Từ dưới mộ, Navalny giáng đòn cuối cùng vào Putin

Bất chấp nguy cơ bị đàn áp, hôm thứ Sáu 1/3/2024, hàng nghìn người Nga đã công khai bày tỏ lòng kính trọng cuối cùng đối với nhà đối lập Navalny tại các thành phố trên khắp nước Nga. Ảnh: Dmitry Lebedev/ Kommersant/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: From the grave, Navalny takes a last jab at Putin,” Eva Hartog & Denis Leven, Politico, 1/3/2024

Người dịch: Phuc Lai GB

Bất chấp nguy cơ bị đàn áp, hàng nghìn người vẫn công khai bày tỏ lòng kính trọng cuối cùng tới nhà lãnh đạo phe đối lập tại các thành phố trên khắp nước Nga.

Đã lâu lắm rồi câu khẩu hiệu “Putin là kẻ giết người” mới vang lên trên đường phố Moscow và chính quyền Nga chắc chắn đã cố gắng ngăn chặn điều đó.

Nhưng cái chết vẫn không dập tắt được khả năng của Alexei Navalny trong việc vượt lên trên Điện Kremlin. Ngay cả khi nằm trong quan tài với khuôn mặt úa tàn, ông vẫn làm được điều mà ở nước Nga ngày nay dường như không thể: thu hút hàng nghìn người xuống đường trong một hành động thách thức tập thể chưa từng thấy kể từ khi Putin phát động cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine từ hai năm trước.

Nếu còn sống, Navalny, một người rất yêu thích sự hài hước sâu cay, có thể sẽ coi việc chuẩn bị cho đám tang của chính mình là bằng chứng cuối cùng cho thấy sự suy thoái đạo đức của Điện Kremlin.

Kể từ thời điểm mẹ của Navalny, Lyudmila, đi đến trại giam phía bắc nằm trong Vòng Bắc Cực, nơi ông đột ngột qua đời vào giữa tháng Hai, bà cho biết chính quyền Nga đã cố gắng đe dọa bà để tổ chức một đám tang không công khai.

Đầu tiên, họ từ chối giao thi thể của Navalny cho bà. Sau đó, các đồng minh của Navalny không tìm được địa điểm đồng ý cho tổ chức tang lễ. Vào thứ Năm [29/2], đột nhiên không thể tìm được xe tang để chở thi hài ông về nhà thờ.

Putin, người đã rất nổi tiếng vì từ chối, không bao giờ gọi Navalny bằng tên, dường như đã quyết định rằng kẻ thù chính trị của ông sẽ biến mất dưới lòng đất trong im lặng. Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ bị đàn áp, vào thứ Sáu [1/3/2024], hàng nghìn người đã công khai bày tỏ lòng kính trọng cuối cùng đối với Navalny tại các thành phố trên khắp nước Nga.

Cả (lý do) cá nhân và chính trị

Moscow tụ tập được đám đông lớn nhất, nơi người già và người trẻ xếp hàng hàng giờ trong giá lạnh ở khu Marino, nơi ở trước đây của Navalny; đầu tiên là bên ngoài một nhà thờ Chính thống Nga để làm lễ, sau đó đến một nghĩa trang gần đó, nơi cuối cùng Navalny sẽ được chôn cất.

Có thể nói, đám đông chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Nhiều người ủng hộ Navalny, bao gồm toàn bộ đội ngũ của ông, đã trốn khỏi Nga và không có lựa chọn nào khác ngoài việc theo dõi các sự kiện từ nước ngoài. Những người khác ở Nga sẽ không thể hoặc quá sợ việc tới tận nơi tham dự.

Buổi phát trực tiếp vào thứ Sáu do nhóm của Navalny tổ chức trên YouTube đã thu hút lượng khán giả ổn định là 250.000 người theo dõi. “Putin nghĩ rằng vấn đề của Navalny sẽ biến mất cùng với cơ thể vật lý của anh ta. Nhưng hắn đã tính toán sai lầm nghiêm trọng,” đồng minh thân cận của Navalny, Maria Pevchikh nói với người xem.

Ngay sau cái chết của Navalny đã chứng kiến ​​một cảm xúc dâng trào, người dân trên khắp nước Nga mang hoa đến đặt tại các tượng đài ghi nhớ cuộc đàn áp chính trị thời Liên Xô. Ảnh: Olga Maltseva/ AFP via Getty Images
Ngay sau cái chết của Navalny đã chứng kiến ​​một cảm xúc dâng trào, người dân trên khắp nước Nga mang hoa đến đặt tại các tượng đài ghi nhớ cuộc đàn áp chính trị thời Liên Xô. Ảnh: Olga Maltseva/ AFP via Getty Images

 

Mặc dù nhóm của Navalny khẳng định đám tang không phải là một cuộc biểu tình phản đối, có lẽ là để giảm thiểu rủi ro cho những người ủng hộ họ, nhưng đối với nhiều người Nga, cái chết của ông vừa mang tính cá nhân vừa mang tính chính trị. Những tiếng hô vang ban đầu: “Navalny!” và “Bạn không sợ và chúng tôi cũng vậy” nhanh chóng chuyển thành: “Nước Nga sẽ được tự do!” Đến chiều, các nhóm lớn cũng hô vang: “Không chiến tranh!”

“Đối với tôi hôm nay là lời nhắc nhở mạnh mẽ nhất có thể, rằng (đời sống) chính trị ở Nga vẫn chưa chết, rằng mọi người không từ bỏ và tiếp tục tin tưởng vào một tương lai không có chế độ độc tài, bất công và chiến tranh,” Roman, một thanh niên 24 tuổi từ nhóm “những người Muscovy” nói với POLITICO và yêu cầu họ của anh được giữ kín vì lý do an toàn.

Trong nhiều năm, bộ máy nhà nước Nga đã cố gắng biến Navalny thành một nhân vật độc hại. Sau khi bị bỏ tù vào đầu năm 2021, toàn bộ mạng lưới của ông bị coi là “tổ chức cực đoan” buộc các đồng minh thân cận của ông phải lưu vong và những người ủng hộ ông phải im lặng.

Động lực cuối cùng

Đáng chú ý, vợ của Navalny, Yulia, người đã cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh của chồng mình, cùng hai con của họ Daria và Zakhar, đã không đến dự đám tang và vẫn ở nước ngoài. Thay vào đó, họ đăng những lời tri ân cảm động trên mạng xã hội.

Với lo ngại về một cuộc đàn áp đang dâng cao trước lễ tang, nhóm nhân quyền Pervy Otdel khuyên những người đưa tang thậm chí không nên mang theo ảnh hoặc hình ảnh của thủ lĩnh phe đối lập – mặc dù không có luật nào của Nga chống lại việc đó.

“Mọi thứ xảy ra trong những năm gần đây xung quanh Alexei Navalny cho thấy rằng khi nói đến người đàn ông này, chính quyền không nói ngôn ngữ của luật pháp mà là ngôn ngữ của đường phố hoặc nhà tù và vũ lực” – Dmitry Zair-Bek, một nhà phân tích luật tại Pervy Otdel, nói với POLITICO.

Nhưng nếu Điện Kremlin hy vọng rằng cái chết của Navalny sẽ thể hiện sự thành công của họ trong việc tiêu diệt mọi phe đối lập, thì thay vào đó, điều đó lại mang lại cho người Nga động lực cuối cùng để thoát khỏi. Ngay sau cái chết của Navalny, một làn sóng cảm xúc dâng trào được thể hiện, người dân khắp nước Nga mang hoa đến các tượng đài về cuộc đàn áp chính trị thời Liên Xô ở các thành phố của họ. Nhà chức trách đã dọn sạch số hoa này và thực hiện hàng trăm vụ bắt giữ.

Thủ đô Moscow đã thu hút đám đông lớn nhất, nơi người già và người trẻ xếp hàng hàng giờ trong giá lạnh ở khu Marino, nơi Navalny sinh sống trước đây. Ảnh: Stringer/AFP via Getty Images
Thủ đô Moscow đã thu hút đám đông lớn nhất, nơi người già và người trẻ xếp hàng hàng giờ trong giá lạnh ở khu Marino, nơi Navalny sinh sống trước đây. Ảnh: Stringer/AFP via Getty Images

 

Hôm thứ Sáu, nhóm nhân quyền OVD-Info đưa tin hơn 60 người đã bị giam giữ tại khoảng 13 thành phố. Nhưng ở Moscow, chính quyền chủ yếu chọn cách không đụng độ. Theo nhà phân tích Abbas Gallyamov, Điện Kremlin dường như đã quyết định tránh các cuộc va chạm công khai ở thủ đô trước cuộc bầu cử tổng thống được dàn dựng chặt chẽ trong hai tuần tới.

Nhà phân tích Abbas Gallyamov nói với POLITICO: “Mọi thứ đang có nguy cơ đi quá xa, với cuộc chiến chống lại một người đã chết và sự thiếu tôn trọng trắng trợn đối với mẹ của Navalny.” Ông nói, các quan chức Điện Kremlin “không muốn trông giống những người theo đạo Satan trước mặt những cử tri bảo thủ của chính họ”. Ông nói thêm, thay vào đó, chiến lược này dường như nhằm mục đích kiềm chế quy mô đám đông vào thứ Sáu và ngăn chặn luồng thông tin.

Trước đám tang, sinh viên và công chức được lệnh không đến dự và một số người đã bị cảnh sát cảnh cáo sơ bộ. Vào chính ngày đó, những người đưa tang đã phải đối mặt với tình trạng Internet trục trặc và cản trở việc tiếp cận nhà thờ và nghĩa trang. Các nhân viên nhà thờ và nghĩa trang vội vã làm thủ tục tang lễ, chỉ cho một số ít cơ hội để nói lời từ biệt trước khi quan tài của ông được chôn xuống đất.

Lời cuối

Nhưng sự đe dọa và kiểm duyệt chỉ có thể đạt được bấy nhiêu (kết quả). Truyền thông đưa tin có thể nghe thấy tiếng học sinh ở một trường học gần nhà thờ hét lên “Navalny” từ cửa sổ. Và một số nhân vật của công chúng cũng tham dự, thu hút thêm sự chú ý, bao gồm Yevgeny Roizman, cựu thị trưởng Yekaterinburg và là người chỉ trích Putin mạnh mẽ, cũng như chính trị gia phản chiến Boris Nadezhdin – người sau này đã gây chú ý toàn cầu sau khi người Nga xếp hàng bên ngoài văn phòng chiến dịch tranh cử của ông để ủng hộ việc ứng cử của ông.

Nadezhdin ngay lập tức bị loại khỏi cuộc đua và chắc chắn Putin sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tháng Ba.

Nhưng hàng dài người xếp hàng ủng hộ Nadezhdin và đám tang của Navalny hôm thứ Sáu đã làm sứt mẻ huyền thoại của Điện Kremlin rằng nhà lãnh đạo Nga và cuộc chiến của ông nhận được sự ủng hộ nhất trí của người Nga. Họ cũng đã truyền cho những người Nga chống Điện Kremlin niềm hy vọng đang rất cần thiết và mang lại cho họ một lối thoát.

Kyrill Martynov, tổng biên tập của Novaya Gazeta Europe, nói với kênh truyền hình Dozhd: “Người dân xếp hàng dài đã trở thành cách mới để người Nga tham gia chính trị.”

Khi được hỏi về đám tang của Navalny hôm thứ Sáu, người phát ngôn Điện Kremlin D. Peskov từ chối bình luận, ngoài việc nhắc nhở người Nga tuân thủ luật biểu tình vốn vẫn cấm mọi hoạt động bất đồng chính kiến trong công chúng một cách hiệu quả.

Vì vậy, chính Navalny là người nói lời cuối cùng.

Khi quan tài của ông được hạ xuống một huyệt mộ mới đào, các nhạc sĩ đã chơi bài “My Way” của Frank Sinatra, sau đó là bài hát cuối cùng của bộ phim yêu thích của ông: “Kẻ hủy diệt 2.”

Nguồn bản dịch: FB Phuc Lai GB

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.