Từ “Linh Mục Dòm” Đến “Giáo Dân Cốt Cán”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy ngày nay, giáo dân giáo xứ Thái Hà truyền tay nhau đọc tờ “Biên bản làm việc” giữa thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh – Đại biểu Quốc hội, Uỷ viên UBND thành phố Hà Nội, Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, Giám đốc công an thành phố Hà Nội – với 11giáo dân được biên bản ghi nhận là “cốt cán”, trong đó có 7/11 giáo dân ký tên vào biên bản.

Về vấn đề này, Báo Công an Nhân dân cuối tuần, số 34, ra ngày 7/9/2008, tại trang 3 đã tiếp tục có những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, thiếu cơ sở nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Bài báo viết: “Sáng 5 tháng 9 năm 2008, khi lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đến giáo xứ Thái Hà gặp mặt, làm việc với linh mục, giáo dân ở đây thì đã có hành vi một số người không hợp tác”. Tuy nhiên, ngay câu sau, tác giả bài báo đã lộ mặt là kẻ vu khống có hạng, khi viết: “Tại buổi làm việc sáng 5/9/2008 đã có 11 người có chức sắc và nhiều giáo dân ở giáo xứ Thái Hà tham dự”. Ngay cả chuyện này thì tác giả bài báo cũng đang cố tình tô vẽ, xuyên tạc.

Chúng tôi đã đến giáo xứ Thái Hà để tìm hiểu thì được biết, ngày 5 tháng 9 năm 2008, không có bất cứ phái đoàn nào là “lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội” đến giáo xứ Thái Hà gặp mặt, làm việc mà chỉ có việc Công an thành phố Hà Nội thuê xe chở 11 giáo dân tới Công an Hà Nội để “gặp mặt và làm việc” với thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc Công an thành phố Hà Nội. Đây là nhóm giáo dân thuộc Ban hành giáo đã bị giải thể từ năm 2002 và kể từ đó thì những giáo dân này luôn đứng ngoài cuộc trong tất cả mọi sinh hoạt của giáo xứ.

Khi đề cập tới việc báo chí cho rằng có “chức sắc” tham gia buổi gặp mặt và làm việc với Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, thì được nhà thờ cung cấp một văn bản, do ông Vũ Công Quảng – Chánh văn phòng Thành uỷ – ký ngày 07/6/ 2001 (xem văn bản). Theo Công văn này thì hai trong số 11 giáo dân có mặt, tự đứng ra tổ chức và dẫn đầu phái đoàn tới gặp Giám đốc Công an Hà Nội, đã từng được Chính quyền Hà Nội “phong chức linh mục” từ năm 2001 (xem văn bản ở cuối trang). Do đó, việc Báo Công an Nhân dân tiếp tục “phong chức” cho họ thì không có gì lạ. Họ có phải là giáo dân “cốt cán” của giáo xứ Thái Hà như “Biên bản làm việc” đã nêu không, thì tự tờ công văn cho thấy tất cả. Họ đã từng được Nhà nước “phong chức linh mục” thì việc Nhà nước tự phong cho họ là “giáo dân cốt cán” chỉ là chuyện bình thường.

Vấn đề là tại sao một vị Đại biểu Quốc hội như thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh lại có thể đứng ra tổ chức một buổi gặp mặt như thế? Tại sao thiếu tướng lại không trực tiếp xuống gặp giáo dân tại nhà thờ Thái Hà như các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà đã đề nghị? Trong tư cách là Đại biểu Quốc hội, thiếu tướng hoàn toàn có quyền tổ chức một buổi gặp mặt như vậy tại nhà thờ Thái Hà. Vậy tại sao đã không làm???

Báo chí, truyền hình không ngừng vu cáo cho các linh mục và giáo dân Thái Hà “không hợp tác và thiếu thiện chí”. Việc UBND thành phố Hà Nội mà đại diện là thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh đã tổ chức một buổi gặp mặt như vậy có thực sự là “hợp tác và thiện chí” không? Việc thuê xe đón rước, việc tự động tổ chức buổi “gặp mặt và làm việc” với một nhóm giáo dân mà không thông qua giáo xứ cũng như các vị linh mục quản xứ, rồi phong cho những giáo dân này là “giáo dân cốt cán, đại diện cho giáo dân Thái Hà” (trích nguyên văn biên bản làm việc), có đúng thủ tục hành chính không hay đây thực sự chỉ là chiêu bài gây chia rẽ nội bộ giữa những người Công giáo hòng đánh lạc hướng dư luận? Những phát biểu của nhóm “giáo dân cốt cán” được chỉ đạo là “mạnh dạn phát biểu ý kiến theo gợi ý của ông Nhanh” (trích nguyên văn Biên bản) có còn là sự công tâm hay chỉ là do ép buộc?

Chúng tôi lấy làm lạ, là tại sao đến giờ này, UBND thành phố Hà Nội, cơ quan có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện liên quan tới vấn đề đất đai lại chưa hề có bất cứ một động thái tích cực nào trong việc giải quyết vụ việc đất đai tại giáo xứ Thái Hà; mà chỉ thấy Công an thành phố Hà Nội – cơ quan chuyên trách về an ninh – tích cực vào cuộc và dùng đủ mọi kế sách kể cả bạo lực để yêu cầu Nhà thờ tuân thủ những những quyết định thiếu cơ sở pháp lý, có tính cách đơn phương áp đặt từ phía UBND thành phố Hà Nội?

Chúng tôi lấy làm lạ là tại sao sau khi Chính quyền đã cung cấp những chứng cớ cho rằng linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký “biên bản Hội nghị bàn giao nhà sang Nhà nước thống nhất quản lý” – nghĩa là Nhà nước khi cung cấp những chứng cứ pháp lý, thì đã đương nhiên đồng ý chấp nhận cùng đối thoại dựa trên những chứng cớ pháp lý – thì lại đã không “thiện chí và hợp tác” cùng nhà thờ giải quyết vấn đề tranh tụng dựa trên những chứng cứ pháp lý đã được đưa ra? Phải chẳng Chính quyền đang đụng phải một vấn đề nan giải đó là những chứng cớ mà chính quyền “đã lỡ đưa ra”, hoàn toàn không có giá trị pháp lý (xem thư phản bác của Nhà thờ Thái Hà do linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ký ngày 27/8/2008, gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, yêu cầu cung cấp những chứng cứ hợp pháp và hợp lệ).

Chúng tôi lấy làm lạ, là tại sao ngay sau ngày nhà thờ Thái Hà gửi thư phản bác tới Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (27/8/2008), thể hiện nguyện vọng và thiện chí được đối thoại với Nhà nước dựa trên những cơ sở pháp lý, thì cũng ngày này, cơ quan Công an quận Đống Đa, dưới sự chỉ đạo của cấp trên, đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can bắt tạm giam một số giáo dân và ngay sau đó đêm 28/8/2008 đã dùng dùi cui điện trấn áp các giáo dân cầu nguyện ôn hoà tại phố Thái Hà? Việc khởi tố vụ án, việc dùng dùi cui điện trấn áp như vậy, có phải là nhà nước muốn dập tắt “ý chí, thiện chí và nguyện vọng” của người giáo dân không? Việc chính quyền chỉ đạo các cơ quan truyền thông “tạo dư luận”, nói xấu, vu khống, mạ lị các chức sắc và giáo dân Thái Hà mà không cho họ được công khai lên tiếng trước công luận, có thực sự là “Nhà nước tỏ rõ thiện chí và hợp tác” với nhà thờ trong việc giải quyết vấn đề đất đai không?

Chúng tôi thiết tưởng rằng vụ việc Thái Hà chỉ có thể giải quyết ổn thoả khi cả hai bên cùng thật sự thiện chí, cùng đối thoại dựa trên những chứng cớ pháp lý, tôn trọng sự thật và lẽ công bằng.

Nếu Nhà nước tiếp tục cách hành xử như đã hành xử trước đây: dùng truyền thông một chiều mạ lị, vu khống, tô vẽ sự kiện, “tự phong chức cho một số giáo dân làm linh mục” và tự coi những giáo dân này là “những giáo dân cốt cán, đại diện cho giáo xứ Thái Hà”, thì không những đã cố tình vi phạm các thủ tục khiếu nại hành chính theo qui định của pháp luật, mà còn làm cho tình hình thêm xấu đi.

Nếu Nhà nước thực tâm muốn đối thoại thì hãy đối thoại với các vị hữu trách trong Dòng Chúa Cứu Thế – cơ quan có đầy đầy đủ tư cách pháp nhân, chứ không nên “dựng lên một vài linh mục” và tự phong cho họ là “những giáo dân cốt cán” để đánh lừa dư luận, gây chia rẽ giáo dân như UBND thành phố Hà Nội đã và đang làm.

Chìa khoá tháo vấn đề đang nằm ở phía Nhà nước. Vấn đề là Nhà nước Việt Nam có thiện chí để đối thoại dựa trên những chứng cứ pháp lý, tôn trọng sự thật và lẽ công bằng hay không?

Phong chức cho một số giáo dân “làm linh mục” và coi họ là cốt cán, là đại diện cho giáo xứ Thái Hà như chính quyền Hà Nội đang làm, sẽ làm cho cánh cửa đối thoại ngày càng thêm hẹp và làm cho khuôn mặt của một Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa mỗi ngày một xấu đi trước bàn dân thiên hạ và trước những người có lương tri, những người luôn mong cho công lý và hoà bình được hiển trị.

Hà Nội, ngày 7 tháng 9 năm 2008

An Dân
Dòng Chúa Cứu Thế

JPEG - 146.3 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”