Truyền thông quốc tế: Tân Chủ tịch nước Tô Lâm có tham vọng làm tổng bí thư

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm (phải) được đầu bếp "Thánh Rắc Muối" Nusret Gökçe đưa miếng thịt bò dát vàng lên tận miệng trong chuyến công du Anh Quốc, đầu tháng 11/2021. Ảnh chụp từ clip TikTok của nusr_et
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một số cơ quan truyền thông quốc tế đưa tin tức về việc Bộ trưởng Công an Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước, coi đây là một bước đi hướng tới chức tổng bí thư – vị trí cao nhất trong chế độ độc đảng ở Việt Nam trong đại hội đảng toàn quốc vào đầu năm 2026.

Tham vọng trở thành tổng bí thư

Nhiều chuyên gia về chính trị Việt Nam được truyền thông quốc tế dẫn lời cho rằng mục tiêu của ông Tô Lâm là thay thế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã ở cương vị này liên tiếp ba khoá trong điều kiện tuổi cao sức yếu (80 tuổi).

Hãng tin AP dẫn lời ông Nguyễn Khắc Giang từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore cho rằng với cương vị mới, ông Tô Lâm đang ở vị thế rất mạnh để trở thành tổng bí thư trong thời gian tới.

Đại diện Quỹ Konrad Adenauer (KAS) của Đức ở Việt Nam, ông Florian Feyerabend được hãng tin Aljazeera dẫn lời cho rằng ông Tô Lâm rõ ràng có nhiều tham vọng hơn là về hưu, vì nếu tiếp tục ở lại Bộ Công an, ông sẽ phải ra đi vì đã ở cương vị này hai khoá.

Một nhà quan sát giấu tên ở Hà Nội nhận định với Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 23/5:

Không loi trừ là ông ta có tham vng tiến ti ghế tng bí thư. Tham vng quyn lc sẽ không có gii hn, không cn biết nhân dân đang suy nghĩ gì, tc gin ra sao khi mà xã hi vn đầy ry tham nhũng và bt công, mà trong đó công an cũng có vai trò thủ phm ln, như bo kê và hot động sân sau.”

Một giảng viên đại học kỳ cựu ở Hà Nội cho rằng ông Tô Lâm chắc chắn có tham vọng trở thành người đứng đầu đảng, nhưng ông cũng có nhiều đối thủ, và không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn trong Bộ Công an. Do vậy, con đường dẫn tới cương vị đứng đầu đảng của Tô Lâm sẽ có nhiều chông gai.

Để trở thành người thay thế ông Trọng, ông Tô Lâm còn phải tranh đấu với nhiều ứng cử viên khác, nổi bật là đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính, và cả tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Giáo sư Zachary Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown, nói với Aljazeera rằng sau khi rời Bộ Công an, ông Tô Lâm “có thể ở vị trí yếu hơn” để đối mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một ứng cử viên nặng ký khác.

Tuy vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà quan sát chính trị đang định cư ở Canada, trong cuộc hội luận với Đài Á Châu Tự Do lại có một nhận định khác.

Ông Tuấn cho rằng cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang bị tô vẽ như một người có tham vọng quyền lực qua các cuộc thanh trừng nội bộ, tuy nhiên, trên thực tế người đạo diễn toàn bộ các câu chuyện thời gian vừa qua lại chính là ông Trọng. Ông cho biết quan sát của mình:

“Đảng Cng sn Vit Nam thi gian va qua vi chuyn ‘đốt lò’ thc sự là mt cuc xáo trn chưa có tin lệ và vi bt kỳ mt lc lượng chính trị nào khác thì nó có nhu cu tái đoàn kết ni bộ và nó có mt nhu cu phi có mt ‘con dê tế thn’ để gây li sự đoàn kết trong đảng.

Tôi nghĩ rng người chủ mưu ca nhng chuyn này là Nguyn Phú Trng đã nghĩ đến ông Tô Lâm như mt ‘con dê tế thn’ và vì vy đã có sự chun bị dư lun lâu nay rng ông Tô Lâm nuôi tham vng quyn lc cá nhân và vì vy không (phải) Tô Lâm là người đứng sau nhng cuc thanh trng chính tr.”

Ông Nguyễn Anh Tuấn nhận xét, có thể người bị xử lý tiếp theo lại là ông Tô Lâm, và ông Trọng “sẽ bước vào nhim kỳ thứ tư ca mình không phi như mt kẻ tham quyn c vị mà như là mt người cu đảng khi tham vng ca ông Tô Lâm, cu đảng khi mt kẻ vì cung vng quyn lc ca mình mà đã thanh trng ni b, đã xáo trn đảng trong sut thi gian va qua.”

Những điểm tối của Tô Lâm

Trong tám năm qua, dưới thời ông Tô Lâm, bộ máy an ninh đã thực hiện nhiều chiến dịch đàn áp nhân quyền, trấn áp giới bất đồng chính kiến và tàn phá xã hội dân sự, theo đánh giá của nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới.

Theo New York Times, Đại tướng Tô Lâm chỉ đạo cuc trn áp sâu rng xã hi dân sự và bị cáo buc liên quan đến vụ bt cóc mt cu quan chc cp tnh người Viở Berlin vào năm 2017.

Tờ báo của Mỹ đang nhắc đến ông Trịnh Xuân Thanh – cựu quan chức dầu khí trốn sang Đức xin tị nạn chính trị nhưng bị các mật vụ bắt cóc trở về Việt Nam xử lý.

Ngoài ông này, hai nhà hoạt động khác là ông Trương Duy Nhất – blogger của Đài Á Châu Tự Do và ông Đường Văn Thái – người chuyên đưa tin chính trị nội bộ lên YouTube cũng bị bắt cóc từ Thái Lan đưa về Việt Nam dưới thời của ông Tô Lâm.

Hãng tin Reuters còn nhắc đến Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với lời cảnh báo về nhiều vi phạm nghiêm trọng của lực lượng an ninh dưới quyền của Tô Lâm.

Hãng tin Anh Quốc này cũng nói trong thời gian Tô Lâm đứng đầu Bộ Công an, Ân xá Quốc tế, Theo dõi Nhân quyền (HRW) và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên chỉ trích Hà Nội về đàn áp giới bất đồng chính kiến.

Reuters còn dẫn báo cáo của Dự án 88 nói rằng dưới sự chỉ đạo của Tô Lâm, xã hội dân sự ở Việt Nam đối mặt với nhiều hạn chế từ năm 2021 và bị thắt chặt từ năm 2023 cùng với việc nhiều nhà hoạt động khí hậu bị bỏ tù trong khi luật được ban hành để kiểm duyệt mạng xã hội.

Năm 2021, ít nhất 32 người bị kết án tù dài hạn vì chỉ trích phủ trên mạng xã hội và 26 người bị bắt vì các cáo buộc nguỵ tạo, theo thống kê của HRW.

Vi vic ông Tô Lâm được bu làm chủ tch nước, Vit Nam trở thành nhà nước công an tr,” Reuters dẫn lời ông Ben Swanton, đồng giám đốc của Dự án 88. Nhà hoạt động này dự báo đàn áp nhân quyền và kiểm duyệt sẽ tăng cường trong thời gian tới khi nhiều thành viên của Bộ Chính trị là công an hoặc xuất thân từ công an.

Nhiều hãng tin cũng nhắc lại việc ông Tô Lâm ăn bò dát vàng trong nhà hàng sang trọng ở Luân Đôn năm 2021 khi tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu trong hoàn cảnh Việt Nam đang phải đối phó với đại dịch COVID, và việc bỏ tù nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm khi người này nhại lại động tác rắc muối của chủ nhà hàng Salt Bae.

New York Times dẫn lời nghiên cứu viên cao cấp Lê Hồng Hiệp của Viện ISEAS-Yusof Ishak:

Nn tng là bộ trưởng công an mang li cho ông y rt nhiu quyn lc nhưng cũng có thể là mt trở ngi đối vi ông y vì ông y bị nhiu người sợ hãi.

Nếu ông y trở thành tng bí thư, mi người đã lo ngi rng ông y có thể li dng bộ máy an ninh để biến Vit Nam thành mt nhà nước cảnh sát.

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.