Trương Duy Nhất, anh đã bị bắt!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đó là câu nói mà chủ trang blog “Một góc nhìn khác” từng chờ đợi trong nhiều tháng qua, sau cái ngày công an mời ông làm việc vào tháng 10 năm ngoái và liên tục sách nhiễu ông về trang blog này, trang blog mà họ gọi là lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 bộ luật hình sự.

Vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất không làm cho ai ngạc nhiên vì nếu viết blog và chấp nhận đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm thì chủ trang blog hiểu rằng họ đang đi trên sợi giây thừng mỏng manh nối liền hai bờ vực, một bên là công luận, một bên là chính quyền. Bên thứ hai luôn gầm gừ và khả năng chịu đựng của sợi giây thừng ấy tùy thuộc vào thời tiết chính trị. Ông Nhất bị bắt cho thấy độ nóng của các phe phái trong Đảng đang nghiêng về một phía và ông lại không may nằm trong phía ngược lại.

Dù phía nào, hay thậm chí không phía nào cả, Trương Duy Nhất vẫn là bên được chứ không phải bên mất. Ông được vì đã hoàn tất ước muốn của mình khi bỏ viết báo để viết blog nhằm nói lên những gì mà một tờ báo không thể nói. Ông viết những điều mà rất nhiều trang blog tự do như ông không viết hay không dám viết: Vạch mặt chỉ tên từng người trong bộ chính trị. Ông đòi họ phải biết xấu hổ, phải biết dừng lại những hành vi vô luân. Phải nhận thức sự uất ức của dân chúng và nhất là phải rửa cho sạch bộ mặt bẩn thỉu của mình trước khi đứng trước diễn đàn nói những lời gian xảo.

Ông Trương Duy Nhất đã làm không ít người tức tối và nhất là…sợ!

Chức vụ càng cao thì nỗi sợ càng lớn.

“Một góc nhìn khác” là lưỡi dao bén gọt những gì che chắn bên ngoài của các quan chức chóp bu. Đưa ra những khuôn mặt lở lói, dị dạng của các ông Trọng, Dũng, Sang, Hùng để từ đó người dân thấy rõ hơn những trái khuấy, kệch cỡm và gian manh của họ từ “một góc nhìn khác”.

Công an đọc lệnh bắt ông trong một tối nhà bị cúp điện. Vợ ông cầm đèn dầu soi mọi ngóc ngách cho họ tìm tài liệu, máy móc để dẫn ông về Hà Nội, nơi các phe phái vẫn đang ngồi chờ sau phiên họp lấy quyết định bắt ông.

Người ta cho rằng Trương Duy Nhất là người của một trong các phe phái ấy và lý do ông nằm ngoài tầm nhắm một thời gian khá lâu vì các tranh chấp chưa ngã ngũ. Hôm nay thì chuông đã điểm, sứ mạng ông đã hoàn tất, và cuộc đời ông lật sang một trang khác: Tối tăm và ảm đạm.

“Một góc nhìn khác” dù sao cũng không cô đơn. Ngay khi tin ông bị bắt tung ra, hàng trăm bài viết xuất hiện bày tỏ sự phản kháng mạnh mẽ, trong đó khá nhiều blogger cho biết họ sẵn sàng theo ông vào nhà giam chứ không bỏ cuộc. Mẹ Nấm là một trong những người như thế.

Cách viết của Trương Duy Nhất có thể được nhiều người yêu thích nhưng cũng không hiếm kẻ dèm pha, cho rằng ông bỗ bã, xấc xược và ngông cuồng. Cũng có người chấp nhận nó như một style riêng của ông và quen dần với cách viết ấy để rồi nghiện nó lúc nào không biết.

Mỗi bài viết của ông là một nhát gươm chọc vào tử huyệt của nhân vật. Ông không kiêng kỵ chủ đề, nhân vật hay giới tuyến nào. Ông đập tham nhũng cũng mạnh như đập những nhà dân chủ giả hiệu. Ông quất roi vào chế độ nhưng vẫn không nương tay đối với những kẻ giả hình cầm roi ăn ké. Trương Duy Nhất thiếu cái cẩn trọng trong ngôn từ của một cây viết khôn ngoan, nhưng ông lại thừa tố chất của một người liêm khiết và đảm lược để vạch mặt chỉ tên từng kẻ buôn dân bán nước.

“Một góc nhìn khác” không những chỉ nhìn mà còn tỏ rõ thái độ không khoan nhượng.

Nếu ai còn tin rằng không khí chính trị Việt Nam từ nhiều tháng qua không còn khủng bố trắng đối với người cầm bút thì hãy tỉnh lại. Không chế độ độc tài nào chấp nhận người khác phê phán mình cho dù sự phê phán ấy dẫn tới điều tốt hơn. Độc tài không cần điều tốt, chúng cần sức mạnh để đè bẹp những điều mà người khác cho là tốt ấy.

Ngòi viết nào trông mong sẽ bẻ được hướng đi cho độc tài, toàn trị xem ra vẫn đang mang trên mình ảo tưởng. “Một góc nhìn khác” là bài học sinh động nhất cho anh, cho chị và cho chúng ta, những người vẫn mài miệt ngồi trước máy tính nhưng lại không tính được khả năng phục thiện của bọn độc tài là bao lớn để khi xuất hiện con số “không” lạnh lùng trước màn hình cũng là lúc có tiếng gõ cửa trước sân.

Tiếng gõ cửa lớn và gấp gáp để rồi sau đó là câu nói quen thuộc của công an: “anh/chị đã bị bắt”.

Nguồn: blog canhco

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.