Từ máy bay không người lái đến Bắc Hàn bay tán loạn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ máy bay không người lái đến Bắc Hàn bay tán loạn

Ngô Quảng

Trong hội nghị cấp Thứ trưởng giữa Nam và Bắc Triều Tiên được tổ chức tại Bàn Môn Điếm vào ngày 14/02/2014, hai bên đã thỏa thuận với nhau một điểm là chấm dứt việc tuyên truyền đả kích lẫn nhau. Phải đến gần một tháng sau, ngày 11/03/2014, Hán Thành và Bình Nhưỡng mới bắt đầu thi hành thỏa thuận này. Dân chúng Nam Hàn và giới quan sát quốc tế mừng rỡ về chỉ dấu tốt này không chỉ cho việc nối lại giao thương giữa hai miền trước khi nói đến chuyện thống nhất đất nước, mà còn cho thấy cách hành xử trưởng thành đầu tiên của chế độ Kim Chính Ân kể từ khi hạ sát ông dượng kiêm cố vấn tối cao Trương Thành Trạch.

Thế nhưng chỉ hai tuần sau, đâu lại vào đấy. Bắc Triều Tiên lại tung ra hàng loạt những lời lẽ phỉ báng như các cuộc chửi bới nơi chợ búa. Mọi sự bắt đầu từ cuộc viếng thăm nước Đức của Tổng Thống Nam Hàn.

Ngày 28 /03/2014, trong chuyến viếng thăm Đức quốc, nữ Tổng thống Hàn quốc Phát Cận Huệ đã tâm tình với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel – một người lớn lên dưới chế độ cộng sản Đông Đức – rằng bà rất đau lòng khi nhìn những hình ảnh mà các ký giả quốc tế bí mật chụp được cảnh tượng đói triền miên và lê lết ngoài đường của trẻ em Bắc Hàn. Vì vậy mà Nam Hàn buộc phải lên chương trình viện trợ nhân đạo và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho Bắc Hàn.

Bình Nhưỡng lập tức xem đây là những lời phỉ báng chế độ cộng sản Bắc Hàn. Và thế là chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi lời phát biểu nêu trên của Tổng thống Phát Cận Huệ được loan đi, báo đài ở Bắc Triều Tiên được lịnh đồng loạt phản pháo bằng những lời lẽ thậm tệ. Họ gọi nữ Tổng thống Nam Hàn là “cóc ngồi đáy giếng”, “con mụ già khó tính”, “nó lèm bèm chuyện gì chẳng ai hiểu cả” …

Trước những lời lẽ đó của Bắc Hàn, chính phủ Nam Hàn không thể im lặng nhưng phản ứng của họ khác hẳn. Các cơ quan ngôn luận của chính phủ không sỉ vả ngược lại nhưng đại diện Nam Hàn chính thức yêu cầu Bắc Triều Tiên phải tuân thủ các ký kết và ngưng ngay những lời lẽ xúc phạm Tổng thống Phát Cận Huệ. Nếu Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thì Nam Hàn buộc phải xét lại chương trình viện trợ.

JPEG - 13.7 kb

Trong lúc cuộc khẩu chiến tái phát thì vào ngày 24/3/2014, dân chúng Nam Hàn phát hiện một chiếc phi cơ “lạ” không người lái cỡ nhỏ rơi trên lãnh thổ nước mình. Rồi ngày 31/3 và 6/4 lại tìm thấy thêm xác hai máy bay không người lái nữa cũng bị rớt trên đất Nam Hàn. Việc phát hiện xác 3 chiếc máy bay này đều do người dân thông báo và sau khi chúng bị rớt xuống đất chứ chính quyền Nam Hàn không hay biết gì khi chúng bay vào. Nói cách khác, loại máy bay nhỏ và bay quá thấp này nằm ngoài khả năng nhận biết của hệ thống radar của quân đội Nam Hàn. Nhưng ngược lại, vì tầm cỡ quá nhỏ nên loại máy bay này không thể đeo theo bom đạn mà chỉ làm chức năng chụp hình, thám thính.

Khi tháo tung các máy bay này ra xem xét, Hán Thành đã có thể khẳng định đây là sản phẩm của Bắc Triều Tiên vì trên máy bay có ghi chữ Hangeul (tiếng Triều Tiên) và loại máy bay này đã được Bắc Hàn đem ra khoe trong cuộc diễn binh ở Bình Nhưỡng hồi tháng 7/2013 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ký kết hiệp định ngưng chiến.

JPEG - 7.3 kb

Chính phủ Nam Hàn cho biết thêm bộ phận Gyrosensor gắn trên máy bay – để đo độ thay đổi hướng bay – là do Bắc Triều Tiên lắp ráp. Các phụ tùng chính của Gyrosensor này đều mang nhãn hiệu Made in Japan. Riêng máy chụp không ảnh gắn trên máy bay cũng là máy chụp hình của hãng Nhật Nikon. Các máy bay này không có thiết bị chuyển hình trực tiếp nên hàng trăm bức không ảnh chụp cảnh thủ đô Hán Thành, dinh Tổng thống, v.v… vẫn nằm nguyên trong xác máy bay.

Chính phủ Nam Hàn thừa nhận rằng hệ thống radar phòng không hiện nay của họ bó tay đối với phi cơ bay ở độ cao 300 mét. Đó là chưa kể sự cản trở của các nhà cao tầng, của các loài chim bay theo đàn, v.v…. Tuy nhiên, vào ngày 7/4/2014, trong buổi họp Hội đồng An ninh Quốc gia, nữ Tổng thống Phát Cận Huệ vẫn khiển trách sự thiếu sót của lực lượng phòng không Hàn quốc. Bà tuyên bố không thể chấp nhận tình trạng máy bay không người lái của Bắc Hàn tung hoành trên không phận Nam Hàn, và ra lệnh phải tìm cách cải tiến hệ thống radar phòng không bằng mọi giá.

Với tình hình như hiện nay chính quyền Nam Hàn sẽ khó thuyết phục được dân chúng ủng hộ chương trình viện trợ hay đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho Bắc Hàn. Nhiều tổ chức, hội đoàn và các dân biểu đã lên tiếng phản đối và kêu gọi chính phủ Phát Cận Huệ không lấy tiền thuế của dân đi cho một chế độ mà lúc nào cũng tuyên bố sẽ nhuộm đỏ Nam Hàn. Thế là người dân Bắc Hàn lại tiếp tục đói và chết đói khắp nơi.

Thật ra, nạn đói chết người hàng năm là hiện tượng không thể chối cãi vì chính nhà nước Bắc Hàn suốt từ thời Kim Chính Nhật (bố của Kim Chính Ân) đã phải xin viện trợ lương thực từ Liên Hiệp Quốc và nhiều nước khác. Các phim ảnh ghi lại cảnh đói khát của trẻ em Bắc Hàn hiện nay cũng không thể chối cãi và đã lan truyền khắp mạng Internet. Lời tâm sự của bà Phát Cận Huệ tại Đức không phải là điều mới lại hay sai sự thật. Chính vì vậy mà phản ứng của Kim Chính Ân được giới bình luận xem là quá “con nít”.

Tiếp theo đó, việc phóng vài ba chiếc máy bay không người lái theo kiểu “một đi không trở lại”, nghĩa là cố tình cho bay sâu tối đa vào đất địch tới khi hết nhiên liệu và rớt xuống đất Nam Hàn, hoàn toàn chỉ mang tính hù dọa người yếu bóng vía. Đối với ngành kỹ thuật điện tử quá cao của Nam Hàn thì thủ thuật này, theo giới phân tích thời sự, lại “càng con nít hơn nữa”.

Nhưng thật không may cho dân Bắc Hàn, cậu con nít đó lại là ông vua mà chế độ cộng sản Bắc Hàn vừa đưa lên ngôi theo thể thức “cha truyền con nối”. Với những trò chơi ngày càng quái dị nhưng chết người của cậu Ân (có người gọi là cậu “Ủn”), người ta càng không hiểu nổi làm sao mà người đại diện cộng sản Việt Nam, Đại sứ Lê Quảng Ba, lại có thể chính thức lên báo đài vừa khen ngợi “thành tựu vĩ đại” tại Bắc Hàn, vừa ước mong Việt Nam sẽ có ngày được như vậy.

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.