Trung Quốc và Hoa Kỳ chơi cờ vây trên bàn cờ Đông Nam Á

Tổng thống Hoa Kỳ Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: WSJ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu nói đến bộ môn cờ vây truyền thống của văn hóa Trung Hoa, hẳn nhiên Hoa Kỳ là một “tay mơ.” Nhưng nếu coi thường đối thủ trong bộ môn này thì một kỳ thủ cũng có thể thua lấm bụng, đặc biệt đối thủ là một tay thông minh, quan sát tốt.

Câu chuyện có vẻ như giống như cuộc tranh hùng của hai đại cường Mỹ – Trung trên bàn cờ Đông Nam Á.  Hôm 5 tháng Chín, hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN nhóm họp tại Jakartar vừa qua, Tổng thống Biden đã không tới dự. Ông chuẩn bị cho 2 sự kiện khác được coi trọng hơn trong chuyến công du Châu Á của mình là diễn đàn G20 tổ chức tại Ấn Độ và cuộc gặp gỡ nhà lãnh đạo CSVN Nguyễn Phú Trọng. Quan điểm của Hoa Kỳ trong cuộc cờ ở Đông Nam Á đã thay đổi.

Do đặc tính rời rạc, thiếu đoàn kết và khả năng thao túng mạnh mẽ của Bắc Kinh với một số các thành viên như Cambodia, Myanmar, Singapore… nên không bao giờ cộng đồng các nước ASEAN tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông cũng như thông qua các chính sách quan trọng, cần sự thống nhất giữa các thành viên.

Khối kinh tế ASEAN được đánh giá cao bởi sự linh động, địa kinh tế thuận lợi, dân số trẻ, tài nguyên dồi dào… có rất nhiều tiềm năng phát triển. Đồng thời, vùng địa lý lãnh thổ này cũng là tâm điểm trong chiến lược xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Nhưng chưa bao giờ, ASEAN là một tiếng nói mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Cách tiếp cận kêu gọi các giá trị đạo đức chính trị như các quốc gia dân chủ Tây Phương ở khu vực này là một cách tiếp cận thiếu hiệu quả nhất. Sự thực dụng thậm chí mang sắc thái tiêu cực và kiếm tìm lợi ích với bất cứ giá nào vẫn còn nặng nề ở giới chức các quốc gia Đông Nam Á. Có lẽ vì thế, hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nói cho cùng, giống như cuộc “trà dư tửu hậu” của các nguyên thủ trong khu vực.

Năm 2012, nhà nghiên cứu về địa chính trị thế giới Robert D. Kaplan, giáo sư Học viện Hải quân Annapolis đồng thời là hội đồng thành viên Ủy ban Chính sách Quốc phòng Hoa Kỳ trong tác phẩm lừng danh “Asia’s Cauldron: The South China Sea and the End of stable Pacific” và “The Revenge of Geography” đã cung cấp cho chúng ta toàn cảnh bức tranh địa chính trị thế giới, về vùng biển Đông Nam Á giống như “chảo lửa” và những rủi ro dẫn đến xung đột khu vực.

Các phân tích tuyệt vời trong những tác phẩm của Robert D.Kaplan đã được kiểm chứng qua những gì đang diễn biến ở cuộc chiến Nga-Ukraine. Tham vọng bá quyền của Trung Quốc, vươn xuống thống trị vùng biển mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa, được thể hiện công khai qua bản đồ 9 đoạn “đường lưỡi bò,” nay đã được “nâng cấp” thành 10 đoạn, đẩy cả khu vực vào rủi ro xung đột tiềm tàng.

Với tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, Trung Quốc dễ dàng áp đặt và bắt nạt các nước trong khu vực. Những nhà ngoại giao chiến lang tinh quái của Trung Quốc khá thành công trong việc chia rẽ và đe dọa các thành viên trong khối ASEAN, buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán song phương với vị thế nhược tiểu khi phải đối diện với con rồng Trung Hoa to lớn, đầy nanh vuốt.

Thế nhưng “người tính không bằng trời tính.” Đài Loan, với sự lãnh đạo của Tổng thống Thái Văn Anh, trở nên gai góc và là cái “cẳng kê” khó xơi nhất của Tập Cận Bình. Washington quyết tâm bảo vệ bằng được “hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm,” mắt xích quan yếu nhất trong “chuỗi đảo thứ nhất” trong chính sách xoay trục về Châu Á.

Đài Loan dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Tiến đã thể hiện sự cứng rắn không khoan nhượng trước chủ nghĩa bá quyền của Bắc Kinh. Thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine đã tiếp thêm sự tự tin cho Đài Loan cũng như sự chuẩn bị cần thiết khi nghiên cứu những kỹ chiến thuật phù hợp nhất trong một cuộc chiến bất cân xứng và tận dụng ưu thế địa lý.

Mặc dù vượt trội hoàn toàn về không quân, hải quân và tên lửa, PLA, đội quân chưa từng thực chiến trong hơn 40 năm qua sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước tổn thất có thể hứng chịu khi cố vượt qua eo biển rộng 180 km, dưới tầm hỏa lực chính xác dày đặc, cũng như cuộc chiến đường phố dai dẳng ở các đô thị lớn của Đài Bắc.

Sự tự tin và thách thức của Đài Loan trước Trung Quốc rõ ràng có tác động tới các quốc gia như Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam theo chiều hướng Bắc Kinh không hề muốn.

Philippines dưới thời Tổng thống Bongbong Marcos, hoàn toàn khác xa thời Rodrigo Duterte, đã trở lại vai trò đồng minh thân thiết nhất của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, cho phép lực lượng viễn chinh Mỹ trở lại một loạt các căn cứ quân sự ở đất nước này. Thailand, Malaysia, Philippines, Indonesia cũng tham gia thường xuyên hơn các hoạt động quân sự thường niên và tuần tra bảo vệ “tự do hàng hải” cùng lực lượng hải quân Hoa Kỳ…

Việt Nam tuy vẫn còn né tránh và sợ mất lòng Bắc Kinh nhưng lặng lẽ tiếp nhận viện trợ quân sự, huấn luyện đào tạo cho hải quân và không quân sử dụng vũ khí theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và tiến tới nâng cấp quan hệ ngoại giao lên tầm “chiến lược toàn diện.” Việc nâng cấp quan hệ sẽ mở rộng khả năng tiếp cận vũ khí sát thương cho Hà Nội trong nỗ lực đa dạng hóa kho vũ khí vốn chủ yếu là hàng tồn kho từ thời Liên Xô cũ.

Việc Tổng thống Biden không có mặt tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN không phải Hoa Kỳ coi nhẹ khu vực trọng yếu và nhiều biến động này mà Washington đã thay đổi cách tiếp cận. Hoa Kỳ lựa chọn và thúc đẩy quan hệ với từng thành viên ASEAN theo vai trò và khả năng của từng quốc gia trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Đó giống như một bàn cờ vây thay vì một bàn cờ vua như trước đây. Hoa Kỳ cũng thể hiện sự nhẫn nại, khéo léo và tôn trọng các đối tác nhỏ bé như đối với các quốc gia Châu Đại Dương hay thành viên khối ASEAN.

Sự quyến rũ từ quyền lực mềm và túi tiền hào phóng bao giờ cũng hiệu quả hơn những lời đe dọa, mưu kế lừa lọc – điều mà những hậu duệ Tôn Tử thường áp dụng triệt để. Điều này, cần ghi nhận sự hiệu quả trong các sách lược ngoại giao dưới thời Tổng thống Biden.

Việc hai nước Việt Mỹ nâng tầm quan hệ ngoại giao trong thời điểm “bây giờ hoặc không bao giờ,” khi anh bạn láng giềng to xác xấu bụng Trung Quốc gặp nhiều vấn đề và sai lầm trong nội trị cũng như ngoại giao là một thắng lợi của Washington.

Việt Nam đang ngấm đòn giảm phát và đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân sinh cận kề, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa khi liên tục bị Trung Quốc bắt nạt buộc Hà Nội phải từ bỏ các giếng dầu khí có trị giá hàng chục tỷ Mỹ kim ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Những lợi ích kinh tế to lớn từ việc nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ đồng thời cũng đem lại sự an toàn lớn hơn về an ninh trong trường hợp quan hệ Việt-Trung đột nhiên nóng lạnh là những điều giới chóp bu CSVN biết rõ. Vấn đề cản trở ở đây là các “nhóm lợi ích thân Trung Quốc” sẽ e ngại sự thắng thế của nhóm lợi ích đang thúc đẩy hướng về Washington nhiều hơn và sẽ có những hành động ngăn cản.

Còn quá sớm để nói thắng thua ở bàn cờ này. Lịch sử cuộc tranh hùng của hai đại cường từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á cho thấy Trung Quốc nhiều lần lấn át ảnh hưởng của Hoa Kỳ do ưu thế “sân nhà” và sức ảnh hưởng to lớn về kinh tế, văn hóa, chủng tộc, dân cư. Tuy nhiên, Thế chiến 2 và Chiến tranh lạnh kết thúc đã để lại di sản quan trọng là mạng lưới đồng minh hùng mạnh của Hoa Kỳ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines mới đây đã trở lại vòng ảnh hưởng của Washington. Chiến lược xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ từ thời Tổng thống Obama được củng cố và tiếp sức bởi liên minh QUAD. Trên cơ sở vững chắc này, Washington tự tin chơi ván cờ vây dài hơi với kỳ thủ Trung Hoa.

Thời thế có vẻ như đang không ủng hộ tham vọng của Tập Cận Bình. Khi đế quốc Nga sa lầy vào cuộc chiến ở Ukraine, Trung Quốc cũng mất luôn một chỗ dựa, một đồng minh ít nhiều có thể nhờ cậy khi gặp khó. Giờ thì Nga thậm chí đối mặt với biến loạn và sụp đổ trong tương lai không xa. Một nước Nga suy yếu quá nhanh sẽ khiến cho Bắc Kinh bất an hơn bao giờ hết. Dù đường biên giới mênh mông giữa Nga và Trung Quốc hiện không có vấn đề gì và giới doanh nhân Hoa lục làm ăn rất tốt ở các vùng Viễn Đông và Siberia giàu tài nguyên. Nhưng một nước Nga tan rã sẽ tạo ra nhiều hậu quả khó lường về xã hội và an ninh. Kinh tế Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn “bình thường mới” với nạn thất nghiệp trong giới trẻ lên tới hơn 21%, bong bóng bất động sản nổ tung, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng giảm tới 1/3… còn các nhà lãnh đạo đang theo đuổi các ảo vọng chính trị vĩ cuồng.

Có thể thấy sự hứng khởi và bước tiến của Tổng thống Biden trong chuyến công du Châu Á với diễn đàn G20 ở Ấn Độ và những thỏa thuận mới với giới chóp bu CSVN. Trong khi đó, Tập Cận Bình vắng mặt và lui vào bóng tối. Nhưng đó có thể là một tín hiệu đáng lo ngại thay vì vui mừng khi quyền lực Trung Quốc suy tàn.

Sẽ có rất nhiều điều để nói về ván vờ vây Mỹ-Trung đang chơi ở Đông Nam Á. Cuộc tranh hùng này có thể biến khu vực thành “chảo lửa” nhưng cũng sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho những quốc gia thành viên trong khối ASEAN thay đổi thân phận nhược tiểu và phụ thuộc để vươn lên trở thành những con hổ Châu Á thực sự như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Liệu Việt Nam có nắm được cơ hội “ngàn năm có một” này hay không?

Tùng Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.