Tướng hàng đầu của Nga bị bắt vì liên quan đến cuộc nổi dậy Wagner

Tướng Surovikin (phải) và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerassimov. Ảnh: Defense Express
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai tướng hàng đầu của Nga đã biệt tăm kể từ cuộc nổi dậy của lực lượng đánh thuê Wagner do thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin cầm đầu ngày 24/6 vừa qua. Một người thì có tin đồn đã bị bắt, người kia mất dạng.

Reuters ngày 28/6 cho biết cả hai ông Valery Gerasimov và Sergei Surovikin đã không thấy xuất hiện trước công chúng hoặc trên truyền hình nhà nước kể từ khi cuộc nổi loạn nửa chừng của Prigozhin xảy ra. Điều oái oăm là một người thì bị tình nghi là tiếp tay với quân nổi dậy, người kia là mục tiêu chống đối của quân nổi dậy.

Theo một số nhà phân tích quân sự phương Tây, Gerasimov, 67 tuổi, là tướng chỉ huy cuộc chiến của Nga ở Ukraine, và là người nắm giữ một trong ba “chiếc cặp hạt nhân” của Nga. Tên của ông ta cũng không được nhắc đến trong một thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng kể từ ngày 9 tháng 6.

Trong khi đó, hai nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga nói với The Moscow Times rằng Sergei Surovikin đã bị bắt.

Tướng Surovikin đã người đã mau mắn lên tiếng ủng hộ Vladimir Putin trong một đoạn video trên Telegram khi lực lượng lính đánh thuê Wagner của Prigozhin kéo về Moscow đe dọa chế độ vững như bàn thạch của Putin trong suốt 23 năm qua. Surovikin cũng kêu gọi ông chủ Wagner – có biệt hiệu “Đầu bếp Putin”, người đã nhanh chóng trở thành thủ lãnh của lực lượng sát thủ Wagner – hãy mau chóng ngưng cuộc nổi dậy. Nhưng điều đó vẫn không giúp ông ta thoát sự nghi ngờ.

“Rõ ràng là ông ta [Surovikin] đã chọn phe [của Prigozhin trong cuộc nổi loạn] và họ đã tóm được ông ta,” một nguồn tin nói với The Moscow Times. Nguồn tin từ chối tiết lộ hiện ông Surovikin đang ở đâu.

Tin đồn về vụ bắt giữ Surovikin đã lan truyền trên Telegram nhưng Nga chưa xác nhận điều này. Các kênh Telegram cho rằng ông ta bị bắt vào ngày 25 tháng 6, một ngày sau khi cuộc nổi loạn diễn ra.

Sergei Surovikin, từng chỉ huy mặt trận xâm lược của Nga tại Ukraine vào tháng 10/2022, đã bị Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu giáng chức xuống cấp phó vào tháng 1/2023, thay thế bởi người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Nga là Valery Gerasimov. Surovikin đã mang mối hận bị giáng chức với Shoigu và Gerasimov.

Ba giới chức Mỹ, phát biểu với điều kiện giấu tên, nói với tờ New York Times rằng Surovikin đã biết về kế hoạch của Prigozhin trước khi ông này tiến hành cuộc nổi dậy và đã chiếm được một thành phố chiến lược của Nga mà không gặp cản trở quân sự nào. Nhưng tình báo phương Tây không biết chắc chắn liệu Surovikin có giúp đỡ cuộc nổi dậy hay không.

Tin đồn cho biết Prigozhin có hai âm mưu để bắt cóc Shoigu và Gerasimov. Một là, theo tờ Wall Street Journal hôm thứ Tư (28/6) trích dẫn các giới chức Hoa Kỳ cho biết, bắt cóc hai lãnh đạo quân đội khi họ đến thăm Rostov-on-Don, gần Ukraine. Nhưng kế hoạch này bị rò rỉ và cơ quan an ninh của Nga – FSB – biết được âm mưu bắt cóc hai ngày trước khi chuyến thăm diễn ra, nên đã lùi lại lịch trình viếng thăm.

Vì vậy kế hoạch thứ hai đầy rủi ro mang tính tự sát là vượt một đoạn đường dài 650 dặm tới Moscow, nơi có thể sẽ có sự kháng cự mạnh mẽ, đã được thực hiện khá ngoạn mục. Đó là cuộc nổi dậy ngày 24/6. Lực lượng Wagner đã xông vào các địa điểm quân sự quan trọng ở Rostov-on-Don và chiếm thị trấn mà “không tốn một viên đạn” theo lời của Prigozhin, rồi tiến tới thủ đô trong thời gian kỷ lục. Khi còn cách  Moscow khoảng 124 dặm (200 km), Prigozhin đột ngột ra lệnh rút lui về căn cứ. Cả thế giới đã bàng hoàng sửng sốt và hồi hộp theo dõi diễn biến tại Nga qua những tin tức mà Prigozhin và truyền thông các nước tiết lộ.

Prigozhin ngưng cuộc nổi dậy sau khi đạt được thỏa thuận với Putin, cam kết sẽ không truy xét pháp lý ông ta và toàn bộ lực lượng Wagner. Họ cũng được quyền sang tị nạn tại nước láng giềng Belarus. Riêng những người lính đánh thuê có thể chọn đi theo chủ soái hoặc ở lại Nga, hoặc muốn tiếp tục chiến đấu tại chiến trường Ukraine thì phải ghi danh với quân đội Nga.

Tờ New York Times đưa tin hôm thứ Ba (27/6) rằng Surovikin đã giúp Prigozhin  lên kế hoạch nổi loạn. Nhưng khi mọi thứ bắt đầu, Surovikin đã không làm gì khác ngoài việc kêu gọi các chiến binh của lực lượng dân quân tư nhân Wagner từ bỏ việc phản đối giới lãnh đạo quân sự và quay trở lại căn cứ của họ. Theo the Times, Prigozhin hy vọng quân đội chính quy của Nga sẽ đứng lên cùng với ông ta vì lòng căm thù lan rộng đối với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov.

Surovikin, được truyền thông Nga đặt biệt danh là “Tướng quân Armageddon” vì nổi tiếng tàn nhẫn, là một cựu chiến binh trong các cuộc chiến ở Chechnya và Syria, người từng được Tổng thống Vladimir Putin tặng huân chương.

Vào tháng 10/2022, Surovikin được giao phụ trách chiến dịch quân sự ở Ukraine nhưng đã bị chuyển sang cấp phó vào đầu năm nay sau những bế tắc của Nga trong cuộc xâm lược.

Prigozhin, đồng minh một thời của Putin, trong những tháng gần đây đã thể hiện mối thù ngày càng gay gắt với Moscow, bao gồm cả việc công khai nói rằng quân đội của ông không được Bộ Quốc phòng Nga cung cấp đủ vũ khí.

Các giới chức Hoa Kỳ và các quan chức phương Tây cho biết Prigozhin đã dự trữ vũ khí, đạn dược trước âm mưu nổi loạn và tin rằng lực lượng của ông ta đã có đủ vũ khí. Một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên cho biết Prigozhin cuối cùng đã tính toán sai khi tin rằng lòng trung thành của ông ta với Putin, sự hữu ích đối với Điện Kremlin và được sự ủng hộ của các quan chức quân đội Nga sẽ đủ để bảo vệ ông ta khỏi những hậu quả.

Putin ban đầu thề sẽ dập tắt cuộc nổi loạn, nhưng chỉ vài giờ sau, một thỏa thuận đã được ký kết để cho phép Prigozhin và chiến binh của ông ta đến Belarus, hứa hẹn không truy cứu tội phạm với họ. Nhưng đến sáng thứ Hai (26/6), Putin lại đổi giọng trong một bài phát biểu ngắn đầy cay độc, thề sẽ đưa những kẻ tổ chức cuộc nổi dậy “ra trước công lý”, nhưng không nói đến tên của thủ lãnh Prigozhin và gọi quân của Wagner là “những người yêu nước”, những người sẽ được phép gia nhập quân đội, hoặc đến Belarus sống, hoặc trở về nhà.

Riêng Prigozhin cũng đưa ra một tuyên bố sáng thứ Hai 26/6 trong một đoạn băng dài 11 phút trên Telegram rằng cuộc nổi dậy diễn ra trong thời gian ngắn, và là một “cuộc “diễn hành cho công lý” để phản đối kế hoạch của chính phủ nhằm kiểm soát trực tiếp đội quân tư nhân Wagner của ông ta, đồng thời phản đối về những sai lầm của các quan chức quốc phòng trong cuộc chiến với Ukraine và lên án cả cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin. Nhưng nhấn mạnh rằng Wagner luôn luôn và chỉ hành động vì lợi ích của Nga và đã chấm dứt cuộc nổi dậy để ngăn “đổ máu của những người lính Nga”, đồng thời nói thêm rằng một số thường dân Nga thất vọng vì cuộc tiến quân đã dừng lại.

Dù cuộc nổi dậy của Prigozhin thất bại, nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào uy tín tưởng không thể lay chuyển của Putin. Mary Kate Schneider, giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại Đại học Loyola Maryland, nói với USA Today rằng ngay cả khi thất bại, âm mưu đảo chính của Prigozhin tạo thành thách thức lớn nhất đối với chính quyền của Putin trong triều đại 23 năm của ông ta. Prigozhin đã làm lộ ra “những vết nứt trên áo giáp của Putin” và những kẻ chống đối khác sẽ khai thác, bà nói. Sự tiếp đón Prigozhin nồng nhiệt của người dân trong cuộc tiến quân ngắn ngủi tiến về thủ đô của ông ta có thể khích lệ thêm những người chống Putin. Bà Schneider cho rằng: “Việc Prigozhin và binh lính của ông ta không đến được Moscow không thành vấn đề. Điều quan trọng là Putin đã phải chớp mắt.”

Zev Faintuch, nhà phân tích tình báo cấp cao tại Global Guardian – một công ty an ninh quốc tế có trụ sở tại Ukraine – cho biết: “Triều đại độc quyền về bạo lực của Putin ở Nga đã chấm dứt”. Faintuch cho rằng quyền lực của Putin bắt nguồn từ khả năng kiểm soát được “những tên trùm dưới quyền.”

“Điều rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến hành động cuối cùng của triều đại Putin, và thậm chí có thể là của nhà nước Nga hiện đại,” Faintuch nói với USA Today. “Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để dự đoán sự sụp đổ sắp xảy ra của Putin.”

Rybar, một kênh có ảnh hưởng trên ứng dụng nhắn tin Telegram do một cựu nhân viên báo chí của Bộ Quốc phòng Nga điều hành, cho biết một cuộc thanh trừng đang được tiến hành. Rybar nói: “Cuộc nổi dậy vũ trang của công ty quân sự tư nhân Wagner đã trở thành cái cớ cho một cuộc thanh trừng lớn trong hàng ngũ Lực lượng Vũ trang Nga.

Một động thái như vậy, nếu được xác nhận, có thể thay đổi cách Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine – mà nước này gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” – và gây xáo trộn trong hàng ngũ Nga vào thời điểm Moscow đang cố gắng ngăn chặn một cuộc phản công của Ukraine.

Tổng hợp

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.