Trận chiến giả tạo

Trung Tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công An CSVN. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày qua, công luận đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác trước những tin tức từ Bộ Công An đưa ra. Từ sau ngày diễn ra cuộc đàn áp đẫm máu ở xã Đồng Tâm, đây là nguồn tin độc quyền mà các báo đài quốc doanh buộc phải căn cứ vào đó để loan tin. Bộ Công An đã tỏ ra lúng túng và vụng về trong cách xử lý tin tức ra ngoài, trong khi họ chính là người dàn dựng từ kế hoạch đến thực hiện. Tại sao Bộ Công An lại tỏ ra quýnh quáng thay đổi tin tức liên tục như thế?

Có thể vì hai lý do chính: áp lực của dư luận đòi hỏi thông tin minh bạch và chính xác và lực lượng đàn áp đã làm quá nhiều hành động sai trái, mặc dầu được sự chỉ huy, giám sát chặt chẽ của Bộ Công An và thành phố Hà Nội. Vì thế, tin tức cứ được sửa đi sửa lại nhiều lần, có lúc mâu thuẫn nhau mà không cần có lời giải thích. Công an không thể nào biện minh cho hành động tàn bạo của mình khi mang hàng ngàn quân lính nửa đêm thực hiện việc giết người mà nói là để “bảo vệ người dân”.

Điều này cho thấy trận chiến đánh úp Đồng Tâm hoàn toàn là một trận chiến giả tạo. Nói cách khác, công an nói một đàng nhưng chúng làm một nẻo và cũng vì thế đã bị dư luận đàm tiếu, sỉ vả thật nhiều trong thời gian qua. Công an đã nói gì sau trận đánh úp Đồng Tâm?

1 – Lúc đầu, công an nói rằng họ chỉ tấn công những người đang chiếm cánh đồng Sênh, vì người dân đang ngăn trở và tấn công lực lượng xây dựng bức tường bao chung quanh “sân bay Miếu Môn”. Nhưng sau đó thì bảo là người dân trong thôn Hoành tấn công trước một chốt công an ngay cổng thôn Hoành, buộc lòng lực lượng công an phải phản công, bắt giữ các “đối tượng chống đối”.

2 – Cũng từ lúc đầu, công an nói là đã hạ sát cụ Kình trên cánh đồng Sênh vì cầm đầu lực lượng chống đối. Ngày 14 Tháng 1, trong cuộc họp báo, Thứ Trưởng Lương Tam Quang không nói cụ Kình chết ở đâu mà chỉ nói vì cụ Kình cầm một quả lựu đạn trên tay nên công an phải bắn. Nhưng theo bà Dư Thị Thành vợ cụ Kình là người chứng kiến cái chết của chồng, thì cụ Kình bị bắn chết tại nhà bằng 4 phát đạn vô đầu, vô tim, vô tay, vô chân.

3 – Lúc đầu, thông báo của Bộ nói có 3 cảnh sát cơ động “hy sinh” nhưng không cho biết rõ họ hy sinh như thế nào? Do sức ép của dư luận quần chúng đòi, Bộ Công An mới cho biết cả 3 CSCĐ trong cuộc tấn công bị rơi vào “giếng trời” và sau đó bị người dân ném bom xăng nên bị chết cháy. Một bức ảnh gọi là “hình ảnh 3 CSCĐ chết cháy” được trưng ra trong cuộc họp báo không cho thấy bất cứ một thi thể nào mà chỉ là những đồ vật nào đó đem đốt cháy đen. Nếu thật sự có 3 cảnh sát chết cháy thì theo sự tính toán của chuyên viên, cần phải có một lượng xăng rất lớn và ít nhất cháy 5 tiếng đồng hồ mới có thể tiêu tan thân xác. Như vậy có thể hỏi, trong thời gian cháy 5 tiếng đồng hồ đó, hàng ngàn CSCĐ khác làm gì mà không can thiệp để dập tắt đám cháy cứu người?

Câu hỏi mà người ta đặt ra là, có thật 3 công an này chết ở “giếng trời” nhà cụ Kình hay chết ở nơi nào đó được Bộ Công An mang đến dàn dựng cảnh chết cháy để kết tội gia đình cụ Kình giết người. Sau đó viên thứ trưởng Bộ Công An biến “giếng trời” thành “hố kỹ thuật” sâu 4 mét giữa hai nhà. Phải chăng kịch bản 3 công an bị thiêu chết là kịch bản vụng về nhất của những tay chuyên nghề dàn dựng, bịa đặt nằm trong Bộ Công An?

Mặt khác, Bộ Công An cố tình thông tin lẫn lộn giữa hai diện tích đất để chạy tội cho hành động tấn công giết người của mình. Họ cáo buộc rằng có một số người quá khích, chống đối đến gây rối lực lượng quân đội đang xây dựng hàng rào khu vực phi trường Miếu Môn khoảng 47,6 ha. Thực tế không phải như vậy, sáng ngày 9 Tháng 1 hoàn toàn không có người dân nào đến ngăn cản việc xây hàng rào phi trường Miếu Môn mà người dân chỉ bảo vệ 59 ha đất nông nghiệp mà họ đang canh tác lâu nay bây giờ Bộ Quốc Phòng muốn chiếm luôn.

Rõ ràng là Bộ Công An đã chối bỏ sự thật mà dùng chuyện chống đối xây hàng rào để kết tội người dân đang bảo vệ và chống lại vụ Bộ Quốc Phòng muốn chiếm 59 ha đất của họ. Mọi người đều thừa biết nếu 59 ha này lọt vào tay các tướng tá Bộ Quốc Phòng cũng đồng nghĩa với lọt vào tay các nhóm lợi ích.

Nói tóm lại, mục tiêu của đảng CSVN trong vụ tấn công Đồng Tâm có hai chủ đích:

Thứ nhất, bịt miệng cụ Kình người được coi như “lãnh tụ tinh thần” của dân Đồng Tâm và cô lập nhóm chống đối để họ không còn cơ hội gây khó khăn cho những nhóm lợi ích đang tìm cách thao túng đất đồng Sênh. Do đó, đối với những kẻ lập kế hoạch vụ tấn công, giết chết cụ Kình là phương sách tối ưu.

Thứ hai, để chạy tội giết người và đổ lỗi cho những người đang sát cánh với cụ Kình bảo vệ đất, Bộ Công An dàn dựng chuyện 3 công an chết cháy, với mong muốn hướng dẫn dư luận tán thành hành động của công an là chính nghĩa.

Nhưng hoả mù thông tin của Việt Cộng không lừa bịp được ai và một lần nữa lại thất bại thảm hại trước công luận.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.