Từ “đạo đức Hồ hố” đến “gia tài của mẹ”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Truyền thông Việt Nam cả dòng chính lẫn mạng xã hội luôn tràn ngập scandal liên quan đến đám showbiz, cướp-giết-hiếp, tai nạn, đâm chém ghê rợn như cơm bữa và giờ đây là tin tức “nội bộ” rò rỉ một cách vô tình hoặc hữu ý từ hệ thống cầm quyền liên quan đến “cái lò ông Trọng” được săn đón như phim bom tấn. Một thể chế xã hội đã tồi bại đến xương tủy thì thiếu gì dòi bọ, thiếu gì những bi kịch, khổ đau và tội ác khủng khiếp? Đám đông người Việt, bị cuốn trôi trong dòng chảy tin tức đầy kích động, bị bào mòn cảm xúc, khiến lương tri mỗi ngày một chai sạn, hoại tử trong vô thức.

Với tuyệt đại đa số trong hơn 90 triệu thần dân xứ Đông Lào, nỗ lực để không bị chìm nghỉm trong cuộc mưu sinh thường nhật cay cực, dường như là mục đích duy nhất. Có lẽ cũng vì thế, người ta ồn ào, bàn tán về việc giá xăng, giá điện, về những vụ tham nhũng, “đốt lò” thể hiện sự phẫn nộ, hiểu biết chính trị trên… Facebook rất rôm rả, để rồi vài ngày sau đó lại… quên và quen với thực tại nhầy nhụa và tương lai đen tối hơn cả “tiền đồ nhà chị Dậu.”

Mấy ngày gần đây, việc hai anh chàng nghệ sĩ, đảng viên CS có chút tiếng tăm trong giới showbiz Việt Nam là Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh trong chuyên du hí ở Tây Ban Nha cùng nhau “hấp diêm” một cô gái mới 17 tuổi, là một du khách người Anh gây “bão” trên truyền thông. Cả hai sẽ phải đối mặt với bản án nghiêm khắc ở đất nước bò tót. Đương nhiên, sự nghiệp ca ngợi “đảng và Bác” của hai anh chàng này ở Việt Nam đã chấm dứt. Trên mạng Facebook, người ta còn lưu truyền một đoạn clip Hồ Hoài Anh vừa đàn, vừa hát, vừa lĩnh xướng “Hồ Hố hồ chí minh” rất điệu nghệ, trầm bổng. Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh là những cái tên nối dài trong danh sách những “nghệ sĩ đảng viên” phạm tội ở nước ngoài liên quan tới các tội danh rất… hạ lưu như ăn cắp, ấu dâm, hiếp dâm.

Người dẫn đầu danh sách này là cô Vũ Kiều Chinh, con gái cựu Tổng Giám Đốc Đài Truyền Hình Việt Nam Vũ Văn Hiến, đã phạm tội ăn cắp nhiều lần ở nước ngoài và phải nhờ thế lực chính trị của cha cùng với bộ hồ sơ “bệnh nhân tâm thần” giả để chạy tội nhưng vẫn an vị ở vị trí biên tập viên chương trình văn hóa VTV1. Những “nghệ sĩ đảng viên” không có ô dù ông cha thế lực to lớn mà phạm tội ở nước ngoài như Minh béo và bây giờ là Hoài Anh và Hồng Đăng chắc chắn không có được “mùa xuân” đó. VTV đã thông báo không thu phát các chương trình phim và truyền hình có hình ảnh của hai tay chơi này.

Cũng liên quan các hoạt động văn hóa ở xứ Đông Lào, mới đây “Mây Lang Thang Đà Lạt” đã bị nhà cầm quyền “mời làm việc” với lý do danh ca Khánh Ly đã hát ca khúc “Gia Tài Của Mẹ” mà không… đăng ký. Dù luật hiện hành cũng như theo nghị định… của nhà cầm quyền không cấm bài hát này cũng như không yêu cầu phải đăng ký hay xin phép biểu diễn các tác phẩm trước 1975 khác. Tuy vậy, ban tổ chức đêm nhạc cũng một phen bị đem ra “quay dế” bởi cơ quan an ninh Lâm Đồng. Sự tùy tiện trái luật của cơ quan an ninh Lâm Đồng nó cho thấy tình trạng lạm quyền cố hữu ở các cơ quan công quyền ở Việt Nam. Nơi chỉ có luật rừng chứ không có luật pháp.

Thế mới thấy cái “tự do ngôn luận” ở “trại súc vật” nó chỉ dành cho một số rất ít những kẻ có đặc quyền là quan chức cộng sản, chúng vừa có thể ăn cắp, ăn cướp vừa có thể nói đạo lý và rao giảng văn hóa. Tự do ngôn luận hay sáng tác, truyền bá văn hóa không dành cho người dân. Dù đó chỉ là một bài hát, được sáng tác và công diễn rộng rãi trong chế độ “Mỹ Ngụy kìm kẹp, khủng bố, áp bức” nhưng là một điều cấm kỵ hoặc không được khuyến khích ở xứ XHCN có “Tự do gấp vạn lần tư bản.” Mạng xã hội Việt Nam chế diễu: “Sang Mỹ hát bài ‘Cô Gái Vót Chông’ giết giặc Mỹ cọp beo thì không bị bọn Tư Bản cấm. Nhưng về Việt Nam hát ‘Gia Tài Của Mẹ’ thì không cẩn thận là bị xích cổ. Thế mới thấy cái tự do ngôn luận, báo chí, tự do sáng tác… ở xứ ‘thiên đường mù’ CS nó như thế nào.”

Những ồn ào trên mạng xã hội liên quan đến hai sự kiện trên cho thấy phần nào góc nhìn của xã hội Việt Nam. Một số người được cho là “nghệ sĩ” influencer có ảnh hưởng dư luận xã hội công khai các ý kiến bênh vực hành động vi phạm luật pháp của hai anh chàng nọ. Người ta có thể nhận thấy xã hội Việt Nam dưới vỏ bọc của những khẩu hiệu của giới chức văn hóa CSVN luôn miệng nói về “bảo vệ thuần phong mỹ tục,” các khái niệm đạo đức đã mòn mục, biến thái tới khó tưởng tượng nổi. Khi nền tảng đạo đức của xã hội đã bị mục ruỗng, đương nhiên các cơ cấu xã hội trong đó luật pháp là một yếu tố cấu thành quan trọng, sẽ là hoàn toàn vô nghĩa.

Cùng với độ nóng của “cái lò ông Trọng,” các phe nhóm trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam thi nhau “tiếp tay” cho truyền thông MXH “lề dân” về những bí mật thâm cung, những phi vụ làm ăn và cả đời tư bẩn thỉu của đám chóp bu. Điển hình là đời sống riêng của Phạm Minh Chính đang được phơi bày với mối quan hệ “anh em nương tựa” với Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC. Chính và Nhàn có đời sống “già nhân ngãi” từ lâu và có con chung.

Đáng lưu ý là, khi Nhàn là “cỗ máy in tiền” đồng thời là “chị em kết nghĩa” với Nguyễn Thị Kim Ngân thì Chính vẫn chỉ là một sĩ quan công an chưa có tiền đồ gì xán lạn. Muốn tiến thân và tiếp cận với “người đàn bà đẹp” Nguyễn Thị Kim Ngân – người kề cận với đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó, thì phải thông qua “chị em kết nghĩa” của Kim Ngân là Nguyễn Thị Thanh Nhàn – cũng là người nắm nguồn kinh tài to lớn từ việc xuất khẩu lao động mà Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội nắm đầu mối cấp phép.

Kể từ khi “lửa” Chính bắt “rơm” Nhàn, sự nghiệp chính trị của Chính sang trang. Tiền của Nhàn và quan hệ của Nguyễn Thị Kim Ngân mở đường cho Chính tiến thân, trở thành thân tín của Nguyễn Tấn Dũng, thần tốc được bổ nhiệm lên cục trưởng hậu cần, thứ trưởng Bộ Công An, về Quảng Ninh, sang trưởng ban tổ chức TW và nhảy tót lên ghế thủ tướng chỉ hơn 10 năm. Chính là một kẻ “thượng đội, hạ đạp” nhân cách tráo trở, gian manh và tham lam, tàn bạo nhưng thủ đoạn thì rất cao tay.

"Tưởng thú" Phạm Minh Chính mua vui cho chị Ngân và phu nhân Nông Đức Mạnh "nhảy sạp." Ảnh do tác giả cung cấp
“Tưởng thú” Phạm Minh Chính mua vui cho chị Ngân và phu nhân Nông Đức Mạnh “nhảy sạp.” Ảnh do tác giả cung cấp

 

Những luồng dư luận về việc “chị Bảy” đóng vai trò “trùm cuối” trong vụ Việt Á nếu nhìn nhận lại sẽ thấy thiếu căn cứ, phần nhiều là “gió Bắc át gió Nam,” “vây Ngụy, cứu Triệu.”

Rõ ràng, trong một bàn tiệc máu hơn 4 vạn người dân vô tội mà bầy kền kền Đỏ tranh nhau chia xé, không có kẻ nào là trong sạch. Nhưng vai trò của từng kẻ, thì khác nhau. Vai trò của ông “tân” Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc hay “nguyên” Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng không phải là nhân tố quyết định dẫn đến những thảm họa và khủng hoảng nhân đạo tồi tệ trong 2 năm dịch bệnh hoành hành. Người trực tiếp chỉ đạo và quyết định việc phong tỏa nghiêm ngặt các thành phố, thần tốc xét nghiệm, khoanh vùng, bắt nhốt F0, F1… vào các khu tập trung không ai khác là Chính. Chính làm điều đó đặc biệt nhiệt thành, quyết liệt vừa để thể hiện sự năng nổ, vừa để ra oai “tân thủ tướng,” và doanh nghiệp sân sau là AIC – Việt Á – Vin… kiếm lời khủng.

Giờ Nhàn bị Bộ Công An phát lệnh truy nã đặc biệt, phải cao chạy xa bay, lánh thân bên xứ người, “lò ông Trọng” đã đốt tới đít, Chính phải “chia lửa” sang bên anh Phúc. Đương nhiên, chị Bảy là người “tuần chay nào cũng có nước mắt,” “ăn trên, ngồi trốc” các dự án khủng từ Nam chí Bắc, cũng dự phần trong đó, kể không có oan. Nhưng nếu nói anh chị Bảy là “trùm cuối” thì cần cân nhắc “nặng nhẹ.”

Câu chuyện về hai nghệ sĩ đảng viên “hấp diêm” và bị đi tù ở xứ người xem ra không có gì liên quan đến câu chuyện thâm cung nơi chính trường xứ CSVN. Nhưng chúng đều có một điểm chung rất rõ, từ chính trị gia cho đến đám xướng ca, văn nghệ sĩ ở xứ này chẳng phải kẻ nào cũng ngày đêm ngợi ca đạo đức “Hồ hố,” công ơn đảng và Bác vĩ đại, nói chuyện đạo lý và văn hóa… đó sao? Chỉ là ở mỗi “vai” thì áo quần, trang phục có khác nhau thôi. Dưới cái lớp xiêm y diêm dúa, những mỹ từ vô hồn kia chỉ là một đám súc sinh ngạ quỉ. Tất cả chúng chẳng phải là từ “đạo đức Hồ hố” mà sinh sôi ra hay sao?

Và chẳng phải “gia tài của Mẹ” hôm nay là một nước Việt buồn, một quốc gia nhược tiểu, hơn 90 triệu kiếp lầm than? Những ca từ ai oán, chua xót, đau đớn như cắt vào tim gan người nghe khiến cho ta như hóa đá, câm lặng tủi hờn…

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một bọn lai căng
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình.
(Trịnh Công Sơn)

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.