Trung Quốc cấm tàu cá ’nước ngoài’ ở Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

07-01-2014

HẢI NAM (NV) .- Nhà cầm quyền Bắc Kinh qua tỉnh Hải Nam đã ra quyết định cấm tàu đánh các ’nước ngoài” hoạt động trong khu vực thẩm quyền của tình này chiếm đến hai phần ba Biển Đông.

Bản đồ khu vực Biển Đông mà tỉnh Hải Nam cấm tàu đánh cá nước ngoài hoạt động, gồm cả những vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai. (Hình: Washington Free Beacon)

Cái lệnh ngang ngược vừa kể có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 không được loan báo rầm rộ mang tính đe dọa và thách đố như khi Bắc Kinh tuyên bố vùng phòng không trên vùng biển Hoa Đông bao gồm khu vực quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản.

Lệnh cấm trên được nhà cầm quyền tỉnh đảo Hải Nam lặng lẽ đưa ra ngày 29 tháng 11 năm 2013, được truyền thông địa phương loan báo ngày 3 tháng 12 năm 2013 trong tính cách thông tin về các quyết định của nhà cầm quyền thực thi luật lệ ngư nghiệp. Theo đó, lệnh cấm tàu cá ngoại quốc bao trùm khu vực lên đến hơn 2 triệu km2 của Biển Đông mà nếu không được nhà cầm quyền Trung quốc cấp phép, sẽ bị bắt giữ, tịch thu tài sản và phạt vạ.

Tin này từng được Diễn Đàn Quốc Phòng Á Châu Thái Bình Dương (Asia Pacific Defense Forum) nêu ra trong bản tin phân tích thời sự ngày 18/12/2013 rồi tổ chức thông tin độc lập Washington Free Beacon mang ra bình luận lại ngày 7 tháng 1 năm 2014. Đến nay, vẫn không thấy phía nhà cầm quyền Việt Nam bình luận gì.

JPEG - 55 kb
Bản đồ khu vực Biển Đông mà tỉnh Hải Nam cấm tàu đánh cá nước ngoài hoạt động, gồm cả những vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai. (Hình: Washington Free Beacon)

Theo luật lệ Trung Quốc, tàu đánh cá ngoại quốc vi phạm, ngoài hải sản bị tịch thu, còn có thể bị phạt số tiền lên đến 82,600 USD. Trong một số trường hợp, tàu đánh cá và ngư dân nước ngoài còn bị tịch thu và bắt giữ.

Tuy lặng lẽ ra quyết định như cái lệnh này có vẻ rõ rệt nhất từ trước đến nay mà Trung Quốc đưa ra đối với vùng biển đánh cá đang có các tranh chấp với các nước trong khu vực phía nam, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Ngày mùng 2 và mùng 3 Tháng Giêng 2014, tàu kiểm ngư Trung Quốc đã đuổi bắt 2 tàu đánh cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ngư dân Việt Nam bị khống chế, bị hành hung, ngư sản đánh được bị cướp, mọi thứ trang bị trên tàu bị phá hủy. Tổng cộng tài sản của hai tàu bị thiệt hại ước tính trên dưới 800 triệu đồng.

Theo ý kiến ông John Tkacik, một cựu viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, nói trên Washington Free Beacon, việc cấm “nước ngoài” đánh cá trên hai phần ba Biển Đông có vẻ như chủ trương mỗi ngày mỗi lấn tới trong kế hoạch Bắc Kinh củng cố thêm cho lời tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Báo chí Trung quốc từng đưa ra nhận định Bắc Kinh không tuyên bố vùng cấm bay trên Biển Đông vì muốn tránh phản ứng bất lợi của các nước phía nam. Nhưng cái lệnh ngang ngược cấm nước ngoài đánh cá ở cả những vùng biển của người ta, nhiều phần sẽ dẫn đến những căng thẳng mới.

“Bắc Kinh nhấn thêm một bước nữa ra bên ngoài cái vạch 9 đoạn (Lưỡi Bò) mơ hồ khi truyền bá cái ’quyết định địa phương’ (Hải Nam) để xem phản ứng (của các nước) là gì.” Ông Tkacik nói.

Tuy không thấy Hà Nội nói gì về quyết định cấm đánh cá của tỉnh đảo Hải Nam trên Biển Đông nhưng người ta thấy những ngày gần đây, một số báo chính thống của chế độ ca ngợi cuộc chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của hải quân VNCH Tháng Giêng 1974. Điều bất bình thường này khiến nhiều người đặt nghi vấn về dụng ý của chế độ Hà Nội.

Hồi cuối Tháng 11-2012, tỉnh Hải Nam đã ra một quyết định cho lệnh tàu tuần của họ chận giữ và khám xét tất cả các tàu nước ngoài, bất kể là loại tàu gì “xâm phạm bất hợp pháp” vào vùng biển Trung quốc. Cái lệnh có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, nói rõ là tàu đánh cá ’nước ngoài’.

Việt Nam vẫn tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển chung quanh là thuộc chủ quyền của mình với các bằng chứng lịch sử và pháp lý không thể tranh cãi. Bắc Kinh không những tuyên bố tương tự như vậy mà còn vẽ 9 đoạn “Lưỡi Bò” trùm đến 80% Biển Đông. Nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. (TN)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cấm xe xăng/dầu: Việt Nam vs Úc

Mấy bữa nay, đi xe Grab là nghe giới tài xế taxi xôn xao chuyện TP.HCM sắp sửa ra chánh sách cấm xe xăng dầu trên một số tuyến đường, bắt đầu từ đầu năm 2026. Cụ thể là mấy anh tài xế Grab, Be gì đó phải chuyển qua chạy xe điện hết.

Nghe thì cũng hay, vì ai mà không muốn không khí sạch sẽ, môi trường xanh hơn. Nhưng mà nói thiệt…

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.