Truyền thông công dân tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(24.03.2015) – Manila, Philippines – Nhà cầm quyền rất sợ mạng xã hội vì tính liên kết và lan tỏa vừa thông tin vừa nguồn nhân sự, nên họ tìm mọi cách ngăn chặn. Nhưng đến nay họ đã thất bại và quyết định sống chung với nó.

1. Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều này phù hợp với Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (năm 1948), và các Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (năm 1966), mà Việt Nam đã tham gia làm thành viên.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản dùng mọi thủ đoạn để vô hiệu hóa các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thậm chí biến nó thành một “vật” nguy hiểm, ai đụng vào sẽ bị thương, bị tù và bị chết như nhiều nhà báo, blogger đã bị nhốt tù và tạm giam theo các điều luật mơ hồ của Bộ luật hình sự (88, 258).

Bản chất các luật Báo chí và Xuất bản là cắt bỏ quyền tự do Hiến định về báo chí và ngôn luận, và là công cụ quản lý báo chí và xuất bản của chính phủ. Ngay việc cấp phép ra báo và phát hành thẻ nhà báo cũng là cách hợp thức hóa việc cấm tự do báo chí, ngôn luận.

Họ chỉ cho phép các cơ quan thuộc đảng hoặc có liên quan đến đảng cộng sản mới được quyền ra báo. Họ cấp thẻ nhà báo cho khoảng 20,000 người và cho những người này có quyền làm báo, để lấy cớ cấm 90 triệu dân khác không được cấp thẻ, không được làm báo.

Có thể nói quyền của công dân về tự do ngôn luận và báo chí bị quản thúc từ khi đảng cộng sản cai trị trên toàn cỏi Việt Nam cho đến nay.

Các công dân Việt Nam bất lực, không thể làm gì với việc các quyền chính đáng của mình bị cướp mất. Nhưng cách đây khoảng 25 năm, Internet bắt đầu biết đến trên thế giới, và đã nhanh chóng du nhập vào Việt Nam, Internet đã mở ra một cơ hội để công dân tự tìm lại các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí cho chính mình.

Nhiều công dân với tính cách cá nhân, nhóm và tổ chức đã sử dụng Internet để thực thi quyền của mình, trong đó có Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam (Vietnamese Redemptorists).

2. Với Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (Vietnamese Redemptorists’ News – VRNs), chúng tôi đã chính thức sử dụng Internet để làm tin và chuyển tin từ tháng 6 năm 1998. Đó là thời điểm thanh niên Công giáo thế giới đang nô nức chuẩn bị gặp nhau tại Ngày giới trẻ thế giới lần thứ 13 tại Paris vào tháng 8 sắp tới. Chúng tôi làm eNewsletter về chủ đề này gởi cho những ai đã dung email và có liên lạc mục vụ với chúng tôi.

Sau khi những Ngày giới trẻ thế giới kết thúc, chúng tôi chính thức phát hành báo Ephata qua email và qua các bản photocopy. Rồi tiếp tục ra đời các phiên bản báo khác nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ khác nhau như Abba-Cha ơi!, Gospelnet.

Đến năm 2005, VRNs chính thức phổ biến tin trên website www.chuacuuthe.com với sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ và vọng lại tiếng nói của dân oan, của người bị đối xử bất công, của những người không có tiếng nói.

Từ năm 2010 đến nay, với kỹ nghệ web và multimedia phát triển không ngừng, chúng tôi đã tạo ra kênh truyền hình Internet mang tên Đức Mẹ Tv và Radio Anphong vừa chạy độc lập vừa tích hợp vào website chuacuuthe.com vừa tích hợp vào các mạng xã hội.

Các kênh truyền thông này đã chuyển tải đến các công dân Việt Nam và thế giới những sự thật đang diễn ra ở Việt Nam, nhưng bị hệ thống truyền thông của đảng Cộng sản cố tình che giấu. Người dân oan, người bị đàn áp có diễn đàn để lên tiếng đối thoại, kêu cứu và phản kháng. Hình ảnh các phiên tòa công khai, nhưng những người tham dự không được vào, nhưng người đưa tin bị bắt. Những người bị bỏ rơi, loại trừ được cộng đồng biết và đến chia sẻ…

Có thể nói Internet đã giúp các công dân Việt Nam giành lại quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình từ tay đảng cộng sản, và giúp VRNs thi hành sứ mạng truyền thông của mình cách hiệu quả.

3. VRNs từ khi thành lập đến này vẫn gặp phải 3 thách đố lớn, mà chúng tôi tự nhận thấy, mình chỉ đủ sức vượt qua từng phần và từng thời điểm trong sự tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa, chứ chưa bao giờ thấy mình có thể dễ dàng chiến thắng các thách thức đó.

Một là làm sao tin tức của mình đến được với mọi người dân, ít là công dân mạng, trong lúc nhà cầm quyền đặt tường lửa website www.chuacuuthe.com bằng hai lớp DNS và IP. Ở Việt Nam chỉ có những người hiểu biết rõ về IT mới có thể tự do vào đọc website này, còn những người khác muốn vào phải dung trung các website biến đổi proxy, nhưng các proxyweb này thường không hỗ trợ multimedia, nên không xem được video, nghe âm thanh, và đôi khi cả hình ảnh cũng không xem được. Nhất là các proxyweb này có nhiều quảng cáo. Thách thức này còn tăng lên gấp nhiều lần với những đợt tấn công (hack) trực tiếp vào website.

Hai là việc công khai tiếp cận các nguồn tin khi sự kiện xảy ra thường bị cản trở và bắt bớ. Cá nhân tôi đã 3 lần bị bắt về đồn công an nhiều giờ khi đang thu thập thông tin cho phiên tòa xét xử Điếu Cày tại Sài Gòn, khi tìm thông tin làm rõ vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần ở Bác Liêu, và phiên xử Facebooker Đinh Nhật Uy ở Long An. Không chỉ tôi, mà tất cả các phóng viên công khai của chúng tôi đều bị đối xử như vậy. Khó khăn này khiến chúng tôi tiếp cận thông tin qua trung gian là chính. Chỉ có những nhân chứng dám tìm đến với chúng tôi thì chúng tôi mới có nguồn trực tiếp.

Ba là khả năng làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi. Mặc dù đã cố gắng cải thiện bằng huấn luyện trường kỳ hàng tuần và ngắn hạn từng khóa, nhưng kỹ năng làm việc của chúng tôi cũng chỉ mới ở bước khởi đầu, vì tất cả những khóa huấn luyện của chúng tôi luôn luôn phải thực hiện trong tiêu chí nhanh gọn, nếu ê a kéo dài sẽ bị cấm và thậm chí bị bắt. Nhiều người trong chúng tôi bị cấm xuất cảnh ra nước ngoài để tham dự các Hội nghị và các khóa huấn luyện về báo chí.

Lm. Antôn LÊ NGỌC THANH, CSsR

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.