Từ ông Morrison đến ông Cờ Lờ Mờ Vờ

Thủ Tướng Úc Scott Morrison (trái) và người đồng cấp ở Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày hôm nay ở xứ Úc này xảy ra một lúc 3 chuyện vừa thương cảm, vừa tội nghiệp vừa tức cười!

Thương cảm là vì vụ cháy rừng ở tiểu bang New South Wales vẫn tiếp tục cháy, cháy đã mấy tuần nay, và vẫn còn tiếp tục cháy, và cháy dữ dội, và đã khiến cho 2 nhân viên cứu hoả thiện nguyện tử nạn. Điều mà nhiều người ở xa không biết, và có lẽ là không tưởng tượng nổi, là trong lực lượng cứu hoả tại tiểu bang này, ngoài các nhân viên cứu hoả chuyên nghiệp, có tới 72.491 nhân viên cứu hoả thiện nguyện. Chuyện thương tâm đã xảy ra, nước Úc ngày hôm nay treo cờ rủ để cảm ơn và tưởng nhớ đến 2 người đã hy sinh vì tha nhân.

Tội nghiệp là tội nghiệp cho ông Thủ Tướng Úc, Scott Morrison. Tai nạn nói trên xảy ra đúng lúc ông Morrison rời nhà cùng vợ con đi nghỉ phép. Đây là những ngày nghỉ mà gia đình ông Morrison đã lên chương trình từ lâu. Thế là truyền thông, mạng xã hội, báo chí, đối thủ chính trị,… thi nhau nhào vào chê trách, xỉ vả ông Morrison, cho rằng trong lúc có người chết như thế mà Thủ Tướng đi nghỉ thì … không phải cách!

Mặc dầu cũng có nhiều người mạnh dạn lên tiếng giải thích và biện hộ cho ông Morrison, nào là ngày nghỉ đã tính từ trước, nào là ông ấy làm việc quần quật suốt năm tháng (mà quả đúng như vậy vì chẳng có ngày nào mà người ta không thấy ông Morrison xuất hiện trên truyền hình để giải đáp những thắc mắc, khiếu nại của dân chúng) thì cũng phải được phép nghỉ chứ.

Nhưng muốn nói gì thì nói, dân đã không bằng lòng thì không xong. Thế là ông Morrison phải cắt ngắn ngày nghỉ và lên tiếng xin lỗi, xin lỗi những ai đã phiền lòng.

Dân chủ nó khổ thế đấy, chả trách lãnh đạo xứ ta rất ghét dân chủ!

Thương tâm và tội nghiệp là như thế nhưng vẫn cảm thấy buồn cười (mếu máo) khi “trông người lại nghĩ đến ta”.

Buồn cười vì không hiểu vì sao những người như ông Morrison lại chọn con đường làm Thủ Tướng để làm gì. Lương thì cũng chẳng thấm vào đâu so với những đại gia suốt đời chọn con đường làm giàu, có trong tay bạc tỉ đô, sống phè phỡn, cả đời xài không hết tiền, kẻ hầu người hạ như vua chúa, chẳng bao giờ bị ai moi móc mắng mỏ như ông Morrison.

Buồn cười vì những người như ông Cờ Lờ Mờ Vờ nhà mình, đi không đi thẳng, nói không ra hơi, bụng không có chữ, đầu không có ý, cả đời làm Thủ Tướng không đối đáp với dân lần nào, chỉ huênh hoang độc thoại như thằng khùng. Đi họp với thế giới thì ngủ gật. Đi nghe nhạc thính phòng thì như vịt nghe sấm, lôi quạt ra quạt phành phạch đến xấu hổ. Vậy mà tiền rừng bạc biển trong tay, chỉ quanh năm suốt tháng ngửa bụng mà hưởng.

Người như Ngài, nước ta xúc đổ đi không hết.

Thương dân Úc thì thương, tội nghiệp ông Morrison thì vẫn tội nghiệp, nhưng nghĩ lại thì thấy dân Úc còn may mắn gấp vạn lần dân và nước mình!

Đỗ Đăng Liêu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.