng này là của chúng tôi! Tại sao ngày 4 và ngày 8/1/2019 lại đem hơn 1600 quân xuống cưỡng và chiếm đất chúng tôi? Ngày 4/1 đập nhá vài căn nhà của chúng tôi xong dán cho chúng tôi một thông báo cưỡng chế số 159, sang ngày 8/1 càn quét tất cả khu vực vườn rau của chúng tôi. Tại sao các ông không làm đúng theo trình tự pháp luật trong việc cưỡng chế nếu chúng tôi sai?

Tài sản mà các ông càn quét và lấy đi của chúng tôi hiện đang ở đâu, đề nghị trả lại cho chúng tôi, trả lại cuộc sống an nhàn cho chúng tôi.

Tại sao ngày hôm nay sau gần bốn năm trời lãnh đạo quận Tân Bình mới tổ chức buổi tiếp dân này trong khi đã 3 lần Trung ương có văn bản đề nghị giải giải quyết cho bà con chúng tôi?

Tại sao không xác nhận quá trình sử dụng đất cho bà con chúng tôi trong khi chúng tôi có đầy đủ tính pháp lý để được cấp quyền sử dụng đất?

Đề nghị dọn rác sạch sẽ tại khu vực vườn rau mà các ông đã cưỡng, chiếm của chúng tôi.

Ông Cao Hà Trực: Đất của chúng tôi đã có từ năm 1954, cha ông chúng tôi được tòa Tổng Giám Mục cho và khai phá trồng trọt, chúng tôi đã đóng thuế với đầy đủ nghĩa vụ, thế nhưng năm 1999 chúng tôi xin kê khai và xin giấy xác nhận quá trình sử dụng đất lâu năm không tranh chấp tại sao không được? Luật đất đai 1993 thì cho dù có lấn chiếm bến cảng, đồn bốt thì tất cả ổn định đến trước ngày 15/10/1993 đều được cấp quyền sử dụng đất, thế thì tại sao đất của chúng tôi lại không được cấp? Chúng tôi không đòi cấp quyền sử dụng đất mà chúng tôi chỉ cần xác định đúng nguồn gốc sử dụng. Chính quyền đã làm sai mọi thủ tục, quy trình trên mảnh đất của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành với chính quyền vì công việc chung nhưng phải trên tinh thần tôn trọng pháp luật, đề nghị không tuyên truyền sai sự thật nhằm ảnh hưởng đến tính pháp lý của mảnh đất chúng tôi.

Chúng tôi đã rất nhiều lần yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo của bà con chúng tôi cũng như yêu cầu thanh tra lại toàn bộ khu đất VRLH của chúng tôi kể cả khu vực nhà đã cấp cho các hộ tại trường Nghiệp vụ bưu điện hiện tại. Nay một lần nữa chúng tôi đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo cho thành lập tổ thanh tra và thanh tra lại khu đất của bà con chúng tôi nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bà con dân oan Lộc Hưng chúng tôi.

Bà Trần Thị Minh Thoa: Chúng tôi sống trên mảnh đất của chúng tôi, khi mà nhà cửa chỉ 60 mét vuông với mấy chục người ở, chúng tôi dựng nhà trên đất vườn rau để sống giãn ra, để sạch sẽ, vệ sinh và dễ thở hơn. Thế nhưng tôi chưa từng nghe ai nói về việc thu hồi, cưỡng chế đất của chúng tôi, có quyết định nào đập 503 căn nhà của chúng tôi không? Ông Nguyễn Thành Danh chủ tịch phường 6, Tân Bình lệnh cho bắt, hốt 4 người trong gia đình tôi như một con chó. Hơn 3 năm bị cướp đất, mất nhà, vợ chồng ly tán, đời sống khổ cực, tha phương cầu thực, mất mối làm ăn. Tại sao đất của chúng tôi ổn định lâu năm không tranh chấp mà không được cấp giấy tờ gì lại còn cướp đất của chúng tôi?

Cảnh tượng một góc khu vực nhà dân bị nhà cầm quyền phá dỡ thuộc khu vườn rau Lộc Hưng đầu tháng 1/2019. Ảnh: Internet
Cảnh tượng một góc khu vực nhà dân bị nhà cầm quyền phá dỡ thuộc khu vườn rau Lộc Hưng đầu tháng 1/2019. Ảnh: Internet

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc: Cám ơn lãnh đạo quận Tân Bình đã tổ chức buổi đối thoại và chính quyền lắng nghe sự bức xúc của bà con. Tôi cảm động khi nghe bà con trình bày và việc tự nguyện tìm phương án hòa giải những vướng mắc. Luật sư chúng tôi đã có trao đổi với Đoàn LS trước phiên họp, tiếp xúc với đại diện UBND quận Tân Bình… Chúng tôi đã tiếp xúc, hướng dẫn bà con điềm tĩnh, nghiêm túc và tuân thủ quy định khi đối thoại. Nhận thấy bà con cũng đã rất mệt mỏi từ hơn 3 năm qua, tài sản mất mát, công việc đình trệ, mất nguồn sống. Về việc cưỡng chế sai quy trình, thủ tục hành chính, hủy hoại tài sản có dấu hiệu tội phạm, cần xử lý hình sự, bồi thường thiệt hại cho người dân.

Để giải quyết câu chuyện Vườn rau Lộc Hưng cũng cần một lộ trình giải quyết để đạt được kết quả tốt đẹp. Thống nhất ý kiến của bà con và có trình bày bằng văn bản từ hơn 3 năm qua (cơ quan tiếp dân TW Đảng, VP Chính phủ…)Việc tổ chức buổi họp gây khó khăn cho người tham dự, từ ngoài cổng đến khán phòng này có gần trăm mét mà chúng tôi cùng bà con đã đi mất khoảng hơn tiếng đồng hồ, quá căng thẳng. Cần có những thiện chí hơn khi đón tiếp người dân, họ không phải là thành phần chống đối đừng đối phó dân với cách thức rất trẻ con, cần điều chỉnh việc này.

Luật sư Đặng Đình Mạnh: Theo ý LS Phúc, bổ sung việc giải tỏa bằng Thông báo 159 không nêu căn cứ pháp luật trừ “ý kiến chỉ đạo,” là trái pháp luật, phạm vi nhà từ tháng 1/2018 nhưng đập phá toàn bộ, cần công khai văn bản, kế hoạch, đúng là đúng, sai là sai.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng: Bà con được nói lên nguyện vọng của mình, đất của người dân do ông bà để lại, có người mua lại sau này, cần xem xét quyền lợi của tất cả, không phân biệt (chỉ theo nguồn gốc, thời điểm khi áp giá bồi thường).

Luật sư Ngô Thị Hoàng Anh: Cần có người chịu trách nhiệm về những hành vi trái pháp luật, khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm. Đối với chính quyền việc thực hiện quy hoạch đã hợp pháp chưa, nếu chưa thì làm lại cho đúng pháp luật, cố gắng giải quyết bức xúc bà con kéo dài hơn 3 năm qua.

11g 30’ ông Phó chủ tịch quận Tân Bình hồi đáp những chất vấn của đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng và ý kiến của các vị luật sư.

Chính quyền tổng hợp, lắng nghe ý kiến bà con với 9 nội dung:

1. Nguồn gốc, thời điểm sử dụng đât

2. Canh tác

3. Cưỡng chế

4. Tại sao giờ mới tiếp dân

5. Xử lý sai phạm

6. Dự án

7. Kiểm tra giấy tờ

8. Có người được cấp sổ đỏ, có người không

9. Thu dọn rác…

Phản bác từ phía đại diện bà con chúng tôi.

Ông Cao Hà Trực: Cách trả lời này cũng giống như các vị tiền nhiệm trước đây của các ông, sự trả lời không hợp tình. Các ông cướp trên giấy tờ, dân trồng rau, canh tác, chưa ai tranh chấp, có quyết định thuế cho 4 tổ nông hội nếu chính quyền chối bỏ thì không thể giải quyết được.

Bà Trần Thị Minh Thi: Việc cấp sổ đỏ cho các hộ dân khu vực trường nghiệp vụ Bưu điện theo lời ông Phó chủ tịch quận Tân Bình là đúng vì đất do nhà nước quản lý. Thế thì phải chăng do các ông có quyền nên các ông muốn cấp cho ai là quyền của các ông sao? Trong khi đất của bà con chúng tôi đủ cơ sở pháp lý để xin cấp giấy và đã xin từ 20 năm trước taị sao các ông không giấp giấy tờ cho chúng tôi? Các ông đã làm đúng pháp luật chưa?

Sự việc ngày 4 và 8/1/2019 các ông đưa hơn 1600 quân xuống không chế chúng tôi, càn quét, cướp đất của chúng tôi, bắt bớ người của chúng tôi đi, giờ bảo chúng tôi chống đối người thi hành công vụ là báo cáo láo, không trung thực, khách quan. Quy chụp bà con chúng tôi.

Ông Chủ tịch quận Tân Bình ghi nhận những ý kiến chất vấn của đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng.

Cuộc đối thoại giữa lãnh đạo quận Tân Bình với bà con Vườn rau Lộc Hưng và sự có mặt của các cấp lãnh đạo TP.HCM đã tạm khép lại lúc 12g30’. Bà con chúng tôi chờ nhận văn bản kết luận buổi đối thoại của Chủ tịch UBND quận Tân Bình kèm với Biên bản cuộc họp được hứa giao cho bà con chúng tôi sau 7 ngày. Chúng tôi sẽ tiếp tục chờ đợi buổi đối thoại tiếp theo của các cấp…

Vườn Rau Lộc Hưng 18/8/2022

(Đăng lại bài viết trên trang Vườn rau Lộc Hưng)

Nguồn: FB Trịnh Vĩnh Phúc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.