Trẻ Việt bị bóc lột tình dục ở Anh ’nhiều nhất’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Số liệu từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh Quốc (NCA) cho thấy trẻ em từ Việt Nam nằm đầu bảng danh sách bị đưa lậu vào Anh vì mục đích lạm dụng tình dục.

Báo cáo liệt kê nạn nhân bị đưa từ tổng cộng 112 nước, với tổng cộng 1746 nạn nhân được xác định bị đưa lậu vào Anh trong giai đoạn 2012-2013, tăng 47% so với số liệu năm trước.

Khoảng một phần tư số nạn nhân là trẻ em, theo NCA. Ngoài mục đích đưa người lậu vào để lạm dụng tình dục, báo cáo cho hay các nạn nhân còn bị đưa vào để lạm dụng lao động.

Albania là nước đứng đầu về số nạn nhân tính theo tất cả các mục đích đưa lậu vào Anh, thứ hai là Nigeria và Việt Nam đứng thứ ba.

Số trẻ em nước ngoài bị đưa vào Anh tăng 11%, 88 trường hợp, trong khi số trẻ em sinh tại Anh bị buôn lậu để lạm dụng tình dục tăng gấp đôi.

Giới chức cho biết số liệu tăng báo động này mới chỉ là phần nổi của tảng băng bởi vấn đề này hiện vẫn chưa được trình báo đầy đủ.

Liam Vernon, Giám đốc Trung tâm Chống Lậu người tại Anh Quốc từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh Quốc nói “Chúng ta biết rằng đây là tội ác ản hưởng tới nhóm người dễ tổn thương nhất trong xã hội và một số nạn nhân vẫn không được phát hiện”.

Thứ trưởng phụ trách an ninh Karen Bradley nói: “Số liệu ngày hôm nay nhiều khả năng không cho thấy toàn bộ nạn nô lệ hiện đại cũng như thực trạng lạm dụng ghê gớm mà các nạn nhân phải chịu đựng và chúng ta đang tăng cường khung sườn luật pháp thông qua Đạo luật Nô lệ Hiện đại”.

“Đạo luật này sẽ gửi tới giới tội phạm thông điệp mạnh nhất rằng nếu họ dính vào nạn buôn bán ghê tởm này thì họ sẽ bị bắt, bị truy tố và sẽ ngồi tù.”

’Câu chuyện bi thảm’

Bình luận về nạn buôn người Việt lậu vào Anh, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Hugo Swire từng nói với BBC rằng “Chúng ta cần làm nhiều hơn tại Anh ở góc độ phát hiện những người này và truy tố họ và theo suốt quá trình truy tố một cách triệt để.”

Trả lời phỏng vấn với BBC Tiếng Việt vào ngày 22/10/2013 bên lề Đối Thoại Chiến lược Anh Việt lần thứ 3 ở London, ông Swire kể về lần ông đã trực tiếp gặp một người Việt được đưa lậu vào Anh tại văn phòng làm việc của ông ở Bộ Ngoại Giao.

“Anh ta đã kể cho tôi tình cảnh của anh ta và đó là một câu chuyện rất bi thảm. Nhưng rất không may là câu chuyện này chằng phải là ngoại lệ. Việt Nam là một nước mà không may chúng tôi có thấy có người được đưa lậu vào nước Anh và chúng tôi có các chương trình được thực hiện tại Việt Nam để giúp đỡ những người được đưa từ Anh trở về Việt Nam để hội nhập lại với xã hội.

“Thống kê cho thấy những người đã bị đưa lậu vào Anh một lần thì lại bị đưa lại vào Anh thêm như một cái vòng luẩn quẩn và con số này là rất cao. Do đó cắt đứt mắt xích là ngăn không cho họ tới Anh là bước đầu, tức là không đi được thì khỏi phải lo các mắt xích khác.

“Còn khi đã phát hiện họ đã ở Anh rồi thì gửi trả họ về Việt Nam và cắt đứt mắt xích bằng cách giúp họ tái hòa nhập vào xã hội và có được công ăn việc làm để họ không một lần nữa trở thành con mồi của nạn buôn người lậu,” ông Swire nói với BBC.

Vào tháng 12 năm ngoái báo Sunday Times của Anh mô tả nạn buôn trẻ vị thành niên vào Anh vẫn không ngừng tăng lên trong những năm qua.

Bài viết của the Sunday Times nói những kẻ buôn lậu người nằm được rất rõ về hệ thống bảo vệ trẻ em của Anh và khai thác chuyện này, lợi dụng hệ thống nhân chăm sóc con nuôi và các cơ sở nhận tiền thuế dân làm nơi tạm để những đứa trẻ cho tới khi chúng sẵn sàng đưa các nạn nhân đi làm việc hoặc đem bán.

Bài báo dẫn số liệu từ Trung tâm Theo dõi Nạn Buôn người vào Anh, có 549 em được xác định là nạn nhân của tình trạng buôn người trong năm 2012, với 70 em chưa tới 10 tuổi.

Các em đến từ Việt Nam và Nigeria đông hơn hẳn so với những nơi khác, với 103 trường hợp từ Việt Nam và 78 từ Nigeria và giới chức tin rằng đây chưa phải là những con số thực.

Nguồn: BBC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”