Trông người ta hoà giải, ngẫm lại xứ mình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong lễ Kỷ niệm 65 chiến thắng chống phát-xít ngày 9 tháng 5 vừa qua tại quảng trường đỏ, với sự tham gia của nhiều quan khách quốc tế, trong đó có Chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết, Tổng thống Nga Medvedev đã nói: “Tội ác của Stalin là không thể biện minh được” và cho rằng thắng lợi Phát Xít là nhờ hy sinh to lớn của nhân dân Nga. (*)

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia hai hôm trước ngày lễ, ông Dmitry Medvedev nói rằng theo quan điểm chính thức của nhà nước Nga hiện nay, Stalin “là nhà độc tài đã phạm các tội ác chống nhân dân”. (*)

Ông nói thêm:

“Stalin đã phạm vô vàn tội ác chống nhân loại. Và mặc dù ông ta làm việc nhiều, mặc dù dưới sự lãnh đạo của ông ta đất nước đạt được những thành tựu, song tội ác ông ta đối với nhân loại không thể được tha thứ… Nếu nói thẳng, thì chế độ được xây dựng ở Liên Xô không thể gọi khác hơn là chế độ độc tài… chà đạp các quyền và tự do cơ bản. ….sau chiến tranh một bộ phận nhân dân, là những người chiến thắng, đã bị giam tại các trại tập trung. Ở các nước XHCN khác cũng như vậy. Và, tất nhiên, không thể xóa bỏ điều đó khỏi lịch sử. (*)

Ông Medvedev cũng nhắc đến tội ác của công an Liên Xô trong vụ thảm sát các tù binh Ba Lan tại rừng Katyn năm 1940, và cho rằng đó là “trang đen tối của lịch sử”. Trước đó, ông đã ra lệnh mở kho hồ sơ liên quan đến vụ giết 22 nghìn sĩ quan Ba Lan tại Katyn. Trong nhiều năm thời Liên Xô, vụ Katyn bị bưng bít ở toàn vùng Đông Âu dưới quyền Moscow, cho nên vai trò của Stalin cho đến gần đây vẫn được cho là “công nhiều hơn tội”. (**)

Tổng Thống Nga cũng hứa sẽ mở các hồ sơ quân sự thời Liên Xô để có thêm sự thật về Thế chiến 2. Ông thừa nhận “chúng ta đã để cho lịch sử bị bóp méo” và hứa sẽ để sự thật được “trình bày ra trước nhân dân”. (*)

Ông Medvedev, người có cha chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô nói rằng:

“Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là chiến thắng của nhân dân,… Đúng là họ (Stalin và các tướnglãnh) có vai trò rất đáng kể, nhưng chính nhân dân đã làm nên chiến thắng bằng hy sinh vĩ đại, bằng vô số sinh mạng.” (*)

Ông cũng khẳng định việc không ai muốn phục hồi chủ nghĩa Stalin:

Như thế, người lãnh đạo nước Nga đã chính thức công nhận các tội ác của Stalin, trong đó bao gồm việc Stalin ra lệnh giết 20,000 sĩ quan và binh lính Balan năm 1940. Đây là một sự đoạn tuyệt rõ rang chính thức nhất với chủ nghĩa CS từ chính quyền Nga, nơi đã từng là cái nôi của chủ nghĩa CS.

JPEG - 23 kb

Khi công nhận tội ác của Stalin, điều đó cũng đồng nghĩa với sự công nhận nguyên hệ thống cai trị CS là cực ác. Vì từ cách tổ chức bộ phận hung thần công an kiêm tình báo như KGB, đến các kiểu kiếm soát dân chúng bằng sự sợ hãi, đến chính sách khuyến khích người dân tố cáo gian hàng xóm như là cách để bảo vệ mình, v. v… tất cả đều đã được sản sinh và đặt thành hệ thống dưới thời Lenin và Stalin. Khuôn mẫu này sau đó đã được sao chép lại trong mọi chế độ CS. Thực vậy, tại hầu hết các nước độc tài CS, những hiện tượng bắt bớ khủng bố giết người hàng loạt luôn luôn đã xẩy ra. Tại Việt Nam, bên cạnh những cuộc khủng bố các thành phần không theo cộng sản trong mấy năm của thời kháng chiến chống Pháp, mà con số nạn nhân khó biết được chính xác; cũng như không kể đến các chiến dịch khủng bố của cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam, mà con số nạn nhân lên đến cả trăm ngàn người (**); thì vụ cải cách ruộng đất tại miền bắc với những cuộc đấu tố sát hại hàng trăm ngàn người (***) và cuộc thảm sát mấy ngàn người tại Huế trong tết Mậu Thân, là những vụ giết chóc lương dân vô tội của CSVN kinh hoàng nhất đã được quốc tế tài liệu hoá.

Điều đáng nói là nay ngay tại nước sản sinh ra hệ thống này, người ta đã chính thức lên án và lấy làm xấu hổ về hệ thống cai trị ác độc đó, trong khi đó tại VN hôm nay, nguyên bộ máy khủng bố đó vẫn còn nguyên, vẫn được ca ngợi và mở rộng thêm, và cả nước vẫn tiếp tục bị kéo lê theo con đường Mác-Lênin.

Chính quyền Nga, qua những hành động và phát biểu trên của tổng thống Nga, đang có những nỗ lực hàn gắn lại những đổ vỡ trong quá khứ, hòa giải với những nạn nhân của chế độ CS. Nỗ lực này được đánh giá là thành thật, vì ít nhất là đã có sự công nhận những lỗi lầm và tội ác trong quá khứ và có những hành động sửa sai. Đây là nguyên tắc chung cho bất cứ ai, bất cứ chế độ nào muốn hòa giải với nạn nhân của mình. Ta có thí dụ của chính phủ Mỹ đối với các công dân gốc Nhật trong thời thế chiến II, đối với nạn nô lệ da đen cả trăm năm trước, của chính phủ Úc đối với thổ dân, của chính phủ Nam Phi đối với các nạn nhân của thời kỳ thị Apartheid, v. v… Tại các nước trên không còn sự khỏa lấp, dấu giếm, hay ngụy biện cho các tội ác đối với các nạn nhân, đồng thời có những cố gắng đền bù cho họ. Cho nên, mặc dù có lúc vẫn còn sót lại những mâu thuẫn chưa giải quyết hết, nhưng nói chung mọi thành phần dân tộc đều có thể yên tâm đóng góp phần mình cho đất nước, khiến cho nước họ phát triển theo đúng tiềm năng của dân tộc họ.

Trong khi đó những nỗ lực hoà giải dân tộc của Đảng và nhà nước CSVN gần đây tuy có vẻ hoa mỹ về mặt biểu kiến nhưng sẽ khó có thể thực sự mang lại kết quả như các nước khác kể trên. Vì đó vẫn là lối hòa giải kiểu “làm cha người ta”. Kiểu hoà giải của một tên cướp vô nhà người ta, trù dập hãm hiếp nạn nhân, xong rồi cười xòa nói: “Thôi bây giờ mình hòa nhe, hãy quên đi chuyện cũ, cùng nhau mình chung sống dưới sự chỉ dạo của tôi để xây dựng tương lai nhé!”

Không biết ông Nguyễn Minh Triết khi đi Nga dự lễ kỷ niệm thắng Phát-xít tháng năm vừa qua, có học được chút nào bài học về hoà giaỉ dân tộc đúng đắn của nước người để về thực dụng cho đảng và nhà nước của mình hay không.

— –

(*) Lời phát biểu của ông Medvedev được trích dẫn từ bản dịch trên X-Cafe.

(**) In the name of terrorism: presidents on political violence in the post-World…By Carol Winkler, Published by State University of New York, Albany, 2006, page 17. (http://books.google.ca/books?id=HQt4-ylX_TAC&pg=PA17&lpg=PA17&dq=terrorism+of+vietnam+communist&source=…

JPEG - 78.9 kb

(***) Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Theo quan điểm của những người thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đây là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ”. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị bắn tại chỗ hoặc bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_Bắc_Việt_Nam). Tuy nhiên, theo nhiều tác giả nghiên cứu về cuộc cải cách ruộng đất như Hoàng Văn Chí, Nguyễn Minh Cần, Buì Tín, Võ Trường Sơn, v. v… và một số nhà nghiên cứu nước ngoài thì con số nạn nhân thực tế cao hơn gấp nhiều lần.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.