Tự Trị Đại Học

Quang cảnh lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường Đại Học Kinh Tế hôm 29/7/2022 tại Hà Nội. Ảnh: Báo Người Lao Động
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo báo Tuổi Trẻ , ngày 29 tháng Bảy vừa qua, Trường Đại Học Kinh Tế (thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội) đã tổ chức một buổi lễ trao bằng cho sinh viên tốt nghiệp năm 2022 cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Đây có thể coi như một hoạt động bình thường của một trường đại học, nếu sau đó những hình ảnh của buổi lễ chia sẻ trên mạng xã hội không nhận được nhiều phê phán tiêu cực chung quanh cách ăn mặc của hiệu trưởng trường mà nhiều người coi là “lố lăng, dị hợm, không giống ai.”

Trên thế giới hiện nay, quyền tự trị đại học được đề cao trong các lãnh vực tài chánh, tổ chức và giảng dạy, và phần lớn ở Tây Phương là đại học tư. Tuy nhiên ở Việt Nam, các ngành đại học quốc gia còn phụ thuộc nặng nề vào nhà nước, do đó tự trị đại học chưa được chấp nhận rộng rãi đúng mức trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Để bắt kịp đà tiến triển của thế giới, phải có một quan điểm rộng rãi trong vấn đề này. Thứ nhất, việc trường Đại Học Kinh Tế tổ chức lễ tốt nghiệp như thế nào là thuộc quyền tự trị đại học rất phổ biến, dù ở Việt Nam nó chưa được nhà nước thừa nhận. Trường này không làm gì vi phạm về chủ trương hay chính sách giáo dục trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam. Họ chọn màu áo, chọn cách trang trí buổi lễ, chọn cách phát văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên nhà trường, phải được coi là quyền của tập thể lãnh đạo của Đại Học Kinh Tế. Mặt khác cũng chính tập thể lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm trước công luận đối với cách tổ chức thực hiện của họ.

Thứ hai, nếu những hình thức tổ chức nào bị dư luận lên án hay chỉ trích thì cứ để cho ban lãnh đạo nhà trường Đại Học Kinh Tế tiếp thu. Họ có bổn phận phải giải thích hay sửa chữa trong tương lai nếu nhận thấy những phê phán ấy là phù hợp và nằm trong ý hướng muốn mở rộng quyền tự chủ đại học trong nước. Xã hội Việt Nam và nền giáo dục muốn phát triển và thay đổi cho phù hợp với trào lưu thế giới, chính là phải mở rộng và củng cố hơn nữa quyền tự trị, tự quản lý của nhà trường đại học và chấp nhận mọi sự phê phán để sửa đổi trong tinh thần trách nhiệm.

Thứ ba, trước sự kiện một số người đăng hình và lên tiếng phê phán vụ Đại Học Kinh Tế làm lễ tốt nghiệp thì 3 ngày sau, ban lãnh đạo Đại Học Hà Nội (cơ quan đứng trên Đại Học Kinh Tế) gởi công văn đến hiệu trưởng trường này chỉ thị phải báo cáo tình hình bằng văn thư. Đồng thời còn yêu cầu hiệu trưởng phải rà soát và điều chỉnh lễ phục, trang phục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp sau này. Đây là một mệnh lệnh hoàn toàn đi ngược lại quyền tự trị đại học của các trường, nơi có nhu cầu mở rộng sự sáng tạo và sáng kiến.

Việc Đại Học Hà Nội buộc phải làm báo cáo không khác gì họ đang sinh hoạt trong một đảng chính trị, khi cấp trên cảm thấy có gì đó không hài lòng thì đòi cấp dưới báo cáo. Đôi khi họ còn chỉ thị phải sửa sai này nọ, trong khi thực sự họ hoàn toàn không biết cấp dưới làm gì sai, sai cái gì và dư luận xã hội phê phán điều gì.

Tóm lại, phản ứng của Đại Học Quốc Gia (Hà Nội) là phản ứng của một thế lực quen thói độc tài, với não trạng lãnh đạo một chiều, con đẻ của hệ thống chuyên quyền chỉ thấy trong các chế độ độc tài cộng sản còn sót lại.

Một xã hội muốn phát triển hài hòa, dân chủ cần chấm dứt lề lối quản trị mệnh lệnh; trong trường hợp này hãy để cho Đại Học Kinh Tế đứng ra tự giải quyết lấy những sự lên tiếng, chỉ trích hay phê phán của dư luận một cách minh bạch trong tinh thần trách nhiệm.

Đó là con đường tất yếu để kiến tạo một xã hội Việt Nam nhân bản, cởi mở và biết tôn trọng ý kiến đa chiều.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.